Nếu đồng tình, HS có thể lí giải theo hướng:

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 29 - 48)

Những người mắc bệnh lười thường khơng có ý chí phấn đấu, ngại khó, dễ bng xi, phó mặc, sống khơng có mục đích, khơng có lí tưởng sống, khơng giúp ích gì cho xã hội... Vì vậy, nếu… khơng quyết tâm chạy chữa thì họ có thể

trở thành người vơ dụng.

....

- Nếu khơng đồng tình, HS có thể lí giải theo hướng:

Lười không phải là căn bệnh nguy hiểm, chỉ là một thói xấu. Những người bị đánh giá là lười có thể chỉ lười về một mặt nào đó chứ khơng phải tất cả. Họ vẫn có những đóng góp nhất định. Cho nên, họ không thể bị coi là người vô dụng….

………………………..Đề số 4. Đề số 4.

Cuộc cánh mạng khoa học - kỹ thuật những năm giữa của thế kỷ 20 đã mang tới cho nhân loại nhiều sản phẩm mới có giá trị, trong đó có nhựa. Nhựa đã nhanh chóng đi vào đời sống con người ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức cộng với khả năng thu gom, tái chế, tái sử dụng khơng tương thích khiến chất thải nhựa tràn lan trong môi trường, gây nên “ô nhiễm trắng”. (...)

Dọc dài đất nước, rác thải nhựa dùng một lần: túi ni-lông, chai nước nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thức ăn vứt la liệt trên nhiều bãi biển, điểm du lịch nổi tiếng đã khơng cịn là chuyện hiếm thấy. Sau mỗi lễ hội, sự kiện lớn diễn ra ở sân vận động, các phố đi bộ cũng tràn ngập rác trong đó túi ni-lơng chiếm phần lớn. Vừa qua, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng đã có chuyến đi từ bắc vào nam chụp ảnh rác thải, trong đó có những bức ảnh khiến mọi người phải chống váng, đau lịng: những dịng kênh, những vạt rừng ngập mặn, những bờ biển... ken đặc, ngập ngụa rác thải nhựa. Trên một hịn đảo nhỏ, người dân khơng hề có chỗ thu gom rác thải mà đổ trực tiếp xuống biển.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm môi trường do chất thải nhựa ngày một gia tăng. Nguồn chất thải nhựa chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, cơng nghiệp, nơng nghiệp, giao thơng vận tải, y tế, xây dựng... Đáng chú ý, mức tiêu thụ nhựa ở Việt Nam bình quân tăng từ 3,8kg/người/năm (năm 1990) lên 41kg/người/năm vào năm 2015. Mặc dù lượng rác thải nhựa ngày càng tăng, nhưng phần lớn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định. Số liệu thống kê của Bộ Tài ngun và Mơi trường (TNMT) cho thấy: Trung bình mỗi ngày TP Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 6.000 tấn rác, trong đó rác thải ni-lơng chiếm từ 7% đến 8%. Theo tính tốn của các chun gia trong lĩnh vực môi trường, nếu khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi ni-lơng khơng được tái sử dụng mà thải bỏ hồn tồn, thì lượng chất thải nhựa và túi ni-lơng thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm...

(Theo: https://www.nhandan.com.vn/hangthang /o-nhiem-trang hien-huu. html, 31/05/2019)

Câu 1. Hiện tượng khơng cịn là chuyện hiếm thấy suốt dọc dài đất nước ta mà

tác giả bài viết nêu ra trong đoạn trích trên là hiện tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu một định nghĩa về “Ơ nhiễm trắng”.

(0.5 điểm)

Câu 3. Đoạn trích sử dụng rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc đưa ra

các số liệu cụ thể đó có tác dụng gì? (1.0 điểm)

Câu 4. “Ơ nhiễm trắng đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu và được xem

là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu”. Anh /chị

có đồng tình với ý kiến trên khơng? Vì sao? (1.0 điểm)

Gợi ý làm bài

Câu 1. Hiện tượng khơng cịn là chuyện hiếm thấy suốt dọc dài đất nước ta mà

tác giả bài viết nêu ra trong đoạn trích trên là:

- Trên nhiều bãi biển, điểm du lịch nổi tiếng, túi ni-lông, chai nước nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thức ăn vứt la liệt.

