2. Mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất
2.1. Mô hình với cả ngành thủ công mỹ nghệ
2.1.1. Mô hình
Nhƣ đã giới thiệu, mô hình này đƣợc xây dựng nhằm đánh giá tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu toàn bộ ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội trong giai đoạn 2005 – 2009. Trên cơ sở lý thuyết ở chƣơng 1, những phân tích ở các phần trên, và sự sẵn có của số liệu, nhóm nghiên cứu lựa chọn hồi quy mô hình sau:
Trong đó:
: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội sang nƣớc i trong năm t (tính bằng USD)
: GDP của nƣớc i trong năm t
: Số ngƣời trong độ tuổi lao động (Labor force) của nƣớc i trong năm t : Khoảng cách từ thủ đô của nƣớc i tới Hà Nội
: Biến giả (dummy variable) nhận giá trị bằng 1 nếu nƣớc i là thành viên ASEAN tính đến năm t, nhận giá trị bằng 0 trong các trƣờng hợp còn lại
: các hệ số thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình
: nhiễu ngẫu nhiên
Trong mô hình này, các biến ; biểu thị những tác động của cầu hàng nhập khẩu. Trong đó, biến ,nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 1, cho biết năng suất của mỗi ngƣời trong độ tuổi lao động ở nƣớc nhập khẩu. Đại lƣợng này cũng có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ thu nhập bình quân đầu ngƣời khi xác định
khả năng chi trả cho hàng hóa của ngƣời dân ở nƣớc nhập khẩu. Còn các biến và thuộc nhóm yếu tố hấp dẫn, cản trở. Trong đó, biến giả
biểu thị những tác động sau đây:
Tác động của việc tham gia khu vực mậu dịch tự do: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những khu vực mậu dịch tự do quan trọng nhất mà Việt Nam tham gia với tƣ cách thành viên. Với việc thực hiện lộ trình giảm dần thuế quan xuống 0 – 5% và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan với đa phần các nhóm hàng cũng nhƣ hài hòa thủ tục hải quan giữa các nƣớc, chắc chắn AFTA sẽ có những tác động không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ.
Tác động từ sự gần gũi về mặt địa lý
Tác động từ sự tương đồng về mặt văn hóa
Đó đều là những tác động rất quan trọng trong nhóm các yếu tố hấp dẫn, cản trở. Vì vậy, việc cho biến giả vào mô hình là cần thiết để có thể đánh giá đầy đủ tác động của những yếu tố đó.
Trong một số trƣờng hợp, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội sang nƣớc i nhận giá trị bằng 0 trong năm t. Do vậy, để dễ dàng hơn trong việc ƣớc lƣợng, mô hình sẽ đƣợc điều chỉnh bằng cách thay giá trị bằng giá trị . Mô hình mới là:
(*)
Vì kim ngạch xuất khẩu tính bằng đồng USD và có giá trị tƣơng đối lớn nên việc thay bằng ảnh hƣởng không đáng kể tới kết quả của mô hình gốc ban đầu. Do vậy, nhóm tác giả sẽ hồi quy với mô
hình (*) và coi đó là kết quả của mô hình định lƣợng phân tích các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội trong giai đoạn 2005 – 2009.
2.1.2. Số liệu
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc chúng tôi tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã thống kê luồng hàng hóa xuất đi từ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2005 – 2009 và cung cấp các thông tin chi tiết về hàng hóa xuất khẩu (theo mã HS), quốc gia nhập khẩu, giá trị hàng xuất khẩu và đơn vị tiền tệ tính giá trị của hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã cộng kim ngạch xuất khẩu tất cả các hàng hóa của tất cả các doanh nghiệp vào một thị trƣờng trong một năm để biết đƣợc tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội vào nƣớc đó trong năm.
Số liệu về GDP, số ngƣời trong độ tuổi lao động (Labor force) của các quốc gia đƣợc chúng tôi tổng hợp từ nguồn của Ngân hàng Thế giới World Bank23.
Số liệu về khoảng cách địa lý giữa Hà Nội với thủ đô của các quốc gia trên thế giới đƣợc chúng tôi tổng hợp từ nguồn của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Pháp CEPII 24
(tiếng Pháp: Centre d’Etudes Prospectives et d’Informations Internationales).
Số liệu về biến giả ASEAN do nhóm nghiên cứu tự tổng hợp.
