Xây dựng môi trờng văn hoá doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu 754 Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản khu vực I (Trang 30 - 34)

II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lựctại công ty cổ phần thuỷ sản khu vực

4.Xây dựng môi trờng văn hoá doanh nghiệp:

Văn hoá doanh nghiệp là sự thể hiện các mối quan hệ giữa ngời với ngời trong doanh nghiệp và giữa con ngời với khách thể kinh doanh. Đó là những nhận thức tồn tại trong các tập thể lao động, có khả năng chi phối mọi hành động, suy nghĩ và thói quen của họ: Là những chuẩn mực khuôn mẫu có tính truyền thống trong doanh nghiệp mà mọi thành viên phải noi theo.

Đó cũng là toàn bộ giá trị tinh thần và vật chất có đợc trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức, đã trở thành chuẩn mực ứng xử, chất keo gắn và nền tảng nhân hoà trong tập hợp và thúc đẩy các cá nhân, các bộ phận tạo ra sức mạnh hớng vào việc đạt mục tiêu chung.

Văn hoá doanh nghiệp đợc coi với t cách nh là gien của doanh nghiệp, nó thể hiện qua các tính chất hay tính bản ngã - dấu ấn riêng, tính đặc thù, bản sắc của doanh nghiệp. Tổ chức có tính bản ngã tạo điều kiện hoà nhập vào nền kinh tế thị tr- ờng mà không bị hoà tan. Dựa trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích cực nh nhau ở tất cả các cá nhân, các cán bộ trớc những vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Văn hoá thúc đẩy sự hợp tác đồng thời tạo điều kiện phát huy dân chủ đối với mọi thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá tổ chức tốt sẽ tạo ra sự đồng lòng trên

dới, mọi ngời có tình cảm lành mạnh, gắn bó với doanh nghiệp và cảm thấy nh cùng chung con thuyền vận mệnh với doanh nghiệp. Nhờ vậy mà lãnh đạo doanh nghiệp không phải mất thời gian trong việc đối nhân xử thế đối với phản ứng tiêu cực mà tập trung vào công việc chính của Công ty tốt hơn.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng là xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Triết lý ấy đề cao giá trị nhân văn nhân bản của sản xuất kinh doanh. Nó nói lên rằng xuyên suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đề cao những giá trị gì, và dựa vào giá trị gì để gắn kết, thúc đẩy mọi ngời trong tổ chức. Nó là phơng châm ứng xử của doanh nghiệp không chỉ nội bộ mà còn thể hiện cho khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh biết đợc t tởng chủ đạo, quán xuyến mà doanh nghiệp theo đuổi, nhờ đó mà tồn tại phát triển đồng thời là cái mà doanh nghiệp có thể cống hiến tốt nhât cho khách hàng. Triết lý kinh doanh giống nh biểu tợng về văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp muốn thực hiện nó, muốn nó đi vào lòng mỗi khách hàng nh một dấu ấn riêng khi cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho họ. Trong kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn gây dựng lòng tin đối với khách hàng đối tác của mình. Lòng tin có vai trò vô cùng to lớn trong việc khẳng định vị trí, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trờng, đó là nhãn hàng vô hình, là uy tín tối thơng của doanh nghiệp.Văn hoá xây dựng lòng tin trong kinh doanh xuất phát từ tinh thần văn hoá, thể hiện ở sự nỗ lực hớng tới cái chân, thiện, mỹ trong giao dịch và sản xuất kinh doanh. Cố gắng đem cái tốt nhất cho khách hàng, lấy điều mình mong muốn chính đáng mà c xử với khách hàng, triệt để trong kinh doanh, theo đuổi phơng châm xử thế văn hoá tới cùng để đạt đợc mục đích. Văn hoá thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh xây dựng động cơ làm giàu chính đáng ở mỗi ngời. Văn hoá làm cho con ngời cân bằng hơn.

Nói tóm lại, xây dựng đợc một nền tảng văn hoá doanh nghiệp tốt tất yếu cũng là sự biểu hiện xuất sắc trong các chính sách lãnh đạo của doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh nói lên một chính sách quản lý nhân lực tốt để doanh nghiệp tới sự thành công.

Trong hoàn cảnh thực tế, Công ty Cổ phần thuỷ sản khu vực I cần xây dựng một nền tảng văn hoá doanh nghiệp vững chắc và lành mạnh vì đó là công cụ đắc lực để quản lý nhân lực của Công ty hữu hiệu nhất.

Kết luận

Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trờng, làm thế nào để tồn tại và phát triển luôn là vấn đề nóng bỏng nhất. Vai trò của con ngời luôn là quan trọng nhất trong bất kỳ một cơ chế quản lý nào.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trờng. Doanh nghiệp đã không ngừng chủ động tìm kiếm bạn hàng, nỗ lực mở rộng thị trờng tiêu thụ, củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trờng nội địa, nâng cao uy tín với bạn hàng quốc tế. Thành công trên của Công ty là kết quả từ sự cố gắng không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên, trong đó không thể không nói tới những chính sách hợp lý, phù hợp của Ban lãnh đạo đối với công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty.

Bằng những kiến thức đã học, em đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác quản lý nguồn nhân lực. Đồng thời vận dụng những lý luận này để trình bày tình hình quản lý nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Thuỷ sản I, từ đó đa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại Công ty.

Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và trình bày chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong đợc sự chỉ đạo của các thầy cô để bài luận văn của em đợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Vũ Trọng Nghĩa – giáo viên hớng dẫn của em và cán bộ nhân viên trong Công ty Cổ phần Thuỷ Sản khu vực I đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành luận văn này.

Mục lục

Lời mở đầu

Chơng 1: giới thiệu sơ lợc về công ty cổ phần thuỷ sản khu vực I I. Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 754 Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản khu vực I (Trang 30 - 34)