Mơ hình Mundell-Fleming

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 27 - 31)

2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.1 Khung lý thuyết:

2.1.3 Mơ hình Mundell-Fleming

Mơ hình Mundell-Fleming (the Mundell-Fleming model) là một mơ hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mơ được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa. Mơ hình mang tên 2 nhà kinh tế học là Robert Mundell và James Marcus Fleming. Đây là mơ hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển một cách độc lập trong những năm 1960. Hai ông đã chỉ ra rằng ở những quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đạt được sự cân bằng bên trong (cân bằng tổng cung – tổng cầu) và cân bằng bên ngồi (cân bằng trong cán cân thanh tốn) thì chính sách tiền tệ nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong cán cân thanh tốn và chính sách tài khóa nên được sử dụng để đạt được sự cân bằng trong tổng cung và tổng cầu.

2.1.3.1 Các tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định:

Mundell và Fleming đã minh họa tính hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ dưới chế độ tỷ giá cố định thông qua mơ hình IS-LM-BP.

Đường IS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng. Sự dịch chuyển đường IS thể hiện tác động của chính sách tài khóa. Đường LM là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng. Sự dịch chuyển đường LM thể hiện tác động của chính sách tiền tệ. Đường BP là tập hợp những phối hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà ở đó cán cân thanh tốn cân bằng. Đường BP dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và sản lượng. Phát hiện này là một sự tiến bộ lớn của mơ hình Mundell-Fleming so với mơ hình Keynes. Giả sử cán cân thanh

tốn cân bằng (BP = 0) ở mức sản lượng Y và lãi suất r. Nếu Y tăng thì lượng nhập khẩu mY tăng làm cho cán cân tài khoản vãng lai giảm và do đó BP < 0 (cán cân thanh tốn thâm hụt). Vì vậy, để cán cân thanh tốn trở lại cân bằng thì cần phải gia tăng tài khoản vốn, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng mức lãi suất trong nước r. Nói tóm lại, khi sản lượng tăng làm cán cân thanh tốn thâm hụt thì lãi suất trong nước phải tăng lên để cán cân thanh tốn trở về vị trí cân bằng và ngược lại.

Dưới chế độ tỷ giá cố định, khơng có bất kỳ lý do nào để đảm bảo cán cân thanh tốn ln cân bằng (BP = 0). Nếu sự kết hợp tạo cân bằng bên trong giữa sản lượng và lãi suất nằm bên phải đường BP (chẳng hạn như điểm F trong hình 1) thì cán cân thanh toán thâm hụt (BP < 0). Nếu sự kết hợp này nằm bên trái đường BP (điểm G) thì cán cân thanh tốn thặng dư (BP > 0).

Giả sử ban đầu, nền kinh tế đang cân bằng bên trong và bên ngồi tại điểm E (Y*, r*) (hình 1). Khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch chuyển qua phải thành IS’, cắt LM tại G, nền kinh tế đạt cân bằng bên trong: sản lượng tăng đồng thời lãi suất cũng tăng. Kết quả, dịng vốn có xu hướng chảy vào trong nước nên cán cân thanh toán sẽ thặng dư và tỷ giá có xu hướng giảm. Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải đưa thêm lượng nội tệ vào nền kinh tế để mua ngoại tệ. Do đó, đường LM dịch chuyển sang phải thành LM’, tạo điểm cân bằng vĩ mô mới tại H.

Trường hợp khác, nền kinh tế đang cân bằng bên trong và bên ngồi tại điểm E (Y*, r*) (hình 1), khi NHTW áp dụng một chính sách tiền tệ mở rộng thì đường LM dịch chuyển sang phải thành đường LM’. Nền kinh tế cân bằng bên trong tại điểm F: sản lượng tăng lên, lãi suất giảm. Do đó, dịng vốn có xu hướng chảy ra nước ngoài khiến cán cân thanh tốn thâm hụt và tỷ giá có xu hướng tăng lên. Để duy trì tỷ giá ban đầu, NHTW phải bán ngoại tệ ra để đổi lấy nội tệ, do đó lượng dự trữ ngoại tệ giảm và lượng cung tiền trong nước cũng giảm xuống. Kết quả, đường LM dịch chuyển sang trái trở lại vị trí ban đầu và điểm cân bằng sẽ quay về lại điểm E.

Nghĩa là sản lượng sau khi gia tăng trong một thời gian ngắn sẽ quay lại điểm cân bằng ban đầu.

Như vậy, dưới chế độ tỷ giá cố định và chu chuyển vốn hồn hảo, chính sách tài khóa có hiệu quả cao trong khi chính sách tiền tệ khơng có hiệu quả.

Hình 2.1: Tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá cố định

2.1.3.2 Các tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá hối đối linh hoạt:

Giả sử nền kinh tế đang cân bằng bên trong và bên ngồi tại điểm E(Y*, r*) (hình 2). Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm đường LM dịch chuyển sang phải thành đường LM’. Nền kinh tế cân bằng bên trong tại điểm F. Tại điểm F, sản lượng tăng lên, lãi suất trong nước giảm xuống, do đó vốn có xu hướng chảy ra nước ngoài khiến cán cân thanh tốn bị thâm hụt và tỷ giá có xu hướng tăng lên. Khi tỷ giá tăng

lên nghĩa là đồng nội tệ bị giảm giá, nhờ đó làm tăng sức cạnh tranh quốc tế dẫn đến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm nên cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Kết quả, lượng ngoại tệ đi vào ròng tăng lên, làm đường IS và BP dịch chuyển sang phải thành IS’ và BP’ hình thành nên điểm cân bằng mới tại J ở mức sản lượng cao hơn sản lượng cân bằng ban đầu. Như vậy, chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh để gia tăng sản lượng.

Mặt khác, xét tác động của chính sách tài khóa, nền kinh tế đang cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm E (Y*, r*) (hình 2). Một chính sách tài khóa mở rộng làm đường IS dịch chuyển sang phải thành IS”. Nền kinh tế đạt cân bằng bên trong tại điểm G với sản lượng tăng đồng thời lãi suất trong nước cũng tăng. Kết quả, dòng vốn chảy vào có xu hướng tăng, tỷ giá có xu hướng giảm xuống. Khi tỷ giá giảm nghĩa là đồng nội tệ tăng giá làm sức cạnh tranh giảm, do đó xuất khẩu rịng giảm và lượng ngoại tệ đi vào ròng giảm nên đường BP sẽ dịch chuyển sang trái thành BP” và đường IS” sẽ dịch chuyển ngược lại thành IS’ hình thành nên điểm cân bằng mới K với sản lượng và lãi suất đều giảm so với mục tiêu. Như vậy, chính sách tài khóa có tác dụng yếu hơn trong việc gia tăng sản lượng.

Vậy, trong chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và dịng vốn chu chuyển hồn tồn, chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh hơn trong khi chính sách tài khóa có tác dụng yếu.

Hình 2.2: Tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá linh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 27 - 31)