- Sau mỗi lễ hội, sự kiện lớn diễn ra ở sân vận động, các phố đi bộ cũng tràn ngập rác trong đó túi ni-lơng chiếm phần lớn.

- Những dòng kênh, những vạt rừng ngập mặn, những bờ biển... ken đặc, ngập ngụa rác thải nhựa.

Câu 2. “Ô nhiễm trắng” là loại ơ nhiễm do rác thải nhựa (trong đó túi ni-lơng

chiếm phần lớn) gây ra cho mơi trường.

Câu 3.

- Đoạn trích đưa ra các số liệu cụ thể sau:

+ Mức tiêu thụ nhựa ở Việt Nam bình quân tăng từ 3,8kg/người/năm (năm

1990) lên 41kg/người/năm vào năm 2015.

+ Trung bình mỗi ngày TP Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 6.000 tấn rác, trong đó rác thải ni-lơng chiếm từ 7% đến 8%.

+ Nếu khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi ni-lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hồn tồn, thì lượng chất thải nhựa và túi ni-lơng thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm...

- Việc đưa ra có số liệu cụ thể có tác dụng:

+ Giúp cho mọi nguời thấy được mức độ đáng báo động của việc tiêu thụ và xả rác thải nhựa ở Việt Nam.

Câu 4.

HS trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình về ý kiến được đưa ra, có thể là đồng tình hoặc khơng đồng tìnhsong cần lí giải thuyết phục, diễn đạt hợp lí

- Nếu đồng tình, HS có thể triển khai theo ý:

“Ô nhiễm trắng” do rác thải nhựa và túi nilon gây ra đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Nó thực sự là một thảm hoạ và trở thành vấn đề cấp thiết tồn cầu, được xem là thách thức mơi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.

- Nếu khơng đồng tình, HS có thể triển khai theo ý:

“Ơ nhiễm trắng” do chính con người tự gây nên cho chính bản thân mình . Vì vậy, nạn ơ nhiễm này có thể hạn chế và khắc phục được nếu con người có những động thái cụ thể. Do đó, “Ơ nhiễm trắng” chưa đến mức trở thành vấn đề cấp thiết tồn cầu, chưa phải là thách thức mơi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu.

………………………..Đề số 5. Đề số 5.

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà khơng làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn

kilơmét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế tồn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trơi qua vơ vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời - Nhà báo Trường Giang. www.chungta.com) Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra dẫn chứng được dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tế trí thức

đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. (0.5 điểm)

Câu 2. Vì sao lãng phí thời gian là mất tuyệt đối? (0.5 điểm)

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức,

để thời gian trơi qua vơ vị là có tội với đời, với tương lai đất nước ? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Thời gian là vàng. Nhưng vàng

thì mua được mà thời gian khơng mua được hay khơng? Vì sao? (1.0 điểm)

Gợi ý làm bài

Câu 1. Dẫn chứng được nêu ra để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tế trí thức đã và

đang làm cho thời gian trở nên vô giá :

- Chưa đầy một giờ, cơng nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép - Con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilơmét.

Câu 2.

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Vì:

- … mất thời gian thì đố ai có thể tìm lại được bởi: thời gian là một dịng chảy thẳng; khơng bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui, qua là mất.

Câu 3. Tác giả cho rằng: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời

gian trôi qua vơ vị là có tội với đời, với tương lai đất nước là vì:

-“Giải trí” là dành thời gian hợp lí để vui chơi, thư giãn,…giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta có thể thực hiện tiếp những cơng việc đã dự tính. Đây là một hoạt động thực sự cần thiết, một biểu hiện của lối sống khoa học.

- “Chơi bời” là sự vui chơi quá mức, tiêu tốn thời gian một cách vơ ích, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa -> huỷ hoại bản thân, khơng cống hiến được gì cho đất nước, có tội với đời.

