CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình Chợ truyền thống thành mô hình kết hợp Chợ với Trung tâm thương mại Thực trạng và giải pháp cho mô hình tại chợ Hàng Da (Trang 53)

Da sau khi chuyển đổi

4.1.1. Đối với chủ đầu tư

Chợ hàng da đã xây dựng và đi vào hoạt động nên việc khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chợ là vấn đề khó. Tại tầng hầm và tầng 1 là khu chợ dân sinh khách hàng vẫn khá đông nên có thể tiếp tục duy trì kinh doanh. Dưới đây là một số giải pháp của tác giả kiến nghị với chủ đầu tư để cải thiện tình hình kinh doanh.

- Thay đổi thiết kế

+ Thiết kế lại cổng ra vào chợ

Chủ đầu tư nên thiết kế lại cổng ra vào chợ như mở thêm các cửa ra vào chợ hoặc nới rộng cửa ra. Điều này sẽ giúp không gian mua sắm trong chợ trở nên trong lành, thoáng mát hơn, đảm bảo sức khỏe cho người mua, người bán trong chợ. Nếu có nhiều cửa, chợ có thể không cần sử dụng điều hòa, khi đó sẽ giảm chi phí tiền điện mà các hộ kinh doanh phải trả hàng tháng. Hơn nữa điều này còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra vào chợ dễ dàng.

+ Thiết kế lại bậc cầu thang xuống tầng hầm

Chợ Hàng Da nói riêng và các chợ kết hợp trung tâm thương mại nói chung đều thiết kế tầng hầm là khu chợ dân sinh với các bậc cầu thang dốc. Điều này khiến việc đi xuống tầng hầm là một thách thức đối với những người mua hàng nhất là người già. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân, chủ đầu tư nên tiến hành sửa chữa làm tăng chiều rộng của bậc cầu thang hoặc lắp đặt cầu thang lên xuống tầng tầm.

+ Đổi tên biển ở cổng tầng hầm và đặt ở những khu vực dễ nhìn

Chợ dân sinh của chợ Hàng Da mới được thiết kế ở tầng hầm và bị khuất sau khu trung tâm thương mại. Do đó, nếu từ ngoài đường nhìn vào người dân sẽ không biết được hoạt động của chợ cũng như các mặt hàng được bán trong chợ, lối ra vào tầng hầm. Bởi lẽ, quan niệm của người dân từ trước đến nay, chợ thường thiết kế trên mặt đất chứ chưa thấy chợ ở dưới tầng hầm. Mặt ngoài của chợ Hàng Da được thiết kế khang trang, cao tầng dễ khiến người dân lầm tưởng chợ là trung tâm thương mại khiến những người thu nhập thấp không dám vào. Vì vậy để người dân biết về sự tồn tại và mục đích của khu chợ dân sinh, ban quản lí cần thay thế tên biển thành “Chợ Hàng Da xưa”. Ngoài ra, tấm biển này cần thiết kế biển sao cho ấn tượng, thu hút sự chú ý và đặt ở mặt tiền của chợ, vị trí đông người qua lại. Ở các tầng trên bán các hàng hóa cao cấp với hoạt động giống trung tâm thương mại sẽ đề tên ”Khu trung tâm thương mại Hàng Da”.

+ Thay thế cửa đẩy tại khu vực chợ dân sinh

Việc sử dụng cửa kính đẩy mỗi khi ra vào chợ đã gây không ít sự khó khăn cho khách hàng nhất là những người già. Loại cửa này tạo cảm giác sang trọng, hiện đại thường được sử dụng ở các trung tâm thương mại, siêu thị, các shop, văn phòng nhưng không phù hợp khi lắp đặt ở cổng chợ. Vì vậy, các cửa kính

hiện nay ở khu chợ dân sinh nên thay bằng loại cửa xếp, cửa kéo, vào giờ chợ hoạt động nhân viên bảo vệ sẽ mở cửa cổng và đến khi hết giờ sẽ kéo cửa xuống. Đối với khu vực trung tâm thương mại thì không cần thay đổi.

- Tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm được bán trong chợ

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối lo ngại của xã hội, chất lượng đang trở thành tiêu chí được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu khi lựa chọn hàng hóa. Một trong những điểm bất cập của các chợ cóc, chợ tạm, quán ven đường là hàng hóa không đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Do đó để chợ Hàng Da có thể cạnh tranh được thì cần tạo ra sự khác biệt, đó là về chất lượng sản phẩm. Vấn đề chất lượng sản phẩm đặc biệt là mặt hàng thực phẩm được ban quản lý chợ Hàng Da hiện nay khá quan tâm, công tác kiểm định được thực hiện hàng ngày. Đây là một ưu điểm của chợ Hàng Da, tạo cho chợ lợi thế cạnh tranh so với các quán ven đường. Do đó, ban quản lý cần có biện pháp quảng cáo cho người dân về chất lượng của sản phẩm được bày bán trong chợ.

- Có chính sách ưu đãi giá thuê gian hàng để thu hút người bán kinh doanh tại chợ

Để sở hữu được một gian hàng tại chợ, các tiểu thương phải bỏ ra một khoản tiền ban đầu không nhỏ và hàng tháng còn phải đóng các khoản tiền thuế, tiền điện nước, vệ sinh,..Trong khi đó hàng lại không bán được, chi phí thuê mặt bằng quá lớn, không đủ trang trải nên dẫn đến tình trạng gian hàng bỏ trống cao. Vì vậy, để tránh sự lãng phí cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng, chủ đầu tư nên xem xét giảm giá cho thuê để khuyến khích các tiểu thương quay lại kinh doanh.

Để khắc phục tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ kết hợp trung tâm

thương mại là một bài toán khá nan giải bởi công tình đã được hoàn thành. Muốn giải bài toán này, các chủ đầu tư muốn sửa lỗi đầu tư cần phải mạnh dạn thay đổi từ gốc rễ của vấn đề. Việc chuyển đổi chợ là phù hợp với xu thế, nhưng cũng vẫn phải giữ những sinh hoạt văn hóa đặc trưng riêng của chợ truyền thống. Do đó chủ đầu tư cần phải tôn trọng những gì đã được coi là truyền thống và rất đỗi quen thuộc với cuộc sống của những người dân. Cần tập trung chuyển đổi về mặt cấu trúc cả về kỹ thuật và tư duy. Theo đó, mặt bằng cần được sửa chữa lại theo hướng theo hướng tôn trọng các hoạt động bên trong. Chủ đầu tư cần phải chú trọng đến các yếu tố kỹ thuật trong bán lẻ, không nên chia nhỏ, bịt kín không gian, điều này sẽ làm mất tính cộng đồng trong giao thương nên cần được thiết kế lại và phân ố theo mặt hàng. Để đảm bảo việc thuận tiện cho việc mua sắm cũng như sự thông thoáng, khu chợ dân sinh nên được đặt tại tầng 1, thiết kế khoảng cách giữa các gian cần đủ rộng để người dân có thể đi lại dễ dàng,… Vì vậy, các chủ đầu tư cần phải có một cuộc cách mạng trong đầu tư mới có thể đem lại hiệu quả được.

4.1.2. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước

- Xem xét và đưa ra giá thuê chỗ phù hợp với khả năng của các hộ kinh doanh

Nhà nước nên có một khung giá nhất định để khống chế giá cho thuê, thêm nữa, cần có những chính sách khuyến khích phù hợp như: kéo dài thời gian trả tiền, có thể trả dần trong 10 năm, 20 năm,…

Trước đây khi chưa chuyển đổi chợ người dân không phải trả tiền thuê đất nhưng khi chuyển đổi chợ sang chế độ doanh nghiệp thì các tiểu thương phải nộp tiền sử dụng đất. Do đó, thành phố nên nghiên cứu, xin ý kiến trung ương xem

xét có lộ trình, khi nhà đầu tư vào thì phân loại, xin cơ chế có thể miễn giảm tiền thuế đất. Như vậy, người thu nhập thấp mới có thể kinh doanh được trong chợ, các gian hàng được lấp đầy, hàng hóa đa dạng hơn giúp thu hút người dân vào chợ mua sắm.

- Dẹp bỏ triệt để chợ cóc, chợ tạm

Những người kinh doanh ở các chợ chuyển đổi phải trả một số tiền không nhỏ để thuê ki ốt, ngoài ra hàng tháng phải đóng các loại thuế nhưng việc buôn bán lại khó khăn. Trái lại, các quán vỉa hè, chợ cóc, chợ tạm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không phải mất nhiều tiền thuê mặt bằng thì kinh doanh tốt. Do đó, nếu chợ cóc, chợ tạm không được dẹp bỏ sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hộ kinh doanh tại chợ chính, không khuyến khích người bán thuê gian hàng tại các chợ chuyển đổi.

