Nhóm các giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 93 - 96)

Cải thiện các chính sách trong thu nhập của phụ nữ: Thu nhập chính là

động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù có đặc tính năng lực và năng suất lao động. Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, dân số tăng nhanh, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khác ở mức độ lớn hơn. Bất bình đẳng giới trong thu nhập giữa hai giới ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự khơng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực xã hội. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên dễ thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập có tư tưởng lớn ở bất bình đẳng giới. Từ bất bình đẳng về giới trong thu nhập sẽ dẫn tới bất bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trên thực tế, Nhà nước ta đã có

chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thi hành các chính sách này đối với lao động. Các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ cho thấy quan điểm chung của người sử dụng lao động đều muốn giảm chi phí thuê lao động nữ.

Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình góp phần nâng cao chất

lượng dân số cần tăng cường tuyên truyền giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng

giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách, Pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Trên cơ sở đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường, giúp cho thanh thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm trong xây dựng gia đình sau này. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới ở nước ta hiện nay, để mỗi người có ý thức, trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới trong cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đây khơng chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nên đưa thành tiêu chí quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa.

Tạo điều kiện cho phụ nữ có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, giải trí. Để phụ nữ, người vợ được bình đẳng với nam giới, người chồng phải đổi mới sự

phân công lao động theo giới trong gia đình. Rõ ràng là sự phân công lao động theo giới đã chi phối, ảnh hưởng đến quyền quyết định trong gia đình, kể cả trong vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình. Khi mà người phụ nữ được đánh giá cao, được mong chờ đảm nhận tốt vai trị chợ búa, cơm nước, giặt giũ, chăm sóc chồng con chu đáo và làm tốt công việc đồng áng - những công

việc mất nhiều thời gian, công sức nhưng không tạo ra thu nhập hoặc thu nhập thấp thì tất yếu họ có rất ít quyền năng so với nam giới. Người chồng phải tự giác chia sẻ công việc nhà với vợ để giảm bớt thời gian và công sức của người vợ. Phân công lao động giữa vợ và chồng là quan hệ kinh tế bình đẳng. Từ đó làm cho người vợ khơng phải là người giúp việc cho người chồng mà là người bạn cùng cộng tác trong lao động sản xuất, đồng thời là người có tiếng nói quyết định trong nhiều cơng việc khác.

Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, cho các thành viên trong gia đình bởi vì trình độ học vấn ln đóng vai trị quyết định và tỷ lệ thuận với

những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động đời sống gia đình. Trình độ học vấn cao sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ, hành vi của các thành viên trong gia đình. Quan hệ gia đình vì thế trở nên tốt đẹp hơn, quan hệ vợ chồng bình đẳng hơn, có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, thay đổi quan niệm và hành vi bất bình đẳng giới, hành vi sinh sản.

Đẩy mạnh giáo dục sức khỏe sinh sản, khoa học giới trong hệ thống nhà trường, giúp cho thanh thiếu niên được trang bị những kiến thức và hiểu

biết cơ bản, có hệ thống và cần thiết về sức khỏe sinh sản, vấn đề giới và bình đẳng giới. Từ đó, các em có ý thức, trách nhiệm đối với vấn đề tình u, hơn nhân và gia đình cũng như có cách ứng xử công bằng về vấn đề giới ngay trong mỗi gia đình, sau đó tiến rộng ra phạm vi toàn xã hội. Đồng thời, giúp các em nam, nữ vị thành niên, thanh niên nâng cao nhận thức và ý thức của công dân trong việc thực hiện hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề giới và bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình… ở nước ta hiện nay. Khi làm được như vậy sẽ giúp chúng ta xây dựng được gia đình đảm bảo tiêu chí “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh. Để hồn thành tốt nhiệm vụ này cần có sự phối kết hợp giữa ba mơi trường giáo dục là gia đình - nhà trường - xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)