7. Bố cục của luận văn
2.2. Cuộc chiến đấu chống phong tỏa của Hải quân nhân dân Việt Nam
Phối hợp với cuộc phản công chiến lược ở miền Nam, sang năm 1967, đế quốc Mỹ đã leo thêm những nấc thang chiến tranh phá hoại mới đối với miền Bắc. Chúng tăng thêm số lượng máy bay, số lần cất cánh, mở những đợt tập trung đánh phá Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã, cơ sở cơng nghiệp; thả thủy lơi và bom mìn xuống một số cửa sơng và luồng vận chuyển ven biển miền Bắc, nhằm gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế quốc dân, buộc ta phải nhân nhượng thương lượng theo những điều khoản do chúng đề ra. Với âm mưu như vậy, ngay từ ngày đầu, đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh bất chấp dư luận và thẳng tay đánh phá cả trên không, trên bộ lẫn trên biển thuộc địa phận miền Bắc Việt Nam.
Triển khai kế hoạch phong toả, đế quốc Mỹ tuyên bố thả thủy lôi, bom từ trường xuống vùng sông biển miền Bắc, kết hợp oanh tạc bằng máy bay và tàu chiến:
1- Thả mìn các đường vào cảng Bắc Việt Nam, ngăn chặn việc ra vào các cảng và ngăn chặn hoạt động của Hải quân Bắc Việt Nam xuất phát từ các cảng đó.
2- Các lực lượng Mỹ sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp trong vùng nội thủy và trong vùng biển Bắc Việt Nam để ngăn chặn việc giao bất cứ đồ tiếp tế gì.
3- Cắt đứt đến mức tối đa đường xe lửa và tất cả các đường giao thông khác. Tiếp tục các cuộc đánh phá bằng không quân và hải quân vào các mục tiêu quan trọng của miền Bắc [69; 168].
Đô đốc G.Sharp, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, khẳng định nỗ lực chủ yếu của Mỹ để thực hiện đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc là nhằm “cơ lập Hải Phịng với Hà Nội, Hải Phịng với các khu khác”, trong đó Quảng Ninh là một trọng điểm có sự gắn kết rất lớn với Hải Phòng trong việc vận chuyển hàng hóa và trang bị chiến tranh từ các nước sang Hải Phòng tập kết và từ đây vận chuyển đến Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác, cũng như chi viện cho chiến trường miền Nam.
Trong lần phong tỏa thứ nhất (1967 - 1968), ngồi các biện pháp sử dụng khơng qn, hải quân đánh phá các mục tiêu quan trọng ở miền Bắc, đế quốc Mỹ leo thang lên mức cao, thực hiện hình thức chiến tranh mới chưa từng dùng trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh, đó là chiến tranh phong tỏa vùng sơng, biển miền Bắc bằng thủy lôi, bom từ trường.
Từ ngày 26/2/1967, địch mở chiến dịch thả thủy lôi, bom từ trường phong tỏa đường giao thông thủy trên miền Bắc. Và từ đây cuộc chiến giữa phong tỏa và chống phong tỏa bắt đầu diễn ra ác liệt.
Với vai trò là nịng cốt trên chiến trường sơng biển, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã đưa ra những phương hướng, kế hoạch tác chiến cho cuộc chiến chống phong tỏa.
Ngày 5/8/1966, trên cơ sở quán triệt sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân chủng đã đưa ra phương hướng nhiệm vụ công tác cho 6 tháng cuối năm. Về tác chiến, tập trung vào ba nhiệm vụ lớn là: đánh tàu mặt nước, chống địch tập kích đường khơng và hiệp đồng chống địch phong tỏa các cảng biển miền Bắc bằng thủy lôi; tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ khác trên cơ sở quán triệt, vận dụng sâu sắc nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo, phương châm tác chiến của Thường trực Quân ủy Trung ương đã đề ra cho hải quân và có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, bảo đảm nắm vững thời cơ, đánh chắc thắng; và giữ gìn tốt lực lượng.
Đảng ủy Quân chủng chỉ đạo cụ thể về nhiệm vụ chống phong tỏa bằng thủy lôi đã được Thường trực Quân ủy Trung ương giao từ đầu tháng 6/1966, nhận định, đây là “nhiệm vụ khẩn trương, có nhiều khó khăn, phức tạp, Qn chủng phải tích cực triển khai chuẩn bị kế hoạch chống phong tỏa”… [59; 286].
Đảng ủy Quân chủng cũng xác định: cùng với việc khẩn trương lãnh đạo chống chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhanh chóng điều chỉnh, xây dựng các lực lượng, quy hoạch xây dựng cơ sở bảo đảm kĩ thuật, hậu cần và lãnh đạo các mặt công tác bảo đảm, cơng tác chính trị, đáp ứng u cầu nhiệm vụ chiến đấu của
Quân chủng, đặc biệt là tập trung nghiên cứu thiết kế các phương tiện mặt nước, vũ khí dưới nước, cải tiến phương tiện rà phá thủy lôi, bom nổ chậm để chống phong tỏa đường sông, đường biển của đế quốc Mỹ.