Vì vậy, công tác quản lí của nhà nước và chính quyền địa phương cần kiên quyết hơn nữa trong việc giải quyết dứt điểm các chợ cóc, các gánh hàng rong tại các tuyến phố. Các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cần

thường xuyên cử các đội tuần tra 3 lần 1 ngày giám sát, xử lí các tình trạng vi phạm. Cùng với đó, cần ban hành các quy định xử phạt khiêm khắc như phạt tiền đối với cả bên mua hàng và bên bán hàng.

Các ngành chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền để từng bước thay đổi ý thức tiêu dùng, mọi người bỏ thói quen mua sắm tùy tiện trên đường phố, hướng đến văn minh, hiện đại, an toàn. Từ đó sẽ bảo đảm hiệu quả các dự án đầu tư, bảo đảm trật tự đô thị và văn minh thương mại trên địa bàn.

4.2. Định hướng cho mô hình Chợ kết hợp Trung tâm thương mại trong thời gian tới

- Xem xét lại các dự án chuyển đổi chợ thành chợ kết hợp trung tâm thương mại

Chuyển đổi chợ là một xu hướng tất yếu do yêu cầu hội nhập kinh tế, với trung tâm thành phố như Hà Nội để đảm bảo văn minh. Tuy việc chuyển đổi thành chợ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại,…là một xu hướng tất yếu của nhưng không có nghĩa là sẽ thay thế được chợ. Vì vậy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần đưa ra các chính sách quy hoạch lại mạng lưới chợ cho hợp lí giữa các quận. Tại mỗi quận Thành phố sẽ lựa chọn một số chợ đảm bảo tiêu chuẩn quy định để nâng cấp, khắc phục hạn chế của chợ , đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó cũng có phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại,…nhưng phải tách bạch với chợ, chứ không xây dựng mô hình kết hợp nửa chợ, nửa trung tâm thương mại. Bởi mỗi loại hình chợ hay trung tâm thương mại có đối tượng khách hàng khác nhau, không thể cùng xây dựng trên một địa điểm .

Với các chợ đã như chợ Hàng Da hoặc đang trong quá trình chuyển đổi như chợ Mơ, việc nghiên cứu nhu cầu của người dân để chủ đầu tư đưa ra các phương án điều chỉnh, thay đổi lại cho phù hợp. Còn với các dự án chưa thực hiện, chủ đầu tư cần rút kinh nghiệm từ các dự án đã chuyển đổi để thiết kế cho phù hợp hoặc chuyển hướng đầu tư sao cho đảm bảo hiệu quả. Chẳng hạn từ việc khảo sát thực trạng tại một số công trình Chợ kết hợp Trung tâm thương mại, chủ đầu tư thấy được điểm bất cập tại các chợ đó là vị trí khu chợ dân sinh tại tâng hầm là bất hợp lí, có quá ít cửa ra vào,bất tiện khi gửi xe,…Từ những đánh giá đó, kết hợp việc điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến từ các hộ kinh doanh, người mua, người dân và các chuyên gia có thể giúp chủ đầu tư đưa ra phương án khả thi nhất

Từ thực tế thất bại của một số chợ sau khi chuyển đổi trên địa bàn Hà Nội như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam, Ô Chợ Dừa,…Thành phố Hà Nội cần tiến hành điều tra thị trường để xác định nhu cầu của người dân xem có nên xây dựng chợ hay trung tâm thương mại tại đó hay không. Theo quan điểm của tác giả, dù đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu đi chợ của người dân sẽ vẫn tồn tại, vì vậy việc dẹp bỏ hết các chợ trên địa bàn Hà Nội để thay thế bằng siêu thị, trung tâm thương mại hay mô hình hôn phối Chợ với Trung tâm thương mại là không hợp lí. Không những thế trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, đến một thời điểm nào đó hình thức mua bán trực tuyến phát triển rầm rộ thì việc xây dựng các Chợ kết hợp Trung tâm thương mại sẽ trở nên lãng phí. Do đó, Nhà nước cần xem xét lại phương hướng phát triển thương mại trong những năm tới. Dưới đây là kinh nghiệm duy trì, xây dựng chợ tại một số nước trên thế giới đáng để Việt Nam xem xét và cân nhắc lại về phương hướng chuyển đổi chợ.

