Mục tiêu, định hƣớng của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 53 - 78)

Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2000, phê duyệt Chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2001 – 2010 đã nêu rõ: “Cơ cấu xuất khẩu phải đƣợc chuyển dịch mạnh theo hƣớng gia tăng các sản phẩm chế biến, chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao; bên cạnh đó, phải quan tâm khai thác các mặt hàng chủ yếu sử dụng nguyên, vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động mà thị trƣờng trong, cũng nhƣ ngoài nƣớc có nhu cầu”.

Xét theo tiêu chí đó, nhóm ngành thủ công mỹ nghệ - nhóm sản phẩm chế biến sử dụng nhiều nguyên, vật liệu tại chỗ, giải quyết đƣợc nhiều công ăn việc làm, đặc biệt cho khu vực nông thôn, là nhóm ngành đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta ƣu tiên phát triển và chú trọng tăng cƣờng xuất khẩu.

1.1. Mục tiêu của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Chiến lƣợc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ quốc gia 2001 – 2010 đã xác định những mục tiêu cơ bản của hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ là:

 Tăng gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm thông qua việc tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và mở rộng quy mô sản phẩm.

 Xây dựng các nhà xuất khẩu hàng thủ công thành những công ty thƣơng mại nhạy bén và có tổ chức, có khả năng đảm đƣơng đƣợc những hoạt động marketing quốc tế, từ đó giành nhiều thị phần hơn trên thị trƣờng thủ công mỹ nghệ quốc tế.

 Hƣớng tới một ngành thủ công mỹ nghệ phát triển, có tổ chức chặt chẽ hơn với sự hợp tác hiệu quả giữa các công ty, cơ sở sản xuất trong cũng nhƣ ngoài ngành.

Chúng ta chƣa có Chiến lƣợc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cho giai đoạn 2011 – 2020 nhƣng những mục tiêu trên mang tính khái quát khá cao và vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn. Đó cũng là những mục tiêu mà các giải pháp phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần hƣớng tới.

1.2. Định hướng giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Để có thể đạt đƣợc những mục tiêu kể trên, các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần tập trung hƣớng tới hai vấn đề cơ bản là:

1.2.1. Tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành

Chiến lƣợc xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đã nêu ra yêu cầu với ngành thủ công mỹ nghệ là: “Đảm bảo cung cấp nguyên liệu thô bền vững lâu dài nhằm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành”.

Trƣớc đó, trong Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng đƣợc thể hiện rất rõ ràng khi các cơ sở sản xuất đƣợc yêu cầu “phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm, làm cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng tinh xảo hơn, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và xuất khẩu”.

1.2.2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đồng thời với việc xác định những thị trường ưu tiên, trọng điểm

Chiến lƣợc xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã nhấn mạnh đến khâu then chốt là “mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng, kết hợp mở rộng tối đa về diện với phát triển trọng điểm các thị trƣờng có sức mua lớn”.

Trên cơ sở đó, hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quán triệt quan điểm đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các thị trƣờng xuất khẩu song song với xác định những thị trƣờng trọng điểm, ƣu tiên phát triển.

2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ và một số bài học cho Việt Nam

Theo Alaa Qattan (2009), Ấn Độ cùng với Trung Quốc là hai nhà xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thế giới. Tại Ấn Độ, thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn đƣợc ƣu tiên phát triển và chú trọng xuất khẩu. Là một quốc gia đang phát triển và có tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn cao, hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã có những tác động rất tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân Ấn Độ. Đó là những đặc điểm khá tƣơng đồng với Việt Nam. Do vậy, nhóm tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu sâu những kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hƣớng tới thực hiện những mục tiêu của Chiến lƣợc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ quốc gia đã đề cập ở phần trên.

