FRR – Bảo Vệ Node (Node Protection)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mpls trafic engineering (Trang 36 - 39)

Chương IV– CHUYỂN TIẾP LƯU LƯỢNG VÀO MPLS TE TUNNEL

5.3. FRR – Bảo Vệ Node (Node Protection)

Với định tuyến nhanh trong bảo vệ node thì nó có thể bảo vệ toàn bộ liên kết của node đó. Nguyên lý hoạt động của bảo vệ Node khá giống với bảo vệ liên kết. Nó sẽ tạo một đường dự phòng chặng kế kế tiếp (NNHOP) kết nối từ router PLR đến router nằm sau router được bảo vệ. Khi chúng ta cấu hình với câu lệnh tunnel mpls traffic-eng fast-reoute node-protect

trên headend của tuyến thì headend này sẽ bật lên cờ 0x10 nằm trong bản tin PATH, để chỉ thị rằng nó muốn bật Node bảo vệ.

Chuyên ĐỀ MPLS Chương V. Tái định tuyến nhanh

Có 2 vấn đề làm cho việc bảo vệ node phức tạp hơn bảo vệ liên kết. Ban đầu khi sử dụng đường hầm dự phòng, các gói không đến NHOP LSR (berlin) nữa mà đến NNHOP LSR (Rome), vì vậy PLR phải học lại nhãn để gói tin đến NNHOP LSR (Rome) giống với gói tin mà (berlin) đã có trước đó. Để giải quyết vấn đề này , thì nhãn đến NNHOP LSR được gán trong trường subobject của RRO object trong bản tin RESV gửi từ NNHOP LSR đến PLR. Khi sử dụng đường dự phòng, các gói tin đến PLR này thi nó sẽ đổi nhãn đến bằng nhãn của đường dự phòng NNHOP.

Vấn đề tiếp theo là đường dự phòng không đi qua node được bảo vệ, mặc dù thông tin ERO trong bản tin PATH vẫn giữ địa chỉ của node đó. Vì vậy để đường dự phòng tránh đi qua node được bảo vệ đó thì cần chỉ định router ID của node cần loại bỏ trong tuyến tường minh.

Ngoài ra PLR vẫn cần phải gửi bản tin PATH đến các router thuộc đường hầm NNHOP để duy trì hoạt động.

Ví dụ: Một TE-LSP Tunnel1 đi từ router (paris) đến router (Sydney) theo tuyến Paris, brussels, berlin, rome, sydney. Đường dự phòng NNHOP đi từ router (Brussels) (PLR) qua router (Frankfurt) tới router (rome) MP). Đường hầm dự phòng sẽ không đi qua router được bảo vệ là router (berlin).

Chuyên ĐỀ MPLS Chương V. Tái định tuyến nhanh

Các gói tin có nhãn 33 đi từ Paris, brussels, tại brussele sẽ đổi nhãn thành 30 và chuyển tiếp tới router (berlin), tại router (berlin) tiếp tục đổi nhãn và chuyển tiếp tới router tại (Rome),sau đó nó gỡ nhãn vả chuyển gói tin IP tới Router tại (sydney)

Khi Router tại (berlin) bị sự cố thì nó sẽ chuyển qua sử dụng đường dự phòng NNHOP.Các gói tin từ Paris chuyển sang sẽ được router tại (brussel) đổi nhãn đến NNHOP (Rome) là nhãn 31 mà nhãn này được được báo hiệu trong bản tin RESV. Sau đó router tại (brussel) sẽ chồng tiếp thêm một nhãn 17 tới router tại (frankfut). Tại router (frankfult) khi nhận các gói tin từ router(brussel) sẽ gỡ nhãn và chuyển tiếp gói tin tới router(rome). Như vậy gói tin tới router tại (rome) đều mang nhãn 31 trong cả 2 trường hợp trước và sau khi sử dụng NNHOP backup tunnel

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về mpls trafic engineering (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w