Hoa văn ván lạng kỹ thuật có hai dạng. Dạng thứ nhất là hoa văn giống với hoa văn gỗ các loài cây quý hiếm và có hiệu quả trang sức bề mặt một cách tự nhiên, trong đó thƣờng có ba loại cơ bản là ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến, ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm và ván lạng kỹ thuật vân đặc biệt; dạng thứ hai là hoa văn theo ý tƣởng thẩm mỹ của con ngƣời, thƣờng gọi là ván lạng kỹ thuật hoa văn nghệ thuật. Sau đây sẽ giới thiệu các bƣớc cơ bản để thiết kế một số loại hoa văn thông dụng.
(1) Thiết kế hoa văn vân xuyên tâm
HIện nay, ván lạng kỹ thuật hoa văn vân xuyên tâm khá phổ biến và đƣợc phân thành 3 loại nhƣ hình 2.7 [39].
(a) (b) (c)
Hình 2.7: Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân xuyên tâm
(a) Hoa văn dạng hai màu xen kẽ; (b) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ có quy luật; (c) hoa văn dạng nhiều màu xen kẽ không quy luật
Trong các loại hoa văn trên, hoa văn dạng hai màu xen kẽ có thiết kế đơn giản, sử dụng hai loại ván mỏng nhuộm màu khắc nhau, sắp xếp theo tỉ lệ 1 : 1 ép thành hộp gỗ lạng. Loại ván này dùng trong trang sức bề mặt tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức theo quy luật, thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu xen kẽ có quy luật chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc đậm, nhạt xen kẽ thay đổi theo chu kỳ tạo ra hoa văn có màu sắc và đƣờng nét thay đổi một cách tiệm biến. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt có thể tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức mang tính thay đổi nhƣng thống nhất. Loại hoa văn nhiều màu xen kẽ không quy luật đƣợc chế tạo bằng cách ép các lớp ván có màu sắc khác nhau không theo quy luật tạo ra. Loại hoa văn này khi trang sức bề mặt có thể tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức khá tự nhiên.
(2) Thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến
Hoa văn vân tiếp tuyến của gỗ tự nhiên đƣợc tạo ra bằng cách lạng ván theo phƣơng tiếp xúc với vòng năm của gỗ. Hoa văn loại này trong sản xuất ván lạng kỹ thuật thƣờng đƣợc tạo ra bằng cách ép các lớp ván mỏng có màu sắc khác nhau bằng khuôn ép có biên dạng cong.
Quá trình tạo ra hoa văn hoa văn tiếp tuyến đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ hình 2.8 [39].
Hình 2.8: Quy trình thiết kế hoa văn vân tiếp tuyến
Bƣớc 1: Thiết kế cung tròn có bán kính R
Bƣớc 2: Từ biên dạng cong của cung tròn vẽ thành khối có độ dày và chiều sài nhất định, độ dày này chính là chiều dày của ván mỏng
Bƣớc 3: Gán màu cho khối cong mới vẽ sau đó xếp thành nhiều lớp (đây chính là hình dạng hộp gỗ lạng sau khi ép)
Bƣớc 4: Cắt khối vừa tạo ra theo phƣơng song song với chiều dài khối và nghiêng một góc nhất định sẽ tạo ra hoa văn vân tiếp tuyến.
Hoa văn thu đƣợc từ các bƣớc trên phụ thuộc rất lớn vào phƣơng thức cắt và bán kính cung tròn cũng nhƣ chiều dày của lớp màu (lớp ván mỏng). Với bán kính cung tròn khác nhau sẽ đƣợc các hình dạng khác nhau khi các thông số còn lại không đổi (hình 2.9).
(a) (b) (c)
Hình 2.9. Hoa văn ván lạng kỹ thuật vân tiếp tuyến với bán kính cong khác nhau
Ngoài hình dạng vân tiếp tuyến có quy tắc nhƣ trên, có thể thay đổi hình dạng của các cung tròn tạo độ cong cho lớp ván mỏng để thu đƣợc hoa văn vân tiếp tuyến với hình dạng khác nhau (hình 2.10) [39].
(a) (b) (c)
3) Thiết kế hoa văn hoa văn tự nhiên đặc biệt
Một số loại hoa văn từ gỗ tự nhiên tại các vị trí nhƣ cành cây, gốc cây, mắt gỗ đều có thể thể hiện trên mặt cắt tiếp tuyến của gỗ. Nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức cấu tạo nên gỗ tại các vị trí đó đƣợc sắp xếp không theo quy luật nhƣ ở phần gỗ thông thƣờng tạo ra. Trong sản xuất ván lạng kỹ thuật, những loại ván có vân thớ dạng này thƣờng tạo ra đƣợc hiệu quả trang sức có tính thẩm mỹ cao, tự nhiên, tính không gian cao… Trong phần này chỉ giới thiệu về cách thức thiết kế khuôn tạo hoa văn hình dạng gốc cây.
Bề mặt gốc cây khi xẻ thƣờng có hoa văn không theo quy tắc, loại hình hoa văn này thƣờng dùng các loại ván mỏng xếp với nhau trên khuôn ép có bề mặt cong không theo quy luật. Các điểm trên bề mặt khuôn ép đƣợc điều chỉnh ở các tọa độ tùy ý, ngẫu nhiên, không theo quy luật của hàm số nào. Trong quá trình thiết kế, để xem trƣớc hình dạng hoa văn ván lạng kỹ thuật thƣờng mô phỏng khuôn cũng nhƣ quá trình lạng ván ngay trên máy tính, để quyết định các thông số chế tạo khuôn ép. Hình dạng bề mặt của khuôn ép tạo hoa văn vân bề mặt gốc cây nhƣ hình 2.11.
Sau khi tạo đƣợc khuôn ép có bề mặt nhƣ hình trên, tiến hành xếp ván mỏng có chiều dày và màu sắc khác nhau xen kẽ ép thành hộp gỗ lạng sẽ tạo ra đƣợc hoa văn nhƣ hình 2.12.
(a) (b) (c)
Hình 2.12: Hoa văn hình gốc cây theo lý thuyết
(4) Thiết kế hoa văn nghệ thuật
Các loại hoa văn hoa văn tự nhiên giới thiệu ở trên chủ yếu đƣợc tạo ra bằng các xếp ván mỏng có màu sắc khác nhau theo hình thức so le một lần rồi ép bằng khuôn ép có hình dạng nhất định. Đối với các loại hoa văn nghệ thuật thƣờng phải qua ép, lạng từ 2 lần trở lên mới có thể tạo ra đƣợc hoa văn theo yêu cầu. Một số hình dạng hoa văn nghệ thuật xem hình 2.13 [54].