Bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính và nắm giữ tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá trị linh hoạt tài chính và chính sách tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2 : LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2. Các nghiên cứu liên quan và bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tà

2.2.4. Bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính và nắm giữ tiền

Denis, D.J., Sibilkov, V.(2010) đã khảo sát 60.056 mẫu công ty – năm của các công ty Mỹ từ năm 1985 đến 2002 trong đề tài “Financial constraints, investment,

and the value of cash holdings”. Bài nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng rằng nắm giữ tiền có giá trị đối với các cơng ty hạn chế tài chính hơn là những công ty không bị hạn chế tài chính. Kết quả chỉ ra rằng nắm giữ tiền mặt cao hơn có liên quan với mức độ đầu tư cao hơn cho cả công ty hạn chế tài chính và cơng ty khơng bị hạn chế tài chính nhưng giá trị biên của đầu tư thì cao hơn đối với cơng ty hạn

chế tài chính. Kết quả gợi ý việc nắm giữ tiền mặt cao cho phép những công ty hạn chế tài chính có thể thực hiện gia tăng các dự án mà nếu khơng có nó có thể bị bỏ qua. Những bằng chứng này thì phù hợp với giả thuyết nắm giữ tiền mặt nhiều của những cơng ty hạn chế tài chính sẽ gia tăng giá trị, phản ứng lại chi phí của những tài trợ bên ngoài. Nắm giữ tiền mặt cho phép các công ty thực hiện các dự án có NPV dương mà nếu khơng đã bị bỏ qua. Bài nghiên cứu bổ sung và mở rộng cho bài nghiên cứu của Almeida, Campello, and Weisbach (2004), Faulkender and Wang (2006). Trong khi họ phát hiện rằng những cơng ty hạn chế tài chính có nhiều khả năng tiết kiệm tiền mặt ra khỏi dòng tiền, phát hiện của Denis thể hiện rằng hành vi làm tăng giá trị bởi vì nó cho phép cơng ty thực hiện các cơ hội đầu tư có giá trị. Cùng quan điểm với Almeida, Campello, and Weisbach (2004) ủng hộ quan điểm cho rằng các cơng ty có thể giảm thiểu các tác động bất lợi của hạn chế tài chính bằng cách duy trì tiền mặt lớn.

Trong ý nghĩa này, những phát hiện của tác giả cũng có ý nghĩa đối với các lý thuyết chính sách cổ tức. Khi chi phí tài trợ bên ngồi tốn kém, chính sách cổ tức có liên quan đến cổ đơng vì nó tác động đến khả năng cơng ty có thể thực hiện được các dự án có NPV dương trong tương lai. Một chính sách cổ tức cao hạn chế đầu tư trong khi cổ tức đó là thấp có thể tạo ra vấn đề đại diện của dòng tiền tự do. Những nghiên cứu này cũng cung cấp các hỗ trợ các lý thuyết vịng đời của chính sách cổ tức tối ưu đối với những công ty trẻ, những công ty tăng trưởng hạn chế cổ tức để bào tồn tiền mặt, trong khi những công ty trưởng thành, những công ty tăng trưởng thấp gia tăng cổ tức để giảm bớt vấn đề đầu tư quá mức (DeAngelo and DeAngelo (2006))

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây:

Tác giả Quốc gia nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

A: Nhóm bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính:

Gamba và Triantis (2008)

Mỹ và châu Âu Để có thể hiều về quản lý tính linh hoạt tài chính tác giả đã xây dựng một mơ hình cấu trúc vốn động của cơng ty.

Linh hoạt tài chính phụ thuộc khơng chỉ chi phí tài trợ bên ngồi mà còn thuế suất thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, tính thanh khoản của vốn.

B: Bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính và chính sách cổ tức:

Jagannathan, M., Stephens, C.P., Weisbach, M.S (2000) Các công ty Mỹ, 1985 đến 1996

Tác giả kỳ vọng những công ty xem xét mua lại cổ phần hơn là cổ tức khi giá trị linh hoạt tài chính là cao.

