Mục tiêu và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX DVNN NGỌC SƠN

3.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển

Nhằm phát triển nâng cao hơn nữa hoạt động của HTXDVNN xã Ngọc Sơn đã đưa ra một số quan điểm, phương hướng và mục tiêu nhằm mở rộng, phát triển HTX.

* Mục tiêu

Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV nhấn mạnh: “Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế tập thể, hình thành các hình thức Hợp tác xã kiểu mới có tính chất chuyên môn hoá cao trong các lĩnh vực, tạo

điều kiện về vốn, giao đất, cho thuê đất đối với kinh tế tập thể, cá nhân theo dự án sản xuất phát triển kinh tế trang trại thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có các dự án đầu tư vào xây dựng cơ sở chế biến bảo quản sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp thuỷ sản, thức ăn gia súc, mở rộng khả năng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXV, xác định mục tiêu phấn đấu của xã:

- Tạo sự chuyển biến căn bản về chất của kinh tế hợp tác và HTX ngày càng phát triển vũng chắc.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp-Thuỷ sản từ 5,5 - 6% - Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - Xây dựng 17-19% - Tốc độ tăng giá trị sản xuất thương mại - Dịch vụ 16-18%. - Cơ cấu kinh tế: + Nông nghiệp-Thuỷ sản 48%

+ Công nghiệp xây dựng 22% + Thương mại dịch vụ 30% - Tỷ lệ hộ nghèo dưới 7%

- Giải quyết lao động việc làm từ 500 đến 700 lao động.

* Phương hướng phát triển

- Tập trung sự chỉ đạo đổi mới tổ chức phương thức, cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX theo luật hợp tác xã, xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và đối tượng phục vụ của HTX.

- Phát triển kinh tế các thành viên, đồng thời phát triển kinh tế tập thể, để kinh tế tập thể cùng với kinh tế các thành viên và kinh tế hộ xã viên đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN theo hướng hiệu quả và nâng cao chất lượng các dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ

mà xã viên có nhu cầu.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp theo hướng vừa đảm bảo quyền tự chủ của hộ xã viên, vừa tăng cường vai trò của Ban quản trị trong quản lý điều hành sản xuất, làm tốt các khâu dịch vụ thiết yếu, cùng với chính quyền các đoàn thể thực hiện các chính sách xã hội và xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích HTX mở rộng quy mô, mở rộng các dịch vụ đa dạng trong HTXDVNN, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn, sản xuất và cung ứng giống, vật nuôi, cây trồng, tiêu thụ sản phầm, chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w