Giải pháp nhằm nầng cao chất lượng du lịch Hà Nội 1.Về giao thông

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại TP. Hà Nội (Trang 40 - 45)

3.1.Về giao thông

- Các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch ở Hà Nội cần đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển khách du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhưng cần chú ý đến đặc điểm địa hình của Hà Nội để lựa chọn đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch cho phù hợp.

- Đối với khu vực nội thành Hà Nội: do đường phố nội thành Hà Nội chật hẹp, không gian bị hạn chế bởi hệ thống dây điện chằng chịt nên các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch nên đầu tư các loại phương tiện vận chuyển phù hợp với địa hình của phố cổ Hà Nội và thân thiện với môi trường, đó là các loại xe ô tô “sạch” như: ô tô chạy bằng ắc quy, ô tô đa động lực, ô tô chạy bằng pin nhiên liệu, ô tô chạy bằng khí thiên nhiên, tramway (xe ô tô điện bánh sắt)... phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

- Đối với khu vực ngoại thành Hà Nội: nên sử dụng hệ thống ô tô du lịch chất lượng cao công suất lớn vận chuyển khách du lịch đến các vùng phụ cận. Đồng thời phát triển tàu thủy du lịch cao cấp đưa khách đi tham quan các làng nghề, danh thắng ở các vùng ven sông Hồng, sông Đáy... Ngoài ra, Du lịch

Hà Nội cần nghiên cứu phát triển loại hình du lịch bằng máy bay trực thăng cho khách du lịch cao cấp. Đây là phương tiện vận chuyển cao cấp, độc đáo và mới lạ rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế.

- Đối với lái xe và phụ xe phục vụ khách du lịch ngoài yêu cầu chung, họ cần phải có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ du lịch và nếu phục vụ các đoàn khách quốc tế thì cần phải biết ngoại ngữ có thể giao tiếp với khách du lịch. Để thực hiện được vấn đề này có hiệu quả cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp và sự cố gắng của chính đội ngũ lái xe và phụ xe.

- Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 không chỉ đem lại lợi ích đối với doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho cả khách du lịch và những lợi ích khác. Chính vì vậy cần nhanh chóng triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bao gồm các giai đoạn: nâng cao nhận thức của tập thể lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp về sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9000, hiểu rõ lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000; xây dựng quy trình áp dụng ISO 9000 gồm các nội dung như: lựa chọn đơn vị tư vấn; xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng;thành lập ban chỉ đạo thực hiện dự án; thiết kế và áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000; đánh giá nội bộ;duy trì hệ thống chất lượng sau chứng nhận.

- Xúc tiến thành lập Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên. Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội.

- Để tăng tính thực thi những vấn đề nêu trên UBND thành phố Hà Nội cần chú trọng công tác quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...

3.2. Về nguồn nhân lực

Có sự phối hợp của các doanh nghiệp du lịch trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, hỗ trợ các nhà quản lý, chuyên gia du lịch tham gia các hội thảo khoa học, tham gia giảng dạy một số chuyên đề du lịch phù hợp tại trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các giảng viên tham quan, tìm hiểu các kiến thức mới, kỹ năng mới, cũng như sự quan tâm hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng thực hành trong các đợt đi thực tế, thực tập của học sinh - sinh viên, đảm bảo sự gắn kết giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Sự phối hợp này nhằm thực hiện chủ trương “Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng của xã hội”, hướng tới việc hợp tác lâu dài trong vấn đề đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội…

3.3. Về quy hoạch

Cần phải có sự quy hoạch đúng mức, không nên quá dàn trải và đem lại hiệu quả không cao.

Về phía các cơ quan quản lí của nhà nước cần có định hướng, đường lối phát triển, chiến lược phát triển dài hạn, đồng bộ các ngành hỗ trợ dịch vụ du lịch: giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, luật pháp du lịch.

Xây dựng các điểm du lịch thành chuỗi có sự gắn kết với nhau.

3.4. Về nhận thức của người dân

Nâng cao sự hiểu biết của người dân khu vực, địa bàn Hà Nội cũng như cả nước về giá trị cũng như tiềm năng của du lịch đem lại cho họ

3.5. Về mô hình du lịch

Phát triển các loại hình du lịch mới gắn với giá trị truyền thống văn hoá và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phát triển, khai thác tiềm năng du lịch thiện nguyện (loại hình du lịch tình nguyện).

Xây dựng các tour du lịch mới như : tour du lịch sông hồng,du lịch tàu thuỷ, du lịch trực thăng,…

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu thực tế khách du lịch quốc tế, được tiếp xúc và trao đổi với khách nước ngoài, chúng em càng hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ du lịch tại TP. Hà Nội. Theo góc nhìn của khách du lịch thì TP. Hà Nội cần phải cải thiện tình hình giao thông, nâng cao trình độ cho hướng dẫn viên du lịch, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ… Trong đề tài này, nhóm tác giả đã mạnh dạn điều tra và tìm ra các thực trạng và đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại TP. Hà Nội. Với sự hỗ trợ của TS. Nguyễn Vân Hà

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại TP. Hà Nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w