Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

Ở nước ta hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp. Kinh tế thị trường tác động có tính hai mặt

đối với đạo đức. Đây là quan điểm được nhiều người thừa nhận nhất và đây cũng là quan điểm chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam. Các kinh nghiệm về đạo đức kinh doanh của các nước trên Thế giới đã đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được các kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, Trong cơ chế thị trường các chủ thể kinh tế bao giờ cũng chịu sự

chi phối của các nguyên tắc, các chuẩn mực thị trường như: sự trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối tác, giữ chữ tín, bảo vệ mơi trường. Nhưng các chủ thể kinh doanh khơng chỉ tự giác mà cịn tự nguyện thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực thị trường thì các chuẩn mực sẽ chuyển hóa về chất và trở thành chuẩn mực đạo đức.

Thứ hai, Kinh tế thị trường tự nó đã chứa cả năng tác động một cách tích

cực đến đạo đức. Do đó, nó khơng đối lập mà còn là một nhân tố khách quan của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, Tự trong bản chất, kinh tế thị trường tự nó đã bao chứa khả năng

tác động tích cực đến đạo đức thì cũng chính từ trong bản chất kinh tế thị trường cũng chứa đựng khả năng tác động tiêu cực đến đạo đức.

Chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường chưa lâu, nhưng tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với đạo đức đã trở thành mối lo ngại của toàn xã hội. Những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức được Đảng ta chỉ ra tại Hội nghĩ trung ương lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa VIII.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, kinh doanh có xu hướng biến đổi. Một mặt, dưới sự tác động của kinh tế thị trường làm cho các chủ thể kinh doanh phải trung thực trong kinh doanh, tôn trọng đối tác, giữ chữ tín trong kinh doanh, bảo vệ mơi trường để có được lợi ích lâu dài. Song cũng xuất phát từ lợi ích mà các chủ thể kinh doanh có các hành vi vô đạo đức: làm hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn gian bán lận, thiếu trung thực trong kinh doanh, lừa gạt khách hàng, tàn phá môi trường… nhằm thu được lợi nhuận tối đa - đó là kiểu kinh doanh vơ đạo đức. Vì vậy,

cùng với việc chủ động, tự giác, từng bước xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục đạo đức, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng bản lĩnh đạo đức doanh nhân,… để phát huy tác động tích cực ngăn ngừa, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với đạo đức xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng.

Kết luận chương 1: Ở trong Chương 1 đã hệ thống hóa được những lý

luận cơ bản về đạo đức và đạo đức kinh doanh đây là những căn cứ làm tiền đề cở sở đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)