Phương pháp giải bài tập vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập chương VII lượng tử ánh sáng, vật lý 12 ban cơ bản trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 28 - 30)

Bài tập vật lý rất phong phú và đa dạng, cho nên phương pháp giải cũng rất phong phú. Vì vậy không thể chỉ ra được một phương pháp nào cụ thể mà có thể áp dụng để giải cho tất cả các loại bài tập. Nhưng nhìn chung để giải một BTVL ta thường trải qua những bước sau:

Bước 1: Đọc đề bài, tóm tắt các dữ kiện

- Xác định ý nghĩa các thuật ngữ, phân biệt đâu là ẩn số đã cho, ẩn số cần tìm.

- Dùng kí hiệu vật lý để ghi tóm tắt đề bài. - Đổi đơn vị về hệ đơn vị chuẩn.

- Vẽ hình mô tả hiện tượng vật lý (nếu có)

Bước 2: Phân tích hiện tượng bài toán để xác lập các mối liên hệ cơ bản

Học sinh cần xác định xem hiện tượng đó thuộc loại nào, hình dung diễn biến của hiện tượng đó để nhận biết những dữ kiện đề bài liên quan đến khái niệm nào, hiện tượng nào, quy tắc nào, định luật nào trong vật lý, liên hệ những hiện tượng đó với những hiện tượng đã học trong lý thuyết.

24

- Đối chiếu các dữ kiện đã cho với cái phải tìm, xét bản chất vật lý của hiện tượng để nhận ra các định luật, các công thức lý thuyết liên quan.

- Xác lập các mối liên hệ cụ thể của cái đã biết và cái phải tìm.

Đối với những bài tập định lượng tổng hợp phức tạp, có hai phương pháp xây dựng lập luận để giải:

+ Phương pháp phân tích: Xuất phát từ ẩn số cần tìm, tìm ra mối liên

hệ giữa ẩn số đó với một đại lượng nào đó theo một định luật đã được chỉ ra, diễn đạt bằng một công thức có ẩn số. Sau đó tiếp tục phát triển lập luận hoặc biến đổi công thức này theo các dữ kiện đẫ cho.

+ Phương pháp tổng hợp: Xuất phát từ những dữ kiện đã cho của đề

bài, xây dựng lập luận hoặc biến đổi công thức diễn đạt mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với các đại lượng khác để tiến dần đến công thức cuối cùng có chứa ẩn số và các dữ kiện đã cho.

Đối với bài tập định tính: ta không cần tính toán nhiều mà chủ yếu sử dụng các lập luận, suy luận logic dựa vào các kiến thức vật lý để giải thích hoặc dự đoán các hiện tượng xảy ra.

Đối với bài tập giải thích hiện tượng: dạng bài tập này đã cho biết hiện tượng và yêu cầu giải thích nguyên nhân diễn ra hiện tượng ấy. Nguyên nhân chính là những đặc tính, những định luật vật lý. Do đó chúng ta cần tìm xem đề bài đã đề cập đến những dấu hiệu có liên quan đến tính chất, định luật vật lý nào từ đó sẽ giải thích được.

Đối với bài tập dự đoán hiện tượng: dạng bài tập này yêu cầu phải dựa vào những điều kiện cụ thể đã cho ở đề bài, tìm những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán được hiện tượng sẽ diễn ra cũng như quá trình diễn ra hiện tượng đó.

Bước 3: Luận giải, tính toán các kết quả bằng số. Bước 4: Nhận xét kết quả

25

Bước này nhằm giúp học sinh có thể phát hiện ra những sai sót mắc phải khi giải. Học sinh cần nhận xét kết quả về giá trị thực tế của kết quả, phương pháp giải, khả năng mở rộng bài tập, khả năng ứng dụng của bài tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập chương VII lượng tử ánh sáng, vật lý 12 ban cơ bản trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 28 - 30)