Các giải pháp phòng chống đuối nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 30 - 36)

Có rất nhiều các giải pháp về phịng chống đuối nước được đưa ra, từ việc thay đổi mơi trường chính sách, mơi trường thiên nhiên, hỗ trợ gia đình và nâng cao kỹ năng an toàn với nước của trẻ. Các tiếp cận sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo đây.

1.3.1. Kiểm soát việc tiếp cận với nguồn nước

Tại Mỹ đã chứng minh được tỷ lệ phòng chống đuối nước từ 50 – 90% trường hợp đuối nước xảy ra nếu làm hàng rào 4 mặt xung quanh bể bơi. Gắn các thiết bị báo động khi có người rơi xuống nước tại các bể bơi, hồ, ao cũng đem lại hiệu quả cao trong cơng tác phịng chống đuối nước (33). Chiến lược phòng chống quan trọng là xây dựng hàng rào hồ bơi giúp giảm nguy cơ đuối nước tại hồ bơi (OR = 0,27; 95% CI (0,16 - 0,47). Việc lắp đặt hàng rào 4 mặt cô lập hồ bơi đã được chứng minh rằng giảm nguy cơ đuối nước trẻ em (70). Một nghiên cứu tại Úc cho thấy trên 50% trường hợp đuối nước trẻ em là do các hồ khơng có hàng rào bảo vệ (71). Tương tự, nghiên cứu ở Bangladesh đã đề xuất can thiệp giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước là lắp đặt hàng rào và lấp đầy các mương không sử dụng, các hố nước xung quanh nhà nhằm góp phần phịng chống đuối nước (51). Tại Trung Quốc, xây dựng mơ hình can thiệp phòng chống đuối nước bằng cách loại bỏ việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như sông, ao, hồ là cần thiết và đã chứng minh được hiệu quả giảm tỷ lệ đuối nước ở trẻ (33).

Tại Việt Nam, một số giải pháp phòng chống đuối nước trẻ em được đề xuất bằng cách cải tạo môi trường như: Làm rào chắn các vùng nước mở nguy hiểm; Sử dụng nắp đậy miệng giếng, chum vại chắc chắn; Lắp đặt đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm ở khu vực nước nguy hiểm để phòng chống đuối nước trẻ em. Các nghiên cứu can thiệp thử nghiệm này đã mang lại một số hiệu quả nhất định (72).

1.3.2. Tổ chức địa điểm trông giữ trẻ

Chương trình chăm sóc trẻ có giám sát được triển khai ở nhiều khu vực nông thôn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình trên Thế giới đã chứng minh được hiệu quả. Chương trình Balwadis tại miền Nam Ấn Độ là một chương trình do người dân địa phương tự thành lập và vận hành, nó đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong việc giám sát phòng chống đuối nước ở trẻ em (73). Mơ hình nhà trơng trẻ dựa vào cộng đồng Cresche tại Bangladesh cũng là một chương trình rất thành cơng

khi thiết lập được những cơ sở trông trẻ. Tại các cơ sở này người trông trẻ được đào tạo về kỹ năng an toàn và giám sát trẻ. Các trẻ em được trông từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều (khoảng thời gian xảy ra đuối nước nhiều nhất). Tại các địa điểm trông trẻ này các em được giám sát và có thêm các hoạt động phát triển thể chất và nhận thức an toàn, cũng như các vấn đề vệ sinh khác. Chương trình này đã chứng minh được hiệu quả rất tốt trong phòng chống đuối nước tại Bangladesh (74).

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Môi trường Y tế, giai đoạn 2011- 2015 thực hiện kế hoạch phịng chống tai nạn thương tích, mơ hình an tồn đã được xây dựng đạt tiêu chí cộng đồng an tồn, cả nước có 201 xã/phường đạt tiêu chuẩn cộng đồng an tồn, trong đó có 112 cộng đồng an toàn đạt tiêu chuẩn Việt Nam và 10 cộng đồng an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cộng đồng an tồn đã góp phần tích cực tạo ra mơi trường sống an tồn cho trẻ em, đặc biệt đã hạn chế được tình trạng trẻ em bị đuối nước. Đây là một giải pháp tích cực mang lại hiệu quả, cần tiếp tục được duy trì trong thời gian tới (75). Tại Đồng Tháp, nghiên cứu đề ra giải pháp hoạt động can thiệp phòng chống đuối nước hiện có như nhà trơng giữ trẻ, lồng tập bơi tại các khúc sông, các điểm chốt cấp cứu đã được các ban ngành đồn thể tham gia truyền thơng vận động góp phần hạn chế đuối nước trẻ em trong mùa lũ (6).