Cơng ty gia tăng cổ tức khi có linh hoạt tài chính vượt mức.

Lie, E. (2005) Các công ty ở Mỹ, 1980 đến 1997

Nhà quản lý thích việc mua lại cổ phần khi phải đối mặt với một thu nhập không ổn định hơn là chi trả cổ tức thường xuyên, cổ tức đặc biệt.

Blau, B.M., Fuller, K.P (2008) Các công ty đang chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức từ 1980 đến 2000

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những cơng ty đối mặt với chi phí giao dịch phát hành cổ phần cao thì chi trả cổ tức thấp.

C: Bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính và cấu trúc vốn:

Graham và Harvey (2001)

4440 công ty Mỹ, năm 1999

Theo khảo sát từ các CFO, yếu tố quan trọng nhất tác động đến quyết định nợ mà nhà quản lý quan tâm đó là “linh hoạt tài chính” với mức xếp hạng trung bình là 2.59. Khoảng 90% số người được phỏng vấn cho rằng linh hoạt tài chính là quan trọng.

Brounen et al (2006)

313 CFO Anh, Hà Lan, Đức và Pháp

Vai trị của linh hoạt tài chính là quan trọng nhất trong quyết định đòn bẩy hiện hành.

Tác giả thấy rằng các yếu tố quyết định đòn bẩy hiện hành xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp như sau: Linh hoạt tài chính, xếp hạng tín dụng, biến động thu nhập và lợi ích về thuế và chi phí phá sản. Clark (2010) DeAngelo, H., DeAngelo, L., Whited, T.M. (2011) Công ty Mỹ từ năm 1971 đến 2006

Linh hoạt tài chính là yếu tố quan trọng nhất khi công ty đưa ra quyết định cấu trúc vốn.

Công ty linh hoạt tài chính cao có xu hướng duy trì khả năng nợ trong kỳ hiện tại là lệch với đòn bẩy trong tương lai gần. Nó có xu hướng miễn cưỡng nâng đòn bẩy lên khi mà họ đang ở dưới đòn bẩy mục tiêu.

Mức đòn bẩy nợ tối ưu được dự đốn trước của cơng ty phản ánh giá trị của sự lựa chọn dùng bao nhiêu nợ sau đó và được cân nhắc kỹ nhưng tạm thời, nó rời xa cấu trúc vốn mục tiêu để tài trợ cho đầu tư.

Denis, D.J., McKeon, S.B (2012) 2134 công ty Mỹ từ năm 1971 đến 1999

Khả năng vay nợ chưa sử dụng là một nguồn quan trọng của tài chính linh hoạt.

Các quyết định tài chính biên sẽ khơng nhất thiết phải theo một trật tự nghiêm ngặt, cũng không phải các công ty sẽ nhất thiết phải điều chỉnh rất nhanh chóng đến một tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu.

Roya Darabi, Salah Mohamadi, Ahmad GHasemi and Shanaz Forozan (2013) 82 công ty Iran từ năm 2006 đến 2011

Có mối quan hệ âm giữa linh hoạt tài chính và tỷ lệ nợ nhưng mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê và giả thuyết không được chấp nhận

D: Bằng chứng thực nghiệm về linh hoạt tài chính và nắm giữ tiền mặt:

Denis, D.J., Sibilkov, V., 2010

Công ty Mỹ từ năm 1985 đến 2002

Nắm giữ tiền mặt cao hơn có liên quan với mức độ đầu tư cao hơn cho cả công ty hạn chế tài chính và cơng ty khơng bị hạn chế tài chính.

Khi chi phí tài trợ bên ngồi tốn kém, chính sách cổ tức có liên quan đến cổ đơng vì nó có tác động đến khả năng cơng ty có thể thực hiện được các dự án có NPV dương trong tương lai. Một chính sách cổ tức cao hạn chế đầu tư trong khi cổ tức đó là thấp có thể tạo ra vấn đề đại diện của dòng tiền tự do.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giá trị linh hoạt tài chính và chính sách tài chính doanh nghiệp của các doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 30)