2.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ

2.1.1. Đối với ngành thủ công nghiệp nói chung

Nhƣ đã khẳng định, thủ công mỹ nghệ là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ, không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc

làm mà còn đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế và xuất khẩu. Vốn đầu tƣ ít, tỉ lệ giá trị gia tăng cao, thành phần nhập khẩu không đáng kể, nguồn nguyên liệu rộng rãi, tiềm năng xuất khẩu lớn, cùng với mẫu mã độc đáo và kinh nghiệm truyền thống là những lý do chính khiến cho ngành thủ công nghiệp ở Ấn Độ tăng trƣởng nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên nhân đó, không thể không kể tới những đề án của Chính phủ và những chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các thợ thủ công do Nhà nƣớc đặt ra:

2.1.1.1. Các đề án phát triển chung

Mặc dù Ấn Độ đã áp dụng chính sách tự do hoá vào đầu những năm 1990 nhƣng Chính phủ nƣớc này vẫn duy trì sự can thiệp vào ngành thủ công mỹ nghệ. Hiến pháp Ấn Độ quy định Nhà nƣớc có trách nhiệm trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ. Chính phủ Ấn Độ đã sớm xác định phải xây dựng một khung chính sách hoàn chỉnh để ngành thủ công nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, từ đó thúc đẩy việc xuất khẩu ngành hàng này ra thị trƣờng quốc tế. Theo Pradeep Kumar Jena25

(2010), ở Ấn Độ, Bộ Dệt may chịu trách nhiệm ra các chính sách, kế hoạch xúc tiến xuất khẩu và các quy định khác đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cùng với một số cơ quan và tổ chức khác giúp hoàn thiện và thực thi các chính sách đó.

Theo Báo cáo thƣờng niên của Ấn Độ 2007-200826, nhằm hƣớng tới sự tăng trƣởng và phát triển toàn diện của ngành thủ công mỹ nghệ, Chính phủ đã thực hiện một số đề án chung trong các kế hoạch 5 năm của mình, cụ thể bao gồm:

Đề án hỗ trợ marketing và dịch vụ: Kế hoạch này đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao nhận biết về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ

25

Đại học Jawaharlal Nehru, New Dehli, Ấn Độ 26

thông qua: tổ chức các sự kiện marketing, cung cấp dịch vụ đi kèm và hỗ trợ tài chính cho các công ty thủ công mỹ nghệ nhà nƣớc và các tổ chức phi chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề án nâng cấp thiết kế và công nghệ: Đề án này nhằm đƣa ra các công cụ hiện đại, nâng cao tay nghề của các nghệ nhân, bảo tồn nghề truyền thống và phục hồi các nghề thủ công đang bị mai một nhờ vào việc đào tạo nghệ nhân tại các trung tâm phát triển ở từng khu vực.

Đề án thúc đẩy xuất khẩu: Đề án hƣớng vào việc xúc tiến xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bao gồm cả các loại thảm dệt tay và phủ sàn nhà do Ấn Độ sản xuất. Nội dung chính của đề án này là tập trung phát triển sản phẩm, marketing và các biện pháp xúc tiến khác.

Đề án nghiên cứu và phát triển: Mục tiêu cơ bản của đề án này là tạo ra một hệ thống rộng rãi có thể thu thập thông tin phản hồi về các khía cạnh kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của các loại hàng thủ công nghiệp khác nhau.

Đề án đào tạo và mở rộng: nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên trong Uỷ ban phát triển ngành thủ công nghiệp, các nghệ nhân và nhân viên các tổ chức phi chính phủ khác.

Dự án đặc biệt về đào tạo nghệ nhân: Theo Dự án này, Văn phòng Uỷ ban phát triển ngành thủ công nghiệp sẽ là cơ quan đi đầu trong việc nâng cao tay nghề của các nghệ nhân hiện có đồng thời đào tạo các thợ thủ công mới vào nghề, tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành thủ công mỹ nghệ.