1.3.3. Tăng cường khả năng cứu hộ và sử dụng thiết bị nổi

Nghiên cứu tổng quan hệ thống của tác giả Peden A.E và cộng sự vào năm 2018 về các yếu tố cá nhân, xã hội, môi trường liên quan tới việc mặc áo phao trong chiến lược phòng chống đuối nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ sử dụng áo phao bao gồm tuổi (chủ yếu là trẻ em), giới tính (chủ yếu là nữ), loại thuyền (khơng có động cơ), kích thước thuyền (thuyền nhỏ). Các yếu tố không liên quan hoặc không phù hợp với việc sử dụng áo phao bao gồm trình độ học vấn, thu nhập gia đình, dân tộc, khả năng chèo thuyền, loại dòng chảy, điều kiện thời tiết và nước. Các yếu tố liên quan đến giảm tỷ lệ sử dụng áo phao bao gồm người lớn, nam giới, không thoải mái và khả năng bơi lội. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ ra các yếu tố liên quan đến việc sử dụng hay khơng sử dụng áo phao. Vì vậy, tác giả có đề xuất nghiên cứu sâu về đánh giá can thiệp để tăng tỷ lệ sử dụng áo

phao, làm cơ sở hỗ trợ can thiệp phòng chống đuối nước trong thời gian tới (55). Một nghiên cứu tại tỉnh Quảng Tây, đuối nước ở trẻ em từ 1 – 14 tuổi ở các khu vực nông thôn là do nhiều yếu tố gây ra, việc giám sát, giáo dục an tồn và dạy bơi cho trẻ cần có chương trình can thiệp và kiểm sốt về đuối nước (76). Dự án có qui mơ lớn như PRECISE (Bangladesh), An tồn Đà Nẵng của Việt Nam, Bangkok-Thái Lan đã đưa ra một mơ hình can thiệp có hiệu quả được chứng minh dạy trẻ tập bơi để phòng chống đuối nước. Với trẻ > 10 tuổi được cung cấp kỹ năng cứu đuối và hô hấp nhân tạo-hồi sức tim phổi (CPR) (72).

1.3.4. Nâng cao nhận thức của người chăm sóc trẻ

Nghiên cứu tại Mỹ về xác định một can thiệp tiếp thị xã hội đến cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của họ về an toàn nước đối với trẻ em, với phương pháp nghiên cứu thử nghiệm đánh giá sự can thiệp. Những người tham gia nghiên cứu bao gồm các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ đã ghi danh cho trẻ tham gia khóa học bơi sinh tồn. Kết quả cho thấy kiến thức của những người tham gia nghiên cứu có thay đổi đáng kể. Ngoài ra, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều lên kế hoạch cho trẻ em học bơi. Nghiên cứu này cung cấp cho học viên các chiến lược khả thi (thơng điệp phịng ngừa) để bổ sung cho các bài học bơi, với mục tiêu là phòng ngừa đuối nước ở trẻ em có nguy cơ (77). Nghiên cứu can thiệp tại Úc với 10.186 trẻ em dưới 14 tuổi và 6.930 cha mẹ hoặc người chăm sóc. Nghiên cứu nhằm nâng cao mức độ giám sát của cha mẹ tại các bể bơi công cộng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện trong việc giám sát của cha mẹ tại các địa điểm can thiệp, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 – 10 tuổi. Chương trình chứng minh có hiệu quả khi tăng cường nhận thức và sự giám sát của cha mẹ trong phòng chống đuối nước cho trẻ (78). Một nghiên cứu định tính sử dụng thuyết hành vi để phát triển một video phục vụ cộng đồng nhằm ngăn ngừa đuối nước trẻ em ở Úc của Denehy M và cộng sự 2017. Với nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phân tích các nhóm tập trung. Đối tượng tham gia là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, có 7 nhóm tập trung (n=56) với 8 người mỗi nhóm. Những người tham gia cho rằng dịch vụ cộng đồng truyền đạt thơng điệp phịng chống đuối nước cho trẻ em ở những vùng nước nông và nhiều mối nguy hiểm khác nhau như trong nhà và ngoài