- Nhà nước cần ban hành các văn bản quy định rõ ràng về việc phân loại, tiêu chuẩn của loại mô hình hỗn hợp này

Khi xem xét cải tạo các chợ phải tính toán hết sức kỹ lưỡng, chợ truyền thống tuy cải tạo nhưng vẫn giữ được văn hóa chợ. Cải tạo là làm nó đàng hoàng hơn, sạch hơn, ví dụ như phần bách hóa, có thể lắp cả điều hòa. Còn phần nông sản thì phân ô thế nào, người nào bán sáng, người nào bán chiều, mái như thế nào, khoảng không, công tác vệ sinh môi trường… đó là những cái cần cải tạo.

Ủy ban nhân dân các quận cần yêu cầu chủ đầu tư cần lưu ý thiết kế và quy hoạch sắp xếp từng ngành hàng phải đảm bảo điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, thoát hiểm khi có sự cố xảy ra… Mô hình thiết kế quầy sạp, ki ốt phải phù hợp với chợ dân sinh, đảm bảo điều kiện

kinh doanh của các hộ, phù hợp với tâm lý của người kinh doanh và người tiêu dùng tại chợ dân sinh.

Hiện nay thiết kế dành cho chợ truyền thống trong các trung tâm thương mại vẫn chưa thực sự hợp lý. Chợ dân sinh có quy mô và vịt trí quá khiêm tốn so với trung tâm thương mại và đang bị lấn át. Chẳng hạn, tại chợ Hàng Da, khu trung tâm thương mại ở ngay vị trí mặt tiền, còn khu chợ dân sinh lại nằm ở dưới tầng hầm, cổng chợ nằm phía sau bãi để xe nên khiến nhiều người nhìn vào lầm tưởng đây là một trung tâm thương mại. Để hạn chế những bất cập này, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Công thương cần dự thảo mô hình thiết kế công trình hỗn hợp chợ gắn với trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê... theo hướng trung tâm thương mại mới xây dựng trên diện tích của chợ cũ. Mặt khác, thiết kế phải ưu tiên sắp xếp, thiết kế vị trí đặt chợ truyền thống phù hợp, thuận tiện, bố trí khu vực bãi xe rộng rãi, đầy đủ và miễn thu phí trông giữ xe... Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng mô hình cải tạo chợ dân sinh thành công tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc. Chợ này được cải tạo lại cao 9 tầng, tầng 1 được xây dựng trên nền đất, không xây tường bao quanh, chỉ có các cột thông thoáng, các tầng trên mặt bằng được dành cho siêu thị. Thiết kế khu chợ dân sinh như vậy sẽ khắc phục được nhược điểm của chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam,… tạo điều kiện cho các hoạt động mua – bán của chợ truyền thống thuận tiện.

- Cần đưa ra chính sách quy hoạch Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại cho phù hợp với từng khu vực

Từ sự thất bại của một số chợ được chuyển đổi trên địa bàn vừa qua, chính quyền thành phố cùng các cấp, ngành liên quan cần tổng hợp, phân tích, đánh giá dựa trên những số liệu và tình hình thực tế của các dự án trước đó để tránh

đi mắc lại sai lầm. Việc chuyển đổi hay nâng cấp chợ phải tính tới tập tục, thói quen sinh hoạt và quan trọng nhất là nhu cầu thực tế, mật độ, quy mô dân cư. Các cơ quan chức năng và cấp có thẩm quyền cần khảo sát, đánh giá, lựa chọn mô hình phù hợp với từng địa điểm để sử dung quỹ đất hiệu quả cũng như đáp ứng tốt nhu cầu người dân, bảo lưu được nét văn hóa riêng biệt của mỗi khu chợ.

Ví như tại những khu đô thị, khu quy hoạch mới có thể xây dựng các đại siêu thị, trung tâm thương mại lớn, quy mô, kết hợp với các loại hình dịch vụ, giải trí khác để đảm bảo mỹ quan cho đô thị. Với các khu chợ dân sinh cũ chỉ nên cải

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình Chợ truyền thống thành mô hình kết hợp Chợ với Trung tâm thương mại Thực trạng và giải pháp cho mô hình tại chợ Hàng Da (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w