Công nghệ xử lý nhiệt có thể cải thiện đƣợc một số tính chất của gỗ, hiện tại đã thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Từ những năm 1915, trong báo cáo của Tiemann [34] đã chỉ ra, gỗ sau khi sấy ở nhiệt độ 150oC trong thời gian 4h, tính hút ẩm giảm 10-25%, nhƣng cƣờng độ của gỗ cũng có sự giảm sút. Năm 1937, trong báo cáo của Stamm và Hansen [30] thể hiện, xử lý nhiệt trong điều kiện có các loại chất khí bảo vệ, độ ẩm bão hòa của gỗ, tỉ lệ co rút, dãn nở của gỗ đều giảm xuống.
Năm 1945, Seborg và các cộng sự [28] đã phát minh ra một loại sản phẩm gỗ với tên gọi là Staypack. Năm 1946, báo cáo của Stamn và đồng nghiệp [29] biểu thị, xử lý nhiệt có thể nâng cao tính ổn định kích thƣớc của gỗ mà không cần phải tiến hành nén, công nghệ này có tên gọi là Staybwood. Nhƣng những sản phẩm của các công nghệ nêu trên không thành công khi đƣa ra thị trƣờng. Nguyên nhân có thể do thời điểm đó trên thị trƣờng vẫn tồn tại nhiều loại gỗ có chất lƣợng cao. Tuy thế, công nghệ xử lý nhiệt gỗ không bị lãng quên, mà các nhà khoa học trên thế giới vẫn tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về lĩnh vực này [11, 13, 15, 17, 20, 21, 26, 27].
Những năm trở lại đây, xử lý nhiệt gỗ nhờ tính chất đặc biệt và tính thân thiện với môi trƣờng của nó đã ngày càng đƣợc chú ý và đã đƣợc ứng dụng sâu rộng. Công nghệ xử lý nhiệt không có ảnh hƣởng xấu đến khả năng dán dính cũng nhƣ khả năng trang sức, trừ một vài chỉ tiêu cơ học của gỗ bị giảm, tính ổn định kích thƣớc, tính chống ẩm, độ bền đƣợc nâng cao rõ rệt [33]. Căn cứ báo cáo của Boonstra [8], lĩnh vực nghiên cứu xử lý nhiệt gỗ lại đƣợc bắt đầu là do các loại gỗ chất lƣợng cao ngày càng ít, nhằm bổ sung cho nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu xây dựng, giảm sự phá hoại đối với rừng tự nhiên và giảm việc sử dụng chất xử lý gỗ độc hại, thì việc đi sâu vào nghiên cứu công nghệ xử lý nhiệt gỗ là vô cùng cần thiết.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, xử lý nhiệt cho gỗ trong khoảng 160- 260oC, trong môi trƣờng có vật chất bảo hộ nhƣ hơi nƣớc, khí trơ, không khí ít ô xy… [16], thông qua giảm thiểu số lƣợng nhóm –OH trong tổ phần của gỗ, đã giảm khả năng hút ẩm và nội ứng lực của gỗ, từ đo nâng cao tính ổn định kích thƣớc của gỗ [12, 19, 24]; đồng thời trong quá trình xử lý nhiệt, tổ phần của gỗ phát sinh hàng loạt các phản ứng hóa học phức tạp, làm biến đổi một số thành phần của gỗ, giảm chất dinh dƣỡng cho sự sinh tồn của nấm và côn trùng hại gỗ, ngăn cản sự sinh trƣởng và phát triển của nấm và côn trùng hại gỗ qua việc cắt đứt chuỗi thức ăn, vì vậy có thể nâng cao khả năng chống vi sinh vật phá hoại [9, 19, 23]. Phƣơng pháp này chỉ sử dụng tác nhân vật lý, so với các phƣơng pháp dùng tác nhân hóa học khác, vấn đề ô nhiễm trong quá trình sản xuất bằng công nghệ xử lý nhiệt ít, công nghệ xử lý đơn giản, hơn nữa trong quá trình sử dụng hiệu quả bảo quản của gỗ xử lý nhiệt không bị suy giảm do hóa chất bị rửa trôi hay bay hơi, cũng không làm hại đến sức khỏe của con ngƣời.
Gỗ sau khi đƣợc xử lý với nhiệt độ cao màu sắc thƣờng trở nên sẫm hơn, và dần chuyển sang màu sắc tƣơng tự với màu của các loài gỗ quý [10, 14]. Nghiên cứu thể hiện, chất chiết xuất trong gỗ bị di chuyển ra bề mặt gỗ sau khi xử lý nhiệt hoặc bị thoát ra không khí, dẫn đến màu sắc gỗ sau xử lý nhiệt thƣờng sẫm hơn. Tuy nhiên, màu sắc gỗ xử lý nhiệt chủ yếu là do các hợp chất có phân tử lƣợng thấp tạo thành từ sự phân giải của hợp chất cao phân tử trong gỗ [32].
Màu sắc gỗ xử lý nhiệt có sự khác biệt phụ thuộc vào loài gỗ, công nghệ xử lý. Mức độ thay đổi màu sắc của gỗ phụ thuộc vào chế độ xử lý [7, 18, 31]. Màu sắc gỗ sẫm hơn khi tăng nhiệt độ xử lý và kéo dài thời gian xử lý [25]. Vì vậy, có thể lợi dụng mối quan hệ giữa sự biến đổi màu sắc của gỗ với các tham số của quá trình xử lý (nhiệt độ, thời gian) làm cơ sở lựa chọn công nghệ để xử lý sao cho có thể đạt đƣợc gỗ có màu sắc theo yêu cầu.