Câu 4.

HS nêu được ý kiến của mình (có thể: đồng tình/khơng đồng tình/vừa đồng tình vừa khơng đồng tình), lí giải thuyết phục, diễn đạt hợp lí.

Chẳng hạn,nếu đồng tình với quan điểm, có thể lí giải theo hướng: + Thời gian là vàng: thời gian quý như vàng.

+ Vàng thì mua được: vàng: thứ vật chất hữu hình, q, có giá trị, có thể mua được bằng tiền.

+ Thời gian khơng mua được: thời gian: thứ vơ hình, khơng thể mua được bằng tiền, qua đi là mất, mất là khơng tìm lại được.

-> Thời gian là tài sản vơ giá.

Vì vậy, mỗi người cần biết trân quý thời gian, sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lý để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.

………………………..Đề số 6. Đề số 6.

Đất nước mình bé nhỏ vậy thơi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy Đất nước mình khơng ngại ngần tiếp tế Dù mình cịn nghèo nhưng mình khơng thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình khơng lo dịch nạn Mà chỉ là vì mình khơng thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ khơng có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

(Đất nước ở trong tim,Chu Ngọc Thanh)

Câu 1. Đoạn thơ trên nhắc đến những điều phi thường nào mà đất nước Việt Nam bé nhỏ đã làm được trong dịch bệnh hiểm nguy? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, đâu là cội nguồn sức mạnh để Việt Nam có thể làm được những điều phi thường ấy? Cội nguồn sức mạnh đó gợi cho anh/chị liên tưởng đến những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nào? (0.75 điểm)

Câu 3. Câu nói: “Trong cuộc chiến này sẽ khơng có một ai bị để lại”là của ai? Việc trích dẫn câu nói ấy trong đoạn thơ có tác dụng gì? (0.75 điểm)

Câu 4. Đế cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh CoVid - 19, anh/chị đã, đang và sẽ làm gì? Trong vai một tuyên truyền viên, hãy gửi tới mọi người một thông điệp về đại dịch mà anh/chị tâm đắc nhất. (1.0 điểm)

Gợi ý làm bài

Câu 1. Đoạn thơ trên đã nhắc đến những điều phi thường mà đất nước Việt

Nam bé nhỏ đã làm được trong dịch bệnh hiểm nguy là: - Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lịng chống dịch thốt nguy - Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

- Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

- Đất nước mình khơng ngại ngần tiếp tế Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

(chú ý: HS có thể đưa ra câu trả lời bằng việc diễn xuôi ý thơ nhưng vẫn phải chỉ đúng những việc Việt Nam đã làm được nêu trong đoạn trích)

Câu 2.

- Theo tác giả, cội nguồn sức mạnh để Việt Nam có thể làm được những điều

phi thường ấy là:

+ Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

+ Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. + Bởi: …trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

- Cội nguồn sức mạnh đó gợi cho anh/chị liên tưởng đến những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nào?

HS có thể nêu ra một trong số các câu sau: Lá lành đùm lá rách; hoặc: Nhiễu

điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng; hoặc: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống những chung một giàn; hoặc: Thương người như thể thương thân,..

Câu 3.

- Câu nói: “Trong cuộc chiến này sẽ khơng có một ai bị để lại” là của thủ tướng chính phủ đương thời nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tác dụng của việc trích dẫn câu nói:

+ Làm bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu tính biểu cảm, giàu sức thuyết phục.

+ Thể hiện tinh thần, truyền thống nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam: tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm cao cả, sự quan tâm lớn lao của chính phủ với cơng dân của mình trong đại dịch CoVid - 19.

-Học sinh nêu ra được các việc làm thiết thực của bản thân trong việc cùng cả nước chung tay phòng chống dịch bệnh CoVid - 19.

- Học sinh nêu được thông điệp: Chẳng hạn:

+ Sống nhân ái, có trách nhiệm + Chống dịch như chống giặc

+ Đoàn kết chiến thắng đại dịch ,…

………………………..Đề số 7. Đề số 7.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới - Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ. Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc. Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu môn Ngữ văn trong bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 29 - 48)