Hồi quy đồng liên kết dữ liệu bảng DOLS:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 63 - 65)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

4.3 Hồi quy đồng liên kết dữ liệu bảng DOLS:

Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy DOLS (dynamic ordinary least square) theo nghiên cứu của Kao và Chiang (2000), mục đích xác định chiều và sự tồn tại các mối quan hệ nhân quả giữa các biến.

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy đồng liên kết DOLS.

Biến phụ thuộc Biến độc lập CA BD IR EXC CA - 0.184099*** 0.313957*** -67.67839 BD 2.682129*** - -1.474800*** 52.53741 IR 0.307450** -0.114801*** - 326.9729*** EXC -0.000608** 0.000134 0.001540*** -

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: tác giả tự tính tốn

Kết quả được tác giả tính tốn theo phần mềm Eviews, chi tiết được trình bày trong phụ lục 3.

Các kết quả thực nghiệm được mô tả trong bảng 4.4 cho thấy giả thuyết rằng thâm hụt ngân sách khơng gây thâm hụt tài khoản vãng lai có thể dễ dàng loại bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả cho thấy có quan hệ hai chiều giữa biến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai tại khu vực các nước Đông Nam Á. Kết quả này tương

tự với các nghiên cứu trước đó của Khalid và Teo (1999), Lau và cộng sự (2006), Sadullah Celik and Pınar Deniz (2009) và Akbar Zamanzadeh et al. (2011). Thật vậy, Khalid và Teo (1999) lưu ý rằng một kết nối cao giữa hai mức thâm hụt là nhiều khả năng xảy ra trong phát triển hơn là các nền kinh tế phát triển. Phát hiện này dường như mâu thuẫn với quan điểm thông thường trong đó nhấn mạnh rằng mối quan hệ nhân quả chạy từ thâm hụt ngân sách thâm hụt tài khoản vãng lai và khơng phải ngược lại.

Ngồi ra, kết quả cũng cho thấy lãi suất và tỷ giá hối đối đểu có tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Dấu của các hệ số ước lượng phù hợp với lý thuyết của Mundell-Fleming.

+ Thâm hụt ngân sách và lãi suất có tương quan dương với thâm hụt tài khoản vãng lai. Khi chính sách tài khóa tài khóa mở rộng, tăng thâm hụt ngân sách thông qua chi tiêu Chính phủ, giảm trừ thuế hoặc cả hai tác động. Chính sách tài khóa mở rộng dẫn đến tăng tiêu dùng, tăng đầu tư, cầu hàng hóa, dịch vụ tăng (bao gồm hàng nhập khẩu). Từ đó gây áp lực lên tài khoản vãng lai. Theo cách gián tiếp, khi chính sách tài khóa mở rộng, thâm hụt ngân sách, sẽ gây áp lực tăng lãi suất và lạm phát trong nước. Lãi suất tăng thu hút dịng vốn từ nước ngồi chạy vào dẫn đến đồng nội tệ tăng giá, điều này làm hàng hóa nước ngồi rẻ hơn tương đối so với hàng hóa trong nước.

+ Tỷ giá tăng (đồng nghĩa với đồng tiền các nước giảm giá so với đồng USD), khi đó hàng hóa sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngồi. Điều này làm tăng nhu cầu của nước ngồi đối với hàng hóa trong nước và giảm nhu cầu hàng hóa nước ngồi đối với người dân trong nước. Từ đó tác động tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Cán cân thương mại sẽ được cải thiện, dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giả thuyết thâm hụt kép, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai thông qua phân tích dữ liệu bảng ở các nước đông nam á (Trang 63 - 65)