Đoạn văn sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: nghị luận, tự sự (0.25đ)

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 26 - 29)

- Tác dụng (0.25đ):

Việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khiến bài phát biểu trở nên hấp dẫn, khách quan, thuyết phục. Cụ thể:

+ Phương thức nghị luận giúp tác giả thể hiện được quan điểm của mình với vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

+ Phương thức tự sự khiến cho bài phát biểu trở nên hấp dẫn, sinh động, chân thực,….

Câu 2.

Theo GS Ngơ Bảo Châu, có hai cách để người lớn hướng nghiệp cho học sinh. Đó là:

- để các em được trải nghiệm, cọ xát và có cái nhìn thực tế về nghề nghiệp; - để trẻ tiếp xúc với những người tài năng, có lịng u nghề để truyền đam mê cho các em.

Ngoài ra, người lớn cần đối thoại với trẻ để thể hiện được quan điểm của mình và mình hiểu tâm tư của con, từ đó định hướng được con đường phù hợp nhất cho con.

* Nếu đồng tình, HS có thể lập luận theo hướng:

...việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nên có sự tham gia của cả gia đình, xã hội vì:

- Nếu để các con tự lựa chọn nghề nghiệp thì có thể khơng thực tế vì ảnh hưởng từ truyền thơng, phim ảnh.... Vì vậy, các con cần có sự định hướng của gia đình, nhà trường.

- Nếu chỉ nhà trường hoặc gia đình làm cơng việc này sẽ khơng đủ thơng tin cho các em lựa chọn trước ngưỡng cửa cuộc đời. Cho nên phải có sự kết hợp của cả gia đình và nhà trường.

....

* Nếu khơng đồng tình, HS có thể lập luận theo hướng: nghề nghiệp là của bản thân mỗi người nên người đó có quyền lựa chọn, tự quyết đinh tuỳ theo năng lực, đam mê, điều kiện,...

Câu 4. Học sinh rút ra 01 bài học có ý nghĩa với bản thân và những người

xung quanh - đặc biệt là các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng của cuộc đời. Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau nhưng câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục, phù hợp với nội dung văn bản.

………………………..Đề số 3. Đề số 3.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thách thức lớn nhất đối với bất kì con người nào có lẽ là sức ì hay cịn được biết tới với khái niệm "lười". Lười không những làm cho con người đứng im tại chỗ mà nó cịn là sát thủ của những giấc mơ, hồi bão hay bất kì kế hoạch nào còn dang dở của chúng ta.

Vậy, làm thế nào để bớt lười? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người đưa ra nhất, câu trả lời thường gặp nhất nằm trong tâm trí của chúng ta, phải vượt qua sức ì của bản thân để tiếp tục với những tương lai tươi sáng hơn.

Kaizen (sự cải tiến) là tên của một nguyên lí sống và làm việc nổi tiếng do người Nhật khởi xướng (…). Trọng tâm của Kaizen là lấy ít làm nhiều, “năng nhặt chặt bị”. Đó là lí do vì sao khi Kaizen tiếp cận các nước Âu - Mĩ,

các chuyên gia ngôn ngữ đã dịch cụm từ này thành “continuous improvememt” (cải tiến liên tục). Ở thì hiện tại, Kaizen cũng được hiểu là ngun lí một phút - Nếu phải làm việc trong vài giờ đồng hồ, bạn sẽ ái ngại; nhưng nếu chỉ làm việc trong một phút, bạn có thấy mình sẵn sàng hơn?

Các chun gia cho biết, thực tế rất nhiều nguời đặt quyết tâm để đạt được mục tiêu, vuợt qua thử thách nhưng rồi bỏ cuộc giữa chừng và tự an ủi mình chưa sẵn sàng và sẽ làm vào tuần sau, tháng sau, năm sau. Và tất nhiên cuối cùng bạn chẳng hoàn thành được việc gì cả do bệnh … lười.

Nguyên lí Kaizen thường được đùa vui là phương pháp sống tối ưu cho người lười. Lí do đơn giản là vì thực hành Kaizen có thể mang lại hiệu quả to lớn mà không ép người ta phải hao tâm tổn sức trong một thời gian ngắn. Đối với “người lười”, quả thực chỉ vài phút đọc sách hay tập nhạc cụ không phải là thách thức lớn. Mặt khác, Kaizen cịn có lợi ở chỗ giúp bạn học thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực song song vì mỗi ngày bạn chỉ cần học mỗi cái một chút. (…)

(Theo https://dantri.com.vn/viec-lam/ hoc-nguoi-nhat-cach-tri-benh-luoi-bieng-vo-cung-hieu-qua)

Câu 1. Đoạn văn bản đề cập tới những tác hại nào của bệnh lười ? (0.5 điểm) Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: Nguyên lí Kaizen (ngun lí mơt phút) là

phương pháp sống tối ưu cho người lười? (0.5 điểm)

Câu 3. Hãy đưa ra ít nhất ba lí lẽ để trả lời câu hỏi của tác giả: làm thế nào để

bớt lười?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Căn bệnh này (bệnh lười) tuy

không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người khơng quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành người vơ dụng” khơng? Vì

sao? (1.0 điểm)

Gợi ý làm bài

Câu 1. Những tác hại của bệnh lười đựơc đề cập trong đoạn trích là: - Lười làm cho con người đứng im tại chỗ;

- Lười là sát thủ của những giấc mơ, hồi bão hay bất kì kế hoạch nào cịn

- Lười làm chúng ta không đạt được mục tiêu, vượt qua thử thách.

Câu 2. Tác giả cho rằng: Nguyên lí Kaizen (ngun lí mơt phút) là phương

pháp sống tối ưu cho người lười vì:

- Ngun lí đó giúp bạn vượt qua sức ì của bản thân để tiếp tục với những

tương lai tươi sáng hơn.

- Thực hành Kaizen có thể mang lại hiệu quả to lớn mà không ép người ta phải

hao tâm tổn sức trong một thời gian ngắn. Nguyên lí một phút cịn có lợi ở chỗ giúp bạn học thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực song song vì mỗi ngày bạn chỉ cần học mỗi cái một chút.

Câu 3. Học sinh đưa ra các lí lẽ thuyết phục, phù hợp. Câu 4.

* HS bày tỏ được quan điểm của bản thân

* HS có nhiều cách lý giải cho quan điểm của mình. Có thể: Đồng tình/ Khơng

đồng tình/ Vừa đồng tình vừa khơng đồng tình.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 26 - 29)