Lồng ghép giới trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đìn hở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 78 - 81)

tỉnh Cao Bằng

Lồng ghép giới sẽ được thực hiện trong 3 dự án thuộc chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình gồm: truyền thơng, giáo dục chuyển đổi hành vi; Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình; Thử nghiệm, mở rộng một số mơ hình giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép giới đang được triển khai để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các hành động đó đều được thể hiện trong vấn đề tăng cường tuổi thọ, phòng chống HIV/AIDS, chú

trọng trong các hoạt động về sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình. Điều đó địi hỏi nỗ lực của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các đơn vị trong Bộ Y tế, các bộ ngành, đoàn thể, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ... đưa việc lồng ghép giới trong chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình tới từng cộng đồng, gia đình, cá nhân.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cần kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp để tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của mọi thành phần, mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao vai trò của nam giới trong công tác dân số để mọi người đều nhận thấy cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chỉ thành cơng bền vững khi có sự tham gia của nam giới. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chỉ thành cơng và thành cơng một cách bền vững khi mọi người dân tự nguyện chấp nhận quy mơ gia đình nhỏ như một chuẩn mực xã hội. Muốn vậy, chúng ta cần tăng cường khả năng lựa chọn và nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình trong việc tự quyết định thực hiện quy mơ gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Sự tham gia của nam giới trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một phần giải pháp để tăng cường bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ. Để đạt được mục tiêu toàn cầu về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, phịng chống HIV/AIDS và thực hiện bình đẳng giới, nam giới cần có trách nhiệm cao hơn nữa để tạo nên sự thay đổi tích cực. Sự quan tâm và tham gia của nam giới trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ nói riêng, có thể tạo ra mọi sự khác biệt cho cuộc sống phụ nữ.

Khi là người cha, họ thường là người quyết định cho con cái lấy chồng sớm hay muộn. Khi là người chồng, người bạn tình, họ đóng vai trị chính trong việc quyết định áp dụng các biện pháp tránh thai, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, quyết định về số con, thời gian sinh con. Khi là nhà

quản lý, lãnh đạo, hoạch định chính sách, người có uy tín trong cộng đồng, họ định hướng những quan điểm chung, sự ủng hộ của họ sẽ tác động tích cực tới sự chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ…

Song song đó, cần chú trọng tới việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình. Để đảm bảo được điều đó, chúng ta cần chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân số. Phải có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, chú trọng đối với cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở, đặc biệt là tuyến xã. Mặt khác, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác dân số, ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Cuối cùng là phải chú trọng đầu tư mọi nguồn lực để thử nghiệm và mở rộng một số mơ hình giải pháp can thiệp, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Thí điểm mơ hình tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân và sức khỏe di truyền ở một số địa bàn cho các nhóm đối tượng vị thành niên, người nghèo, người thiểu năng trí tuệ, người tàn tật; những ơng bố bà mẹ có vấn đề về sức khỏe di truyền, di chứng chất độc màu da cam hoặc có những tác nhân như virus HIV/AIDS, viêm gan B, giang mai, nghiện rượu, ma túy, bà mẹ tuổi vị thành niên, bà mẹ mang thai sau tuổi 35, bà mẹ mang thai thiếu máu... Tăng cường chiến dịch lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho vùng đơng dân, vùng khó khăn. Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả các nhóm “giúp nhau thực hiện kế hoạch hóa gia đình/Chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao thu nhập”, thơng qua mơ hình “Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thơng qua hoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình”. Mơ hình can thiệp giảm tình trạng tảo hơn và kết hơn cận huyết thống…

3.2. Giải pháp chủ yếu để thực hiện bình đẳng giới trong cơng tác dân số và kế hoạch hố gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)