Người tiêu dùng cần trang bị cho mình hệ thống kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông thá

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 81)

thành người tiêu dùng thông thái

Vấn đề đạo đức kinh doanh được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ lợi ích giữa ba chủ thể chính của nền kinh tế thị trường: người tiêu dùng – người

kinh doanh – nhà nước. Vì vậy để xây dựng và hoàn thiện đạo đức kinh doanh không những cần đến sự nỗ lực của người kinh doanh mà còn phải có sự hỗ trợ của những chủ thể khác của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là của người tiêu dùng – Thượng đế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, suy cho cùng, người tiêu dùng chính là người quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Một sản phẩm làm ra hướng tới mục đích phục vụ người tiêu dùng và mong muốn được người tiêu dùng chấp nhận. Chính nhờ sự chấp nhận của người tiêu dùng mà doanh nghiệp mới tồn tại, làm ăn có lãi và phát triển. Ngược lại, khi người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm hay với doanh nghiệp nào đó thì cũng có nghĩa doanh nghiệp ấy cần phải kịp thời điều chỉnh theo hướng tích cực nếu không muốn đi tới sự phá sản.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng là những thành viên trong môi trường xã hội, chịu sự tác động từ môi trường xã hội và nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng có thể tích cực hoặc tiêu cực, đúng hoặc sai, phù hợp hoặc không phù hợp, v.v.. Điều này cũng tác động không nhỏ tới việc sản xuất của doanh nghiệp. Sự tác động đó chỉ có thể làm cho doanh nghiệp biến đổi theo hai hướng, đó là tạo điều kiện làm ăn có lãi hoặc thua lỗ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lợi dụng những nhu cầu thái quá của thị trường để trục lợi, làm giàu bất chính, theo kiểu “chộp giật”.

Để giảm thiểu những tiêu cực trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người kinh doanh, nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về đạo đức kinh doanh và quảng bá đạo đức kinh doanh.

Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cần chú ý tạo điều kiện: - Phát huy vai trò của hiệp hội người tiêu dùng.

- Trang bị cho người dân về kiến thức thị trường để tránh bị “lừa”.

- Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 81)