Các đề án trên đã đem lại những hiệu quả tích cực cho ngành thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ. Tuy nhiên, Pradeep Kumar Jena (2010) lại cho rằng, một số đề án của chính phủ Ấn Độ đã không có đƣợc hiệu quả rõ rệt, nguyên nhân là do mỗi tiểu bang lại đặt ra một chính sách khác nhau đối với ngành thủ

công mỹ nghệ của mình. Ngoài ra việc Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ cho các ngành hàng thủ công nghiệp có thị trƣờng vững chắc và tiềm năng xuất khẩu lớn đã khiến cho một số mặt hàng khác không đƣợc ƣa chuộng lâm vào cảnh khó khăn. Mặc dù đã có những kế hoạch phát triển cho các mặt hàng đó nhƣng những ngƣời thợ thủ công vẫn bị thiệt bởi vì họ không thể tìm đƣợc cơ quan nào hỗ trợ cho việc sản xuất của mình. Chính vì vậy chính quyền các bang của Ấn Độ cần phải chấp hành chính sách của chính quyền quốc gia bằng cách sử dụng các quỹ, các khoản trợ cấp và các khoản vay để tạo ra công ăn việc làm đối với các mặt hàng thủ công nghiệp thực sự muốn tồn tại và phát triển.

2.1.1.2. Chính sách khuyến khích đối với nghệ nhân

Ngoài việc thực hiện các đề án, chính phủ Ấn Độ cũng thực hiện nhiều chính sách khác nhằm thúc đẩy và phát triển hàng thủ công nghiệp đặc biệt là các chính sách khuyến khích đối với nghệ nhân. Ở Ấn Độ, những nghệ nhân bậc thầy, những ngƣời đã sáng tạo, đổi mới và đóng góp rất nhiều cho các nền thủ công nghiệp truyền thống, đƣợc gọi là các Shilp Gurus. Trên thực tế họ là những ngƣời dẫn đƣờng cho ngành thủ công mỹ nghệ và là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ về sau. Uỷ ban phát triển ngành thủ công nghiệp, Bộ Dệt may và Chính phủ Ấn Độ kể từ 2002 đã đặt ra chủ trƣơng hàng năm sẽ tôn vinh mƣời nghệ nhân nhƣ thế. Mỗi nghệ nhân sẽ nhận đƣợc giải thƣởng bao gồm tiền mặt lên tới 25000 Rupi và một tấm thẻ chứng nhận bằng đồng. Ngoài ra, những nghệ nhân không nhận đƣợc giải thƣởng quốc gia nhƣng nhận đƣợc Bằng khen trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ cũng nhận đƣợc tiền thƣởng và trợ cấp từ phía chính quyền các bang với mức không quá 1000 Rupi/ tháng trong không quá 5 tháng27. Việc làm này đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc

khuyến khích các nghệ nhân cống hiến cho ngành thủ công mỹ nghệ của đất nƣớc.

Ấn Độ còn đƣa ra đề án hỗ trợ về bảo hiểm cho các thợ thủ công và mở rộng ra cả những ngƣời sống ở đô thị nhƣng có hoàn cảnh khó khăn và những ngƣời sống ở nông thôn có thu nhập thấp. Phí bảo hiểm 100 Rupi đƣợc chia sẻ với mức 60 Rupi do chính quyền trung ƣơng trợ cấp và 40 Rupi do ngƣời đƣợc bảo hiểm trả. Ngoài ra, công ty liên hiệp bảo hiểm Ấn Độ còn triển khai một gói bảo hiểm y tế cho những ngƣời thợ thủ công từ độ tuổi 18 đến 70 đủ điều kiện đƣợc hƣởng, với phí bảo hiểm đƣợc cố định ở mức 200 Rupi một ngƣời mỗi năm.

