Chương 1 TỔNG QUAN
1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Kim Phượng ghi nhận ưu điểm trong chẩn đoán bệnh mạch vành hẹp ≥ 50% có độ nhạy 94,59% và độ đặc hiệu 70%, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm 91,3% [8]. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đề cập đến vấn đề đánh giá tính sống cịn cơ tim.
Trong báo cáo của tác giả Trần Song Toàn và cs. tại đại hội Tim Mạch toàn quốc 2014, kết quả nghiên cứu ghi nhận 65 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có diện tích vùng cơ tim cịn sống trung bình là 76,7% và có 7 trường hợp khơng ghi nhận có sẹo (10,8%) [12]. Tuy nhiên đây là nghiên cứu trên đối tượng hội chứng vành cấp.
Trong báo cáo luận án tiến sĩ Y học của tác giả Lê Mạnh Hà, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh xạ hình SPECT tưới máu cơ tim ở bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành” ngày 07/10/2020, tác giả đã nghiên cứu 106 bệnh nhân sau tái tưới máu đông mạch vành gồm 85 bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua da và 21 bệnh nhân sau phẫu thuật bắt cầu nối chủ vành và đã cho thấy 13,2% số bệnh nhân có kết quả XHTMCT trở về bình thường, khơng cịn biểu hiện các tổn thương thiếu máu cơ tim, 70,8% số bệnh nhân chỉ có tổn thương thiếu máu ở vị trí tương ứng so với trước tái tưới máu động mạch vành và 14,2% số bệnh nhân xuất hiện thêm tổn thương tưới máu mới so với trước khi can thiệp tái tưới máu động mạch vành. Độ rộng thiếu máu cơ tim trên XHTMCT pha gắng sức sau can thiệp tái tưới máu động mạch vành giảm có ý nghĩa thống kê so với trước khi can thiệp tái tưới máu động mạch vành (p < 0,01). Sau can thiệp tái tưới máu động mạch vành, trung bình % tổng khác biệt chỉ số hấp thu phóng xạ (SDS) tương đương biểu hiện thiếu máu là 5,5 ± 6,0, giảm có ý nghĩa thống kê so với trước tái tưới máu động mạch vành là 8,7 ± 6,8 (p <0,001). Tác giả đã khuyến nghị những bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành có biểu hiện nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim (đau ngực, mệt mỏi, thở nông, biến đổi điện tim nghi ngờ thiếu máu cơ tim) nên được XHTMCT để phân tầng nguy cơ, định hướng điều trị và những bệnh nhân sau tái tưới máu động mạch vành có độ rộng thiếu máu khi gắng sức ≥ 10% cơ tim thất trái và hiệu số độ rộng SDS sau và trước tái tưới máu động
mạch vành ≥ 5% biểu hiện nguy cơ biến cố tim mạch cao nên được theo dõi chặt chẽ, điều trị tích cực[2].
1.6.2. Tình hình nghiên cứu thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sống còn cơ tim bằng các kỹ thuật ghi hình trong Y học hạt nhân trên thế giới. Nghiên cứu của Hachamovitch và cs. cơng bố trên tạp chí tim mạch Châu Âu 2011 về ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim và sẹo cơ tim về lợi ích điều trị từ tái tưới máu cơ tim so với điều trị nội khoa. Nghiên cứu đã có 13.969 bệnh nhân được thực hiện XHTMCT 2 pha. Trong XHTMCT nghỉ tĩnh, bệnh nhân được tiêm thuốc phóng xạ 201Tl (3-4,5 mCi tùy theo cân nặng) và xạ hình sau tiêm 15-20 phút. Trong XHTMCT gắng sức, bệnh nhân được gắng sức thể lực theo qui trình Bruce hoặc dùng thuốc Adenosine và được tiêm 25-40 mCi 99mTc-MIBI. Thời gian theo dõi trung bình 7 năm. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có thiếu máu cơ tim đáng kể và khơng có sẹo cơ tim lớn thì can thiệp tái tưới máu mang lại ích lợi sống cịn. Ngược lại, nếu vùng thiếu máu cơ tim nhỏ thì điều trị nội khoa mang lại ích lợi hơn so với can thiệp tái tưới máu sớm [63].
