Mô hình với các tiểu ngành

Một phần của tài liệu Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 46 - 53)

2. Mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất

2.2. Mô hình với các tiểu ngành

2.2.1. Mô hình

Kết quả ƣớc lƣợng ở phần trên đã cho biết tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nói chung. Khi chia nhỏ ngành hàng này thành các tiểu ngành thì tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu các tiểu ngành khác nhau có thể là khác nhau. Để lƣợng hóa

chính xác hơn tác động của các yếu tố này tới từng tiểu ngành, nhóm nghiên cứu lựa chọn hồi quy mô hình sau:

Ý nghĩa của các biến tƣơng tự nhƣ trong mô hình với cả ngành, chỉ lƣu ý biến cho biết kim ngạch xuất khẩu tiểu ngành i sang nƣớc j trong năm t.

2.2.2. Số liệu

Số liệu về GDP, số ngƣời trong độ tuổi lao động, khoảng cách địa lý đƣợc lấy từ các nguồn giống nhƣ trong mô hình với cả ngành trên đây.

Số liệu về kim ngạch xuất khẩu cũng đƣợc lấy từ nguồn của Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên, thay vì cộng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các hàng hóa vào một nƣớc trong năm, nhóm nghiên cứu đã phân biệt các tiểu ngành khác nhau và cộng tổng kim ngạch xuất khẩu vào từng nƣớc của từng tiểu ngành riêng biệt.

Việc phân biệt các tiểu ngành đƣợc dựa trên bảng mã HS. Theo đó, từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhóm nghiên cứu đã phân biệt 5 tiểu ngành sau:

 Gốm sứ mỹ nghệ (chƣơng 69 của bảng mã HS)

 Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh (chƣơng 70 của bảng mã HS)

 Đá quý và kim loại quý (chƣơng 71 của bãng mã HS)

 Sản phẩm khảm trai (chƣơng 96 của bãng mã HS)

Bảng dƣới đây mô tả một vài đặc điểm của các tiểu ngành đó trong bộ số liệu quan sát của Tổng cục Hải quan:

Bảng 2.6: Một vài đặc điểm thống kê về giá trị xuất khẩu của các tiểu ngành

Tên nhóm Gốm sứ mỹ

nghệ Thủy tinh Đá quý, kim loại quý Khảm trai

Tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ Mã HS (69) (70) (71) (96) (97) Mean 533349.5 349806.5 5182367 14687.57 128823.2 Min 5.4 0.75 0.143 7 3.5

Max 2.56e+07 8592999 2.56e+08 110115.9 3000000

Obs 367 51 94 97 50

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Chú thích:

 Đơn vị tính giá trị xuất khẩu là đồng USD

Min, Max, Mean: lần lƣợt là giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và giá trị trung bình

Obs: Số quan sát

Do hạn chế về số liệu nên trong bộ số liệu này không có hai tiểu ngành gỗ mỹ nghệ và mây tre cói thảm – hai nhóm có tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là một hạn chế của mô hình khi không thể đánh giá đƣợc hết tác động của các yếu tố tới tất cả các tiểu ngành trong nhóm ngành thủ công mỹ nghệ. Nhƣng với việc xây dựng mô hình trọng lƣợng cho 5 tiểu ngành kể trên, có thể coi mô hình đang xây dựng cũng đã chỉ ra và đánh giá một cách tƣơng đối chính xác các nhân tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, và phân biệt tác

động của các nhân tố ấy tới kim ngạch xuất khẩu của từng tiểu ngành riêng biệt.

2.2.3. Kết quả ước lượng

Mô hình đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) và thu đƣợc kết quả tổng hợp nhƣ bảng 2.7:

Bảng 2.7: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình với các tiểu ngành

Gốm sứ mỹ

nghệ Thủy tinh

Đá quý, kim

loại quý Khảm trai

Tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ 0.826*** 0.873*** 0.017 0.683*** 0.569* (12.89) (2.82) (0.07) (5.85) (1.95) 0.032 0.324 0.873** – 0.177 – 0.233 (0.34) (0.76) (2.53) ( – 0.75) (– 0.51) – 0.868*** – 0.721 0.096 0.330 – 1.061 ( – 4.69) ( – 1.02) (0.17) (1.11) (– 1.61) – 0.572 – 3.681** 1.405 – 1.647** – 0.148 (– 1.23) ( – 2.58) (0.94) (– 2.13) (– 0.10) Hằng số – 3.525 – 11.659 0.548 – 11.039 *** 2.755 ( – 1.61) (– 1.16) (0.07) (– 3.12) (0.32) R2 0.4495 0.4170 0.0940 0.4470 0.1324 Adjusted R2 0.4425 0.3628 0.0493 0.4219 0.0456 Số quan sát 319 48 86 93 45

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Chú thích: R2 và Adjusted R2 là các hệ số biểu thị mức ý nghĩa của mô hình. Số trong ngoặc là thống kê t (t – statistics) dựa trên sự thay đổi của phƣơng sai sai số (heteroskedasticity – robust standard errors). Các ký hiệu *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa của các hệ số, lần lƣợt là 10%, 5% và 1%.