23
Số liệu về GDP: http://search.worldbank.org/data?qterm=gdp&language=EN; Số liệu về Labor force:
http://search.worldbank.org/data?qterm=labor+force&language=EN&format=, truy cập ngày 11/6/2011
24
2.1.3. Kết quả ước lượng
Mô hình đƣợc ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS). Kết quả ƣớc lƣợng mô hình đƣợc thể hiện trong bảng 2.4. Trong đó, hệ số R2
của mô hình đạt mức 52%, chứng tỏ các biến đƣợc lựa chọn trong mô hình đã giải thích đƣợc 52% sự biến động tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội trong giai đoạn 2005 – 2009. Hệ số của các biến trong mô hình cũng đều có mức ý nghĩa rất cao.
Bảng 2.4: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình với cả ngành thủ công mỹ nghệ
(OLS model) 1.423*** (19.08) 0.525*** (4.85) – 0.948*** (– 3.90) 2.251*** (2.93) Hằng số – 26.397 *** (– 9.67) R2 0.5252 Adjusted R2 0.5230
Số quan sát 851
Nguồn:Tính toán của nhóm tác giả Chú thích: R2 và Adjusted R2 là các hệ số biểu thị mức ý nghĩa của mô hình. Số trong ngoặc là thống kê t (t – statistics) dựa trên sự thay đổi của phƣơng sai sai số (heteroskedasticity – robust standard errors). Các ký hiệu *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa của các hệ số, lần lƣợt là 10%, 5% và 1%.
Dựa vào kết quả ƣớc lƣợng trên, dƣới đây nhóm nghiên cứu sẽ biện luận cụ thể tác động của từng yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội:
2.1.3.1. GDP của nước nhập khẩu ( )
Đại diện cho quy mô nền kinh tế của nƣớc nhập khẩu, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến GDP nƣớc nhập khẩu có tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Cụ thể: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu GDP nƣớc nhập khẩu tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Hà Nội sang nƣớc đó sẽ tăng 1.423%.
2.1.3.2. Năng suất của mỗi người trong độ tuổi lao động của nước nhập khẩu ( )
Năng suất của mỗi ngƣời trong độ tuổi lao động của nƣớc nhập khẩu thể hiện khả năng chi trả cho hàng hóa của ngƣời dân ở nƣớc đó. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến này có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội. Cụ thể: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu năng suất mỗi ngƣời trong độ tuổi lao động của nƣớc nhập khẩu tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào nƣớc đó tăng 0.525%.
Là biến số thuộc nhóm yếu tố hấp dẫn/ cản trở, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy khoảng cách giữa Hà Nội tới thủ đô của nƣớc nhập khẩu có tác động ngƣợc chiều đến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Cụ thể: Khi các yếu tố khác không đổi, nếu khoảng cách từ Hà Nội tới thủ đô nƣớc nhập khẩu tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào nƣớc đó giảm 0.948%
2.1.3.4. Biến giả ASEAN
Nhƣ đã phân tích, biến giả ASEAN biểu thị cho tác động của các yếu tố thuộc nhóm hấp dẫn/ cản trở nhƣ: việc gia nhập các khu vực mậu dịch tự do, sự gần gũi về mặt địa lý, sự tƣơng đồng về mặt văn hóa. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy biến này có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Cụ thể: Khi các yếu tố khác không đổi, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ vào một quốc gia ASEAN cao hơn vào một quốc gia ngoài ASEAN là 2.251%.
Bảng 2.5: Tóm tắt xu hƣớng tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Yếu tố Tác động tới kim ngạch xuất khẩu
thủ công mỹ nghệ
GDP nƣớc nhập khẩu Cùng chiều
Năng suất bình quân trên 1 lao động nƣớc nhập khẩu
Cùng chiều
Khoảng cách tới Hà Nội Ngƣợc chiều Thành viên ASEAN (Nhận giá trị
bằng 1 nếu là thành viên ASEAN)
Cùng chiều
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Qua kết quả này có thể tạm kết luận sơ bộ nhƣ sau: Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội có xu hƣớng hƣớng tới các thị trƣờng phát triển, có mức sống cao, không quá xa về mặt địa lý. Những kết luận này cũng phù hợp với đặc điểm về hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã nêu ở chƣơng 1, cũng nhƣ những phân tích khái quát về tình hình xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2005 – 2009 ở phần 1 của chƣơng 2. Ngoài ra, qua kết quả ƣớc lƣợng cũng có thể cho rằng ASEAN là một trong những thị trƣờng trọng tâm của hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội.