Những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

Việt Nam cầm quyền và Nhà nước của dân, do dân, vì dân

a) Những tồn tại, hạn chế trong cơng tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

Trong điều kiện một đảng cộng sản duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, hội nhập với thế giới, lại mới kết thúc chiến tranh chưa lâu, lý luận và nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng cịn có phần ảnh hưởng từ phương thức lãnh đạo hình thành trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo mơ hình kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp, mọi nguồn lực đều tập trung cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước. Lý luận về đảng cầm quyền, về phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều vấn đề mới mẻ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong nước và ngay cả trên thế giới, địi hỏi phải tìm tịi, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên có những vấn đề chưa được làm rõ, nhận thức còn khác nhau. Nhận định về quy trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) nhấn mạnh: ”Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị mà trọng tâm là đối với Nhà nước còn chậm và lúng túng”. Việc nghiên cứu, ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật để thích ứng với q trình vận hành của nền kính tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời, chưa đầy đủ, đồng bộ giữa các quy chế, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật.

Quan điểm, nhận thức về phương thức lãnh đạo để chuyển từ nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng thành quyết định quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước tương ứng còn lúng túng. Trong một số trường hợp chưa phân định rõ quyền lãnh đạo của Đảng với quyền quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Do việc phân định khơng rõ ràng, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn chồng chéo, trùng dẫm lên nhau dẫn đến trường hợp tổ chức đảng bao biện, làm thay hoặc dễ bị buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của các cơ

trách nhiệm và để “an toàn” nên đùn đẩy trách nhiệm cho cấp ủy đảng, người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, hoặc có khi cũng xác định được thẩm quyền, trách nhiệm của mình nhưng vẫn “báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo” của cấp uỷ, tổ chức đảng để bảo đảm “chắc chắn” và “an tồn”.

Cơng tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều nơi chưa được làm đầy đủ, tới nơi tới chốn, sức thuyết phục kém nên không đủ sức động viên đảng viên và nhân dân; một số tổ chức đảng tổ chức học tập, quán triệt, nhất là việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng trong hoạt động thực tiễn của cấp ủy, tổ chức đảng chất lượng, hiệu quả còn chưa đạt u cầu, thậm chí có nơi làm cịn hình thức.

Chất lượng hoạt động của tổ chức đảng cịn nhiều bất cập: Có nơi thực hiện khơng đầy đủ, méo mó hoặc làm chiếu lệ những nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt cơ bản của Đảng như nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chế độ sinh hoạt còn nặng tính hình thức, bệnh thành tích cịn khá phổ biến dẫn tới che giấu khuyết điểm, cịn có hiện tượng x xoa cả nể trong đấu tranh phê bình. Một số tổ chức đảng có trọng trách, thẩm quyền thiếu quan tâm sâu sát, chưa thường xuyên, tiến hành kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên do mình quản lý nhằm giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng nên không chủ động phát hiện được các vụ việc tiêu cực, bê bối, nhất là tham nhũng liên quan trực tiếp tới cán bộ đảng viên để ngăn chặn, chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời, lại do quần chúng tố giác, báo chí và dư luận xã hội phê phán làm suy giảm uy tín của tổ chức đảng.

Trong sinh hoạt, tình trạng “ngại nói thật” vì sợ mất lịng là khá phổ biến. Trong nội dung sinh hoạt, khơng có chủ đề, nội dung cụ thể, đơi khi là tuỳ tiện “tranh thủ” sinh hoạt cùng với nhiệm vụ chun mơn dẫn tới tình trạng tổ chức đảng chưa thực sự là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp uỷ nắm bắt và hiểu hết tâm tư, nguyện vọng của đảng viên làm cho đảng viên thiếu “mặn mà” với sinh hoạt đảng. Từ sự thờ ơ dẫn đến sự thiếu thẳng thắn, ý thức, tinh thần chiến đấu không cao, khơng phát huy được trí tuệ tập thể, tính giáo dục, vai trị lãnh đạo hạt nhân

chính trị ở cơ quan, tổ chức giảm sút. Cơ chế phát huy vai trò giám sát của nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội, đồn thể hiệu quả chưa cao.

Một số tổ chức đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn trong các cơ quan nhà nước (bộ, ngành ở Trung ương, địa phương - nơi có ban cán sự đảng, đảng đồn) chưa chủ động ban hành và tổ chức nghiêm túc quy chế phối hợp với đảng uỷ cơ quan, chưa thực hiện tốt việc phối hợp với thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan. Trong một số trường hợp, người đứng đầu tổ chức đảng (ban cán sự đảng, đảng đoàn) hoặc cấp uỷ của cơ quan, đơn vị có tư tưởng độc đốn, chun quyền hoặc ngụy biện, giản đơn đã bất chấp nguyên tắc, thực hiện trái thẩm quyền, trách nhiệm dẫn tới vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nhất là trong cơng tác cán bộ, quyết định thực hiện các chủ trương, dự án đầu tư... dẫn đến sai phạm của cá nhân và khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, vi phạm của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước. Cũng có tình trạng người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước do chủ nghĩa cá nhân, chuyên quyền, độc đoán, vụ lợi, đã lợi dụng cơ chế tập thể để hợp pháp hoá quyết định, thực hiện ý đồ cá nhân trong quyết định công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyên, điều động, điều chuyển vị trí cơng tác của cán bộ dưới quyền...), các thành viên trong cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước do cịn nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hồ vi quý đã để người đứng đầu cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn lạm quyền, lộng quyền, tự tung tự tác, bất chấp nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để làm trái nhằm trục lợi cho bản thân hoặc người thân trong gia đình theo kiểu “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ... hoặc vì nhóm lợi ích.

b) Những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân

Thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi cịn mang tính hình thức, dân chủ trong lý luận, trong văn bản so với dân chủ trong thực tiễn còn khoảng cách. Mối quan hệ giữa dân chủ với kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước cịn bất cập, vừa có tình trạng mất

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh, chất lượng chưa cao, hệ thống văn bản pháp quy nhiều tầng nấc dẫn đến tình trạng “luật ống”, “luật khung”, “luật nguyên tắc”, văn bản luật có hiệu lực nhưng chưa đi vào cuộc sống vì thiếu cụ thể phải chờ nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Cải cách hành chính nhìn chung vẫn chậm, chưa đạt yêu cầu, nhất là thủ tục hành chính cịn phức tạp, phiền hà; tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động, tình trạng tiêu cực vẫn cịn nghiêm trọng, gây bất bình trong dư luận xã hội, là trở lực trong quá trình đổi mới, phát triển, hội nhập.

Thực tiễn tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân vẫn còn những mặt hạn chế. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát chưa cao. Tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp còn nhiều điểm chưa rõ, chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Nhiều nơi, HĐND hoạt động cịn hình thức, khơng rõ vai trị.

Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Chính phủ vẫn cịn những điểm bất cập, nhất là trong việc phối hợp giữa các bộ để xây dựng văn bản luật, hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; cơ chế quản lý đa ngành, đa lĩnh vực chưa được quy định phù hợp; cịn tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và bỏ trống nhiệm vụ khơng có cơ quan chịu trách nhiệm; tính chủ động, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao rất hạn chế. Việc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ chưa được nhận thức thống nhất, còn nhiều bất cập, vướng mắc. Chậm nghiên cứu xây dựng mơ hình tổ chức chính quyền đơ thị, nơng thơn, hải đảo phù hợp với đặc thù của các khu vực này. Cải cách tư pháp chậm, ít đổi mới so với cải cách lập pháp và hành pháp.

Đội ngũ cán bộ, cơng chức của bộ máy nhà nước cịn nhiều hạn chế cả về năng lực và phẩm chất. Tính chủ động, chuyên nghiệp, tinh thần phụ trách, trách nhiệm chưa cao, chưa coi trọng đạo đức và trách nhiệm cơng vụ, cịn tình trạng vơ cảm trước u cầu, lợi ích của nhân dân v.v.. gây mất lòng tin của nhân dân

đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Chế độ công vụ, chế độ thủ trưởng, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước chưa được cụ thể hóa để áp dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w