Xẻ phôi lạng và lạng ván

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre) (Trang 65 - 68)

3.6.5.1. Xẻ phôi lạng

Phôi lạng sau khi ép định hình đƣợc để ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 2 ngày đƣợc xẻ thành hộp với góc nghiêng so với thớ gỗ là 2o nhằm tạo bề mặt lạng cho sản phẩm ván lạng kỹ thuật có hoa văn dạng vân tiếp tuyến (vân núi).

3.6.5.2. Lạng ván

Lạng gỗ là một dạng cắt gọt chuyên dùng kiểu bào mà phoi là thành phẩm, tiết diện ngang và dọc của phoi đều có dạng hình chữ nhật. Mặt cắt và mặt phẳng gia công trùng nhau. Chiều dày ván lạng từ 0,2mm đến 1,5mm.

Trong nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng thức lạng bên trên máy lạng Chapter Specification tại Trƣờng Cao đẳng nghề Chế biến gỗ, Thanh Liêm, Hà Nam.

Mẫu thí nghiệm là các tấm ván lạng kỹ thuật đƣợc lạng ra từ các hộp gỗ ép định hình.

Chiều dày ván lạng: 0,5mm

3.6.6. Xác định chỉ số màu sắc ván bóc

Hiện nay, phƣơng pháp biểu thị màu sắc phổ biến là áp dụng hệ thống màu CIELab (1976), hệ thống màu này đƣợc biểu thị thông qua các chỉ số màu L*, a*, b* và các chỉ số chênh lệch màu. Các chỉ số màu và cách tính chênh lệch màu nhƣ hình 3.2.

Hình 3.2: Không gian màu CIELab (1976)

Các chỉ số màu sắc ván mỏng trong hệ thống màu CIELab (1976) đƣợc tính nhƣ sau: L* = L*ht - L*o a* = a*ht - a*o b* = b*ht - b*o 2 2 2 * * * a b L E 2 2 * * b a C 180 * * arctan b a h Trong đó:

L*o - độ sáng màu của mẫu không xử lý; L*ht - độ sáng màu của mẫu sau xử lý; a*o - chỉ số a* của mẫu không xử lý; a*ht - Chỉ số a* của mẫu sau xử lý; b*o - chỉ số b* của mẫu không xử lý; b*ht - chỉ số b* của mẫu sau xử lý.

Các chỉ số L*, a*, b* đƣợc đo bằng máy đo màu sắc NF-333 đo trên ít nhất 3 điểm của mẫu ván mỏng để xác định giá trị trung bình, sau đó tính các chỉ số màu theo công thức trên.

3.6.7. Xác định chỉ tiêu chất lượng phôi lạng

3.6.7.1. Xác định độ bền dán dính giữa các lớp ván

Phôi lạng để sản xuất ván lạng kỹ thuật đƣợc tạo thành bằng cách ép định hình từ nhiều lớp ván bóc có kết cấu gần nhƣ ván ép lớp (LVL), do đó, để xác định độ bền dán dính của phôi lạng trong nghiên cứu đã áp dụng phƣơng pháp xác định độ bền dán dính của ván LVL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 10033-1:2011 - Laminated veneer lumber (LVL) – Bonding quality (Phụ lục A).

Kíchthƣớc mẫu: 100 x 25 mm. Số lƣợng mẫu: 15 mẫu.

Phƣơngphápkiểm tra:

- Dùng thƣớc kẹp đo kích thƣớc các chiều của tiết diện kéo, chính xác đến 0,01 mm.

- Tiến hành thử nghiệm trên máy kiểm tra cơ lý;

Công thức tính: l w P k . , MPa

Trong đó: k- độ bền kéo trƣợt màn keo, MPa; P- lực phá hủy mẫu, kgf;

w- chiều rộng tiết diện kéo, mm; l- chiều dài tiết diện kéo, mm; - Xác định độ bong tách:

+ Kích thƣớc mẫu: 75 x 75 x t, mm

+ Phƣơng pháp xác định là phƣơng pháp ngâm sấy.

+ Cách tiến hành: Cho mẫu vào bình và đun nóng trong nƣớc nóng 70 3oC trong 6 giờ, vớt ra để ráo 15 phút trong điều kiện thƣờng và sấy với thời gian 6 giờ ở nhiệt độ 63 3oC, sau khi sấy xong ta lấy mẫu ra để nguội 10 phút và đo độ dài bong tách trên màng keo.

- Độ bong tách màng keo đƣợc xác định theo công thức sau: ĐBT =

Trong đó:

ĐBT- Độ bong tách màng keo,% - tổng chiều dài bong tách, mm C - chu vi mẫu, mm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván lạng kỹ thuật từ gỗ bồ đề (styrax tonkinensis pierre) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)