Nâng cao vai trò giám sát của khách hàng và cộng đồng xã hội trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

việc xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Sức mạnh của đạo đức là sức mạnh của dư luận xã hội. Đối với mỗi hành vi của người kinh doanh đều có thể là tốt hoặc xấu. Cái tốt hoặc xấu đó sẽ ảnh hưởng đối với người lao động, đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường sinh thái,… Một sản phẩm được đưa ra thị trường cũng có thể nhận được sự ngợi ca hoặc sự chê bai thậm chí lên án… Tất cả những điều đó đều là sự phản ánh của thị trường đối với doanh nghiệp, đối với người kinh doanh.

Cần phải thấy rằng, để tồn tại và phát triển, người sản xuất, kinh doanh phải xác định rõ thái độ phục vụ của mình là tất cả vì khách hàng (người tiêu dùng). Khách hàng là đối tượng mà họ cần chiếm lĩnh, phục vụ khách hàng phải đạt tới đỉnh cao là nghệ thuật chinh phục khách hàng. Chinh phục khách hàng ở đây phải bằng chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá cả rẻ, không gây độc hại cho người dùng và môi trường, đặc biệt phải quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng chứ khơng phải trao tay là phủi trách nhiệm theo kiểu “sống chết mặc bay”... Trong ngạn ngữ có câu “tiếng lành đồn xa”, nhưng trong thực tế “tiếng dữ” cũng đồn xa. Chính vì vậy, một hành vi tốt, một sản phẩm tốt sẽ được khách hàng ca ngợi. Và vượt qua cả mong đợi của người kinh doanh, dư luận xã hội sẽ “chắp cánh” cho sản phẩm bay cao, người người hưởng ứng và tuyên truyền nhau sử dụng sản phẩm đó, thương hiệu đó, doanh nghiệp đó… Ngược lại, với hành vi không chấp nhận được của người kinh doanh, của doanh nghiệp hay một sản phẩm không tốt sẽ bị người tiêu dùng tránh xa và họ cũng tuyên truyền mọi người tẩy chay sản phẩm hay doanh nghiệp đó. Chúng ta cịn nhớ khi Vedan xả thải độc xuống sông Thị Vải gây nguy hại tới môi trường và cuộc sống của dân cư Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, TPHCM, v.v. đã có rất nhiều người căm phẫn và dấy lên sự phản ứng của một bộ phận khơng ít người tiêu dùng tẩy chay, khơng mua sản phẩm của Vedan. Lúc đó nhiều siêu thị khơng dám bán hàng của Vedan nữa. Đó là một thiệt hại khơng nhỏ mà Vedan đã tự gây ra cho mình.

Việc tạo ra dư luận xã hội đúng đắn là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa hành vi đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, khuyến khích việc bảo vệ những giá trị chân chính. Để làm được điều đó, Nhà nước cần ngăn chặn những thủ đoạn tung tin đồn thất thiệt, đồng thời quản lý chặt chất lượng sản phẩm và kịp thời tôn vinh những sản phẩm tốt, những doanh nghiệp luôn đặt người tiêu dùng lên trên hết, biết tôn trọng lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kinh doanh chân chính. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tận dụng tối đa vai trò của các phương tiện thơng tin đại chúng, vì đây là hình thức hữu hiệu để hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội mang tính tích cực. Cũng thơng qua kênh này, quần chúng có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, đề xuất của mình để góp phần hình thành các chuẩn mực và các định hướng, giá trị đạo đức kinh doanh phù hợp với yêu cầu của các giai đoạn phát triển kinh tế đất nước.

Sức mạnh của dư luận xã hội là rất lớn. Nhiều trường hợp khi luật pháp không quy định chặt chẽ, và không thể buộc tội vi phạm cho doanh nghiệp, nhưng chính luồng dư luận lại có sức mạnh khiến doanh nghiệp phải có hành động đền bù, hoặc có ý thức trách nhiệm hơn. Để làm tốt điều này, Nhà nước cần thường xuyên quan tâm việc phổ biến thêm về kiến thức thị trường cho người dân, để họ nhận thức được quyền lợi của mình bằng cách thực hiện các chương trình truyền thơng, quảng cáo phi lợi nhuận. Đồng thời, Nhà nước quan tâm chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng dành một thời lượng nhất định quảng cáo miễn phí cho các mục tiêu cơng cộng.

Để nâng cao tinh thần tự nguyện xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước cần kịp thời trao tặng các doanh nghiệp điển hình các giải thưởng, cho phép các doanh nghiệp làm ăn có lãi, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, được khách hàng tín nhiệm, tích cực tham gia các cơng tác xã hội… được hưởng các chế độ ưu đãi. Đó là những doanh nghiệp thực sự xứng đáng được nhận sự vinh danh của xã hội. Thơng qua đó, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp càng được người tiêu dùng trân trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhận thức được điều này, các

doanh nghiệp khác cũng sẽ cố gắng, tạo nên một phong trào thi đua rộng rãi vì mục tiêu phát triển đất nước phồn thịnh.

Một phần của tài liệu Đạo đức kinh doanh thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w