nhà. Các yếu tố ảnh hưởng đuối nước như tuổi của trẻ, sự có mặt của người thân, quản lý việc tiếp xúc với nước và vai trò của người giám sát là yếu tố quan trọng trong phòng chống đuối nước. Các phát hiện của nghiên cứu này cung cấp thơng điệp tích cực có giá trị, sử dụng chúng trong chiến dịch truyền thông và cũng là một phần của can thiệp y tế nhằm ngăn ngừa đuối nước cho trẻ (79). Tại Bangladesh, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ tử vong do đuối nước là tăng kiến thức của bà mẹ, người chăm sóc trẻ về nguy cơ đuối nước (51).

1.3.5. Dạy bơi cho trẻ

Dạy bơi cho trẻ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống đuối nước, từ kinh nghiệm của các nước trên Thế giới. Tại Mỹ, có 54% đối tượng nghiên cứu cho rằng dạy bơi cho trẻ sẽ hạn chế được đuối nước, dạy bơi càng sớm càng tốt ngay khi trẻ chưa đến tuổi đi học. Tại Mỹ, nghiên cứu bệnh chứng đã chứng minh trẻ học bơi giúp giảm 88% nguy cơ đuối nước ở trẻ (80). Tại Trung Quốc, để phịng chống đuối nước có hiệu quả, chuyên gia khuyến cáo rằng chương trình dạy bơi trong các trường học phải được đưa vào thành môn học giáo dục thể chất bắt buộc cho học sinh học. Ngồi ra, cần xây dựng mơ hình can thiệp phòng chống đuối nước cho trẻ em là tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như sơng, ao, hồ là cần thiết (33). Có nhiều báo cáo cho thấy dạy bơi và tăng cường kỹ năng cho trẻ là biện pháp hiệu quả để giảm số trường hợp đuối nước. Các nghiên cứu đã chứng minh ở các nước thu nhập thấp và trung bình như vùng nông thôn của Trung Quốc dạy bơi cho trẻ em là biện pháp làm giảm nguy cơ đuối nước (80),(81). Nghiên cứu của Lawson và cộng sự (2012) về đánh giá chương trình giảng dạy bơi an tồn trong trại hè ở thành thị của các nước có thu nhập thấp, chủ yếu tập trung vào dân tộc thiểu số. Chương trình giảng dạy dựa trên dự án An toàn trẻ em quốc gia. Đối tượng tham gia là học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 (n = 166). Phương pháp thực hiện là cho trẻ xem một video về chương trình dạy bơi an tồn trong lớp học. Mỗi đứa trẻ được kiểm tra trước, sau trong 3 tuần để đánh giá sự thay đổi kiến thức. Nghiên cứu so sánh sự khác biệt hai trung bình để phân tích các bài kiểm tra học sinh. Kết quả có sự thay đổi điểm kiến thức trước và sau can thiệp chương trình này có ý nghĩa thống kê (p = 0,009, p <0,0001 và p <0,0001). Nghiên cứu chứng minh rằng trẻ em có nhiều kiến thức về

an tồn nước sau khi nhận được chương trình giảng dạy này, sự gia tăng kiến thức này được đánh giá thơng qua kỳ thi kiểm tra của chương trình. Hạn chế của nghiên cứu cần đánh giá thêm về nội dung của chương trình học và đánh giá tác động của chương trình đối với niềm tin, thái độ và hành vi về an toàn nước, cũng như đánh giá thêm thông tin về các khu vực rủi ro và vai trò của phụ huynh (82).