2.1.2. Đối với hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng 2.1.2.1. Đề án thúc đẩy xuất khẩu

Theo Naveen Gaur28 (2008), những phƣơng thức Ấn Độ sử dụng để thực hiện đề án xúc tiến xuất khẩu là:

Hội chợ thủ công nghiệp: đƣợc tổ chức chủ yếu ở các đô thị sầm uất, thủ phủ của các bang hay các địa điểm du lịch nổi tiếng nhằm tạo nền tảng cho marketing trực tiếp. Việc tổ chức các hội chợ này ở những thành phố lớn, các di tích lịch sử và địa điểm du lịch là nhằm đảm bảo rằng những hội chợ nhƣ vậy sẽ diễn ra ít nhất là mỗi năm một lần ở cùng một địa điểm cố định.

Triển lãm: Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các công ty thủ công mỹ nghệ hỗ trợ cho việc tổ chức triển lãm ở một số thành phố hay thị trấn nhằm quảng bá cho sản phẩm do các nghệ nhân làm ra. Nhà nƣớc cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho những công ty đạt điều kiện để họ tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế ở nƣớc ngoài.

Các buổi trình diễn: tạo cơ hội gặp mặt trực tiếp giữa ngƣời sản xuất và khách hàng tiềm năng. Những buổi trình diễn là nơi các nhà sản xuất, các nhóm nghệ nhân, đại diện của các nhóm ngành hàng giới thiệu sản phẩm của họ và trao đổi với các nhà xuất khẩu, các nhà bán buôn, bán lẻ và các đại lý bán hàng nhằm gây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài. Những cuộc gặp gỡ trao đổi nhƣ vậy sẽ giúp họ có đƣợc thông tin phản hồi về thị trƣờng và còn có cơ hội tìm hiểu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ tƣơng tự ở những vùng khác. Hình thức này sẽ giúp các nhà sản xuất tiếp cận đƣợc với nguồn nguyên liệu thô, công nghệ, kỹ thuật chế tạo tốt nhất nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm của mình.

Hội thảo, chương trình đào tạo về quy trình xuất khẩu và đóng gói:

đƣợc tổ chức ở các cơ quan có đủ điều kiện nhằm giúp cho các doanh nghiệp và thợ thủ công mới làm quen với quy trình thủ tục xuất khẩu và đóng gói bao bì xuất khẩu. Chƣơng trình bao gồm các hội thảo, hội nghị và các chƣơng trình đào tạo về quy trình đóng gói và xuất khẩu…

Chương trình trao đổi: Các thợ thủ công và nghệ nhân đƣợc đƣa đi đào tạo ở Ấn Độ hoặc ở nƣớc ngoài về vấn đề thiết kế, đổi mới sản phẩm, công nghệ, kỹ thuật, chế tác và hoàn thiện… Tƣơng tự, một số thợ thủ công và nhà thiết kế ở nƣớc ngoài đƣợc mời tới Ấn Độ để nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm theo thị hiếu quốc tế và để phổ biến kỹ thuật sản xuất, dụng cụ, thiết bị và công nghệ mới nhất từ các nƣớc khác.

Hội thảo ở Ấn Độ và ở nước ngoài: Để phổ biến và cập nhật thông tin về xu hƣớng quốc tế, cần phải tổ chức các hội thảo và mời các nhà thiết kế, khách hàng, ngƣời làm truyền thông cũng nhƣ công chúng nói chung đến. Hoạt động này giúp nâng cao hiểu biết của những ngƣời tham gia về thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ và mở rộng nhu cầu trên thị trƣờng thế giới.

2.1.2.2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường quốc tế

Bên cạnh việc áp dụng đề án thúc đẩy xuất khẩu, Ấn Độ còn chú trọng đến việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của số đông ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng quốc tế. Theo Pradeep Kumar Jena (2010), năm 1952 Ấn Độ đã quyết định thành lập Uỷ ban các ngành nghề thủ công nghiệp để nghiên cứu những vấn đề gây cản trở tới sự phát triển của ngành này, cải thiện và phát triển kỹ thuật sản xuất cũng nhƣ các mẫu hình mới để phù hợp với thị hiếu thay đổi

Một phần của tài liệu Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 53 - 78)