Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của HTX DVNN xã Ngọc Sơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 37 - 40)

Sơn.

- Chính sách, chủ trương phát triển hợp tác xã của Đảng và Nhà nước: nước ta là một nước nông nghiệp nên việc phát triển kinh tế nông nghiệp là một việc hết sức cần thiết và quan trọng trong sự góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Chính điều này mà Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là việc đề ra những chủ trương, chính sách phát triển hợp tác xã.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định Nghị quyết về phát triển mở rộng HTXNN: Nghị quyết TW 5 (khoá IX), Nghị quyết 08, Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam, Nghị quyết 16 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Kim Bảng, Nghị quyết 7 của Đảng bộ xã Ngọc Sơn về tiếp tục đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Sau nhiều năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) và Nghị quyết 08/NQ - TU, Nghị quyết 10/NQ - TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam, Nghị quyết 16 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Kim Bảng, Nghị quyết 7 của Đảng bộ xã Ngọc Sơn kinh tế tập thể, nòng cốt là kinh tế HTX của xã đã có bước phát triển về tổ chức bộ máy, phương thức quản lý và cơ chế hoạt động. HTXDVNN được đổi mới hoạt động theo luật HTX và hoạt động có hiệu quả, hình thành mối liên kết, hợp tác sản xuất giữa các thành viên trong HTX. Trong nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hợp tác đã thực hiện được vai trò là chủ thể chính trong việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ gia đình cá nhân phát triển: dịch vụ thuỷ nông bảo vệ sản xuất, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiếp thu KHKT và hỗ trợ sản xuất, hợp tác liên kết sản xuất với các nhà sản xuất tạo điều kiện cho quá trình cung ứng dịch vụ của HTX có kết quả, giá cả phù hợp với kinh tế của người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Nguồn lực:

+ Vốn: Hiện HTXDVNN xã Ngọc Sơn với tổng số vốn 1.254 triệu đồng, với số vốn hiện có thì hoạt động của HTX gặp nhiều khó khăn trong việc cung ứng các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất của các hộ xã viên: như việc HTX phải ứng tiền trước để mua vật tư, giống cây trồng vật nuôi. Tài sản cố định của HTX là 1.038 triệu đồng chủ yếu là nhà văn phòng,công trình thủy lợi, hệ thống máy móc đã xuống cấp. Đặc biệt vốn lưu động của HTXNN còn 216 triệu đồng, đó là khó khăn của HTX trong việc mở rộng thêm các dịch vụ cung ứng đặc biệt là việc mở rộng các dịch vụ đầu ra: chế biến, gia công, bao tiêu sản phẩm của xã. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX chưa được nâng cấp, cải tạo thường xuyên do thiếu vốn nên kết quả hoạt động của các d ịch v ụ HTX chưa cao. Về dịch vụ đầu ra hạn chế, còn khó khăn về vốn và khâu tìm thị trường tiêu thụ. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã viên trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

+ Lao động và trình độ quản lý hợp tác xã: Yếu tố con người có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của HTX. Hiện HTXDVNN xã Ngọc Sơn có 26 lao động phục vụ trong các tổ dịch vụ của HTX: tổ khuyến nông, tổ thuỷ nông bảo vệ sản xuất, tổ bảo vệ thực vật... Việc sắp xếp lao động trong mỗi tổ giúp cho việc phục vụ dịch vụ của mỗi tổ được hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên lao động trong mỗi tổ dịch vụ của HTX còn hạn chế không chỉ về số lượng mà về chất lượng. Trong điều kiện bình thường thì với số lao động đó có thê đáp ứng được yêu cầu phục vụ của xã viên nhưng trong điều kiện bất thường: dịch bệnh, thiên tai thì việc tìm lao động đáp ứng được yêu cầu của mỗi tổ dịch vụ là còn hạn chế, điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của HTX.

+ Cơ sở hạ tầng: Về cơ bản HTXDVNN xã Ngọc Sơn có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của HTXDVNN, nhưng phần lớn các cơ sở vật

chất này còn lạc hậu, nhà xưởng văn phòng hoạt động của HTX chưa được tu sửa, máy móc hỏng hóc chưa được bảo dưỡng thường xuyên đặc biệt là các công trình thuỷ lợi còn lạc hậu rất nhiều, việc bảo dưỡng không được người dân quan tâm. Điều này là do HTXDVNN của xã còn hạn chế về vốn, không đủ kinh phí để đầu tư, tu bổ, đầu tư mới.

- Ý thức của xã viên: Ý thức của xã viên ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của HTXDVNN. Hợp tác xã nông nghiệp hình thành và phát triển là do sự góp công, góp vốn của xã viên tạo nên, nên phần lớn kết quả của HTX phụ thuộc vào ý thức của xã viên. HTXDVNN xã Ngọc Sơn hoạt động tích cực, HTX đã trích vốn của mình ra để bảo đảm cho hoạt động của xã viên được bảo đảm đúng thời vụ, nhưng do ý thức xã viên còn hạn chế như thanh toán chậm phí dịch vụ cho HTX khiến hoạt động của HTX gặp nhiều khó khăn. Ý thức của xã viên còn thể hiện ở chỗ các công trình chung, của tập thể thì các xã viên không có ý thức trong việc tu sửa bảo quản dẫn đến các công trình đó hoạt động không bảo đảm như trước.

- Thu nhập của hộ nông dân, cán bộ quản lý HTXDVNN, cán bộ hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ của HTX cũng phụ thuộc vào thu nhập của hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân có thu nhập cao thường ít hoặc không sử dụng dịch vụ của HTX. Họ cho rằng dịch vụ của HTX không nhanh, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ. Ở một số xóm nhiều hộ nông dân sử dụng dịch vụ ngoài vì họ cảm thấy nó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ so với HTX với giá cả bằng với giá của HTX. Phần lớn các hộ nông dân thu nhập thấp thường sử dụng dịch vụ của HTXDVNN. Vì khi sử dụng dịch vụ của HTX họ không cần lo trả tiền ngay mà khi nhu cầu được đáp ứng họ mới trả tiền sau, HTX bỏ tiền vốn ra để thuê dịch vụ sau đó mới thu của xã viên. Cũng chính điều này mà HTXDVNN xã Ngọc Sơn đã góp phần giúp người nghèo, người thiếu vốn làm ăn có hiệu quả.

Cán bộ quản lý HTX được quan tâm về mặt tinh thần cũng như vật chất thì hoạt động của HTX cũng cao hơn do nó tác động vào tâm lý của con người. Hiện nay cán bộ quản lý HTX cũng được ưu tiên về lương thưởng, đồng thời HTX còn đóng bảo hiểm cho cán bộ quản lý nhằm khuyến khích sự hăng say làm việc của họ, giúp cho HTX hoạt động có hiệu quả hơn. Về chế độ thù lao của cán bộ quản lý HTX được tính theo kết quả hoạt động của HTX.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 37 - 40)