Đuối nước trẻ em là một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu với các nước Châu Á- Châu Âu có tỷ lệ thương tật và tử vong cao nhất được ghi nhận trong mơi trường nước. Để xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả phịng chống đuối nước thì cần xem xét mức độ phức tạp cũng như các bối cảnh xảy ra tai nạn thương tích này để có biện pháp can thiệp tốt, đặc biệt trong điều kiện của các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam. Việt Nam hiện đang triển khai các hoạt động nhằm làm giảm số người tử vong do đuối nước ở trẻ em, một phần của những hoạt động này là việc giới thiệu chương trình giáo dục an tồn nước trong trường học. Nghiên cứu này thu thập số liệu trước/sau thí điểm để đánh giá những thay đổi về kiến thức của học sinh từ lớp một đến lớp năm ở Miền trung, Việt Nam. Tổng cộng có 229 trường tham gia với 40.198 phiếu khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng có sự thay đổi về điểm kiến thức với các biện pháp can thiệp, điểm trung bình của từng thơng điệp về an toàn nước được đánh giá có hiệu quả cao (trên 90%), đạt yêu cầu (từ 70% đến 90%) và các lĩnh vực quan tâm khác (dưới 70%). Các khuyến nghị đã được thực hiện cho các nhà lãnh đạo về chương trình giáo dục an tồn nước dựa trên lớp học tại Việt Nam (83).

Việt Nam, đã ban hành nhiều văn bản tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động phòng chống đuối nước được xây dựng và triển khai, như tăng cường tổ chức, nhân lực và củng cố mạng lưới, trang bị phương tiện vận chuyển cấp cứu nạn nhân đuối nước cũng như các thương tích khác (84),(85),(86),(87). Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng cấp cứu đuối nước. Được sự hỗ trợ từ UNICEF cho một số tỉnh khó khăn và có tỷ lệ đuối nước cao như: Hải Phịng, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp, từ năm 2003 ngành y tế đã tổ chức 132 lớp dạy bơi tại các địa phương với 3.360 trẻ biết bơi (33). Đây cũng là hoạt động góp phần phịng chống đuối nước trẻ em, đuối nước có thể phịng chống được thông qua việc

loại bỏ các nguy cơ trong nhà và ngồi nhà một cách dễ dàng. Phịng chống đuối nước cho trẻ lớn bằng cách dạy cho trẻ biết bơi lội và kỹ năng cứu hộ khi cần thiết. Tại các nước khu vực Châu Á và trên Thế giới cũng như tại Việt Nam việc triển khai các hoạt động dạy bơi phòng chống đuối nước cho trẻ là có khả thi và góp phần giảm tỷ lệ đuối nước trẻ em đã được chứng minh (72). Tương tự, Một số giải pháp phòng chống đuối nước trẻ em được đề xuất bằng cách xây dựng bể bơi an tồn, phổ biến, khuyến khích sử dụng các thiết bị an toàn phao cứu sinh. Giáo dục và phát triển kỹ năng bơi, dạy bơi là một biện pháp được coi như "tiêm chủng" để phòng chống đuối nước cho trẻ là những quan điểm rất mới. Do vậy, việc hình thành khái niệm bơi an tồn phịng chống đuối nước cho trẻ cần được sự hỗ trợ của cha mẹ/cộng đồng và các cấp chính quyền có liên quan. Hệ thống y tế cơng cộng cần phải có những hoạt động triển khai can thiệp chứng minh sự hiệu quả của chương trình và hơn nữa là sự vận động, sự hỗ trợ về hệ thống trong việc triển khai hoạt động phòng chống đuối nước cho trẻ em tại Việt Nam (72). Tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có sáng kiến được khuyến khích đưa vào sử dụng để phòng chống đuối nước trẻ em là thiết kế các lồng bơi đơn giản đặt ở những khúc sông để dạy bơi cho trẻ em (33).

Trong các giải pháp phòng chống đuối nước được nêu trên, thì có thể thấy rằng việc can thiệp dạy bơi cho trẻ trong các trường tiểu học có tính khả thi và hiệu quả trong cơng tác phịng chống đuối nước cho trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) can thiệp phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp giai đoạn 2015 – 2019 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)