Đối với xã viên HTXDVNN

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DVNN NGỌC SƠN

3.4.3Đối với xã viên HTXDVNN

Cần chấp hành nghiêm về luật HTX, điều lệ, đề án hoạt động HTX đã được Đại hội đại biểu xã viên thông qua.

Thực hiện tốt các chỉ tiêu của HTX, các cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, quy hoạch vùng sản xuất 2 vụ, 3 vụ, vùng trồng cây hàng hoá, cây xuất khẩu.

Cần nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc bảo vệ các công trình thuỷ lợi của HTX, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyển giao các tiến bộ KHKT.

Cần quan tâm đến việc giao nộp sản phẩm theo đề án để đảm bảo nguồn vốn hoạt động của HTX.

KẾT LUẬN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất của hộ xã viên. Nó không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, góp phần cải thiện đời sống nông dân, giải quyết việc làm, giảm tình trạng đói nghèo ở nông thôn.

Nhìn chung các hoạt động dịch vụ của HTXDVNN xã Ngọc Sơn là có hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, nhất là đối với người nghèo, những trường hợp khó khăn thiếu vốn sản xuất, được HTX dịch vụ trước, trả tiền sau, như ứng trước vật tư, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật. Đời sống kinh tế các hộ xã viên trong HTXNN ngày càng được nâng lên, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động HTXDVNN xã Ngọc Sơn vẫn còn hạn chế: HTX mới chỉ dừng lại ở dịch vụ đầu vào, đối với dịch vụ đầu ra còn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã viên. Trình độ quản lý HTX mặc dù có kinh nghiệm quản lý thực tế nhưng về trình độ chuyên môn và năng lực có phần còn chưa đáp ứng được tình hình phát triển kinh tế hiện nay đã ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của HTXNN.

Mặc dù được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vốn để hoạt động dịch vụ được thuận lợi hơn nhưng tình trạng thiếu vốn của HTXDVNN xã Ngọc Sơn vẫn tồn tại. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động của HTX đặc biệt là các công trình thuỷ lợi luôn trong tình trạng xuống cấp, kênh mương không được nạo vét thường xuyên làm ảnh hưởng tới việc điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trước khó khăn đó của HTXDVNN xã

Ngọc Sơn tôi đã đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của HTX:

Giải pháp về vốn: HTX cần sớm quan tâm giải quyết nợ đọng, tạo mối quan hệ bạn hàng tốt với các tổ chức tín dụng nhằm giúp HTX giải quyết được khó khăn thiếu vốn trước mắt cũng như lâu dài.

Giải pháp về trình độ cán bộ quản lý HTX: HTX cần tạo điều kiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX giúp cán bộ trong HTX nâng cao trình độ năng lực chuyên môn.

Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX thường xuyên kiểm tra tu sửa máy móc cũng như các công trình, hệ thống thuỷ lợi của HTX , góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy móc.

HTX cần có mối quan hệ tốt với các tổ chức cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp trạm trại: liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm vật tư, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, công ty giống cây trồng và các đại lý vật tư nông nghiệp, hợp tác phối hợp các chương trình, mô hình trình diễn, tham gia các lớp tập huấn được tổ chức thường xuyên nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của HTX. Đặc biệt là HTX cần phải tìm và tạo ra mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm của hộ xã viên đảm bảo về giá cả và chất lượng.

Do thời gian có hạn, bài viết không thể tránh được những hạn chế. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp và các bạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 47 - 49)