Nghiên cứu của Angelidis năm 2017 tổng hợp về vai trò của XHTMCT ở bệnh nhân suy tim, trong đó khảo sát tử suất và bệnh suất chung thì bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim và sử dụng kỹ thuật y học hạt nhân để khảo sát chiếm vai trò quan trọng trong đánh giá suy tim. SPECT bằng 201Tl hoặc 99mTc có giá trị trong đánh giá tưới máu cơ tim, đánh giá sống cịn, cho chất lượng hình ảnh cao và khả năng phân tích định lượng chính xác [18].
Nghiên cứu của tác giả Sharir và cs năm 2021 đánh giá ảnh hưởng tiên lượng của can thiệp mạch vành ở bệnh nhân bệnh mạch vành ổn định đã xạ hình SPECT tưới máu cơ tim. Nghiên cứu này tổng hợp 47.894 bệnh nhân có thời gian theo dõi trung bình 4 năm, kết quả cho thấy 7.973 bệnh nhân có tỉ lệ
phần trăm vùng thiếu máu cơ tim thất trái (%SDS) ≥ 5% trên 17 phân vùng thất trái. Bệnh nhân có tỉ lệ phần trăm thiếu máu cơ tim mức độ trung bình- nặng 10% trở lên có tỉ lệ tử vong thấp hơn 33% nếu được can thiệp mạch vành sớm. Bệnh nhân có tỉ lệ phần trăm thiếu máu cơ tim thất trái mức độ nhẹ (5 – 9%), được chứng minh tái tưới máu khơng cải thiện tỉ lệ sống cịn hoặc tỉ lệ sống còn khơng do nhồi máu cơ tim và có liên quan với biến cố tim mạch chính cao hơn 30% nếu can thiệp quá trễ [113].
Trong bài tổng quan của Katikireddy năm 2012 về đánh giá thiếu máu cơ tim và đánh giá sống cịn bằng các biện pháp chẩn đốn hình ảnh khơng xâm lấn. Kết quả cho thấy trên 1 phân tích gộp 1.200 bệnh nhân bằng các phương thức chẩn đốn hình ảnh khác nhau, XHTMCT gắng sức có độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 77%. Nhiều cơng trình nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân có tỉ lệ phần trăm thiếu máu cơ tim > 10% sẽ có lợi ích từ tái tưới máu và điều trị nội khoa tối ưu, giảm được biến cố tim mạch trong tương lai, hội chứng vành cấp, nhồi máu cơ tim không tử vong, và tử vong tim mạch [79].
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá vai trị của SPECT, SPECT-CT trong việc xác định tính sống cịn cơ tim và hướng dẫn chiến lược điều trị ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ. Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy XHTMCT có độ chính xác cao trong chẩn đốn bệnh mạch vành và cung cấp những dữ liệu tiên lượng quan trọng ở bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ bệnh tim thiếu máu cục bộ. Một lợi điểm khác của phương pháp này là không xâm lấn và thường sẵn có ở các trung tâm tim mạch lớn. Tại Việt Nam cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về xạ hình tưới máu cơ tim bằng SPECT-CT trên bệnh nhân bệnh mạch vành, và chủ yếu đề cập đến việc triển khai, kết quả nghiên cứu bước đầu về ứng dụng của các kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh này trong đánh giá độ chính xác chẩn đốn bệnh mạch vành và đánh giá mức độ cải thiện tưới máu cơ tim sau can
thiệp. Tuy nhiên chúng tôi đã chưa thể tìm thấy các cơng trình nghiên cứu nhắm đến mục tiêu đánh giá tính sống còn cơ tim trên bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ bằng kỹ thuật XHTMCT SPECT/CT, đó là lí do chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu này.