Hệ số R2

của các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng chƣa cao, chỉ từ 13% đến 44%. Điều đó có nghĩa là các biến đƣợc lựa chọn trong mô hình mới chỉ giải thích đƣợc một phần sự biến động của kim ngạch xuất khẩu các tiểu ngành trong nhóm ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết các hệ số trong mô hình đều có ý nghĩa và mức ý nghĩa tƣơng đối cao. Vì vậy, các hệ số đó vẫn có ý nghĩa giải thích cho tác động của các nhân tố đƣa ra trong mô hình tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm ngành thủ công mỹ nghệ. Cụ thể tác động của các yếu tố đó nhƣ sau:

2.2.3.1. GDP của nước nhập khẩu ( )

Trong mô hình với cả ngành, GDP của nƣớc nhập khẩu có tác động cùng chiều tới tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Với các tiểu ngành, tác động cùng chiều đó vẫn là xu hƣớng chủ đạo. Trong 5 tiểu ngành chỉ có duy nhất nhóm đá quý và kim loại quý, mặc dù hệ số của biến vẫn mang dấu dƣơng nhƣng lại không có ý nghĩa thống kê. Với các nhóm ngành còn lại, biến đều có hệ số dƣơng với mức ý nghĩa cao.

2.2.3.2. Năng suất của mỗi người trong độ tuổi lao động của nước nhập khẩu ( )

Tác động của năng suất ngƣời lao động nƣớc nhập khẩu tới kim ngạch xuất khẩu của các tiểu ngành không thực sự rõ ràng nhƣ với cả ngành. Trong số 5 tiểu ngành, chỉ có nhóm đá quý và kim loại quý chịu tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 5%. Với các nhóm còn lại, có nhóm biến có hệ số dƣơng, có nhóm biến này lại có hệ số âm, nhƣng đều không có ý nghĩa thống kê.

Tác động của yếu tố khoảng cách địa lý tới kim ngạch xuất khẩu của các tiểu ngành cũng không thực sự rõ ràng nhƣ với cả ngành. Trong số 5 tiểu ngành, chỉ có nhóm gốm sứ mỹ nghệ chịu tác động ngƣợc chiều với mức ý nghĩa 1%. Với các nhóm còn lại, có nhóm biến có hệ số dƣơng, có nhóm biến này lại có hệ số âm, nhƣng đều không có ý nghĩa thống kê.

2.2.3.4. Biến giả ASEAN

Trong mô hình với cả ngành, biến giả ASEAN có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ với mức ý nghĩa cao (1%).

Trong mô hình với các tiểu ngành, tác động của biến giả ASEAN lại không thực sự rõ ràng, thậm chí với hai nhóm sản phẩm thủy tinh và khảm trai, biến này lại có tác động ngƣợc chiều với mức ý nghĩa 5%.

Các kết quả trên đƣợc tóm tắt trong bảng 2.8.

Qua bảng tổng hợp này có thể rút ra kết luận rằng: Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội vẫn có xu hƣớng hƣớng tới các nền kinh tế có quy mô lớn, thể hiện qua GDP cao. Yếu tố thu nhập của ngƣời dân nƣớc nhập khẩu (thể hiện qua năng suất bình quân của mỗi lao động); yếu tố khoảng cách địa lý không có tác động thực sự rõ rệt với các tiểu ngành. Yếu tố thành viên ASEAN mặc dù có xu hƣớng tác động tích cực với cả ngành, nhƣng lại tác động tiêu cực tới hai tiểu ngành là thủy tinh và khảm trai.

Bảng 2.8: Tóm tắt xu hƣớng tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và kim ngạch xuất khẩu các tiểu ngành nói riêng của Hà Nội trong giai đoạn 2005 – 2009

Yếu tố Tác động tới

cả ngành

Tác động tới từng tiểu ngành

Gốm sứ Thủy tinh Đá quý, kim

loại quý Khảm trai

Tác phẩm nghệ thuật, đồ

cổ

GDP nước nhập

khẩu Cùng chiều Cùng chiều Cùng chiều X Cùng chiều Cùng chiều

Năng suất lao động bình quân nước nhập khẩu

Cùng chiều X X Cùng chiều X X

Khoảng cách tới

Hà Nội Ngƣợc chiều Ngƣợc chiều X X X X

Thành viên

ASEAN Cùng chiều X Ngƣợc chiều X Ngƣợc chiều X

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp Chú thích: Ký hiệu X chỉ trƣờng hợp hệ số của các biến không có ý nghĩa thống kê nên chƣa thể kết luận đƣợc

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG THỦ CÔNG MỸ

NGHỆ TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Mô hình định lượng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của hà nội giai đoạn 2005 2009 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)