Những ngày đầu phong toả, đế quốc Mỹ tiến hành thăm dò dư luận quốc tế và phản ứng của đối phương, chủ yếu dùng không quân đánh phá ác liệt các đầu mối giao thông trên bộ; kết hợp phong tỏa các cửa sông, bến cảng, các đầu mối giao thông thủy, bộ từ Nam Khu 4, sau đó lan dần ra phía Bắc tiến tới bao vây các cảng Hải Phịng, Hịn Gai, Cẩm Phả; thả hạn chế các loại bom từ trường DST-36 để thăm dò, ngăn cản, và gây bất ngờ cho ta, dùng thủy lôi, bom từ trường phong tỏa hầu hết hệ thống giao thông đường thủy miền Bắc. Phối hợp các hoạt động phong tỏa, Mỹ - ngụy còn dùng lực lượng pháo binh bắn từ bờ Nam sang bờ Bắc giới tuyến quân sự tạm thời. Trọng điểm của cuộc đánh phá tập trung chủ yếu vào vùng cán xoong trên tuyến đường Trường Sơn, đường giao thông sông biển, kho nhiên liệu, nhà máy điện, khu công nghiệp, cơ sở quân sự và trận địa phịng khơng miền Bắc.
Sau đó, Mỹ tăng thêm số lượng máy bay, số lần cất cánh, mở những đợt đánh phá tập trung vào các mục tiêu trọng điểm. Thủ đoạn của địch rất tinh vi và xảo trá. Song song với việc rêu rao thương lượng hịa bình, Giơn- xơn vẫn triển khai kế hoạch đánh phá miền Bắc. Pháo hạm của Việt Nam Cộng hịa từ bờ Nam sơng Bến Hải bắn ra bờ Bắc. Pháo trên các tàu khu trục Mỹ từ ngoài biển bắn vào vĩ tuyến 20. Máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ chia thành nhiều tốp, cơ động thả thủy lôi, bom từ trường xuống các luồng sông, cửa biển miền Bắc. Không quân chiến thuật Mỹ bay theo đội hình thu hẹp giãn cách, kết hợp nhiễu trong và ngồi đội hình, sử dụng tên lửa đánh phá các trận địa của ta. Chúng còn kết hợp thủ đoạn đánh lén của máy bay A6, máy bay thả thủy lôi, bom từ trường, hỏa lực pháo hạm mặt đất bờ Nam trong cùng một đợt, đánh phá liên tục cả ngày lẫn đêm.
Lần phong tỏa này (từ ngày 26/2/1967 đến ngày 30/10/1968) được Mỹ chia thành hai đợt:
Đợt 1 (từ ngày 26/2/1967 đến ngày 20/5/1967), địch thả tập trung chủ yếu ở 4 cửa sơng chính: sơng Nhật Lệ, sơng Gianh, sông Lam, sông Mã với tổng số là 106 quả thủy lơi MK-50, MK52. Riêng khu vực Hải Phịng, Quảng Ninh, địch thả hạn chế bom mìn, thủy lơi với mục tiêu thăm dò phản ứng của ta và dư luận quốc tế, chỉ tập trung đánh phá ác liệt vùng phụ cận nhằm cô lập các cảng quan trọng như Hải Phịng, Hịn Gai, Cẩm Phả, làm hàng hóa ứ đọng khơng ln chuyển được, phải dồn ứ ở các kho - tạo thành mục tiêu cố định cho máy bay của không quân đến đánh phá.
Trong số 106 quả thủy lôi mà Mỹ thả xuống vùng sơng, biển miền Bắc, đã có 12 vụ nổ thủy lôi, làm cho ta bị tổn thất một số phương tiện loại nhỏ như thuyền buồm, ca nô. Cụ thể là: địch thả thủy lôi đúng luồng, đúng ý định = 58%, sai lệch = 42%; 12/106 quả nổ = 11,3%, nếu tính chung cả thủy lơi và bom từ trường, tỉ lệ nổ = 1% (làm chìm 3 tàu vận tải nhỏ, 2 ca nô lai phà; 5 thuyền vận tải, bị thương 1 tàu vận tải nhỏ, 3 thuyền) [57; 30].
Đến ngày 20/5/1967, địch ngừng thả, vì hiệu quả thủy lơi cũng bộc lộ nhiều nhược điểm; tác dụng phá hoại thủy lơi thấp, khi thả ban đêm có dù nên dễ bị phát hiện; ban ngày chúng khơng dám thả vì dễ bị các đài, trạm quan sát của ta xác định chính xác vị trí thả. Mặt khác, việc thả thủy lơi MK-50, MK-52 chỉ sử dụng loại máy bay của hải quân Mỹ có trang bị ra-đa tốt, bay trong mọi thời tiết như A-6A, A-3B, không thể dùng phổ biến các loại máy bay khác của hải quân và không quân được.
Đợt 2 (từ đầu tháng 6/1967 đến ngày 31/3/1968), địch thay đổi cơ bản chiến thuật phong tỏa, bắt đầu sử dụng bom từ trường DST-36, khống chế hẹn nổ như thủy lôi để thay thế thủy lôi, đồng loạt phong tỏa cả trên bờ và thả xuống với mật độ dày đặc ở 24 cửa sơng biển lớn, nhỏ trên tồn miền Bắc từ cửa Tùng (Vĩnh Linh) đến Văn Úc (Hải Phòng). Thời kỳ cao điểm, địch phong tỏa trên
diện tích rộng 138 km2 ở khu vực phao số 0, Hoàng Châu, Cát Hải, Cát Bà, Đồ Sơn. Đối với các mục tiêu trên đất liền, chúng thả ở các đầu mối giao thông trên bộ, đường đèo, đường độc đạo, hợp điểm đường bộ, đường sắt…
Từ cuối tháng 3/1968 đến đầu tháng 11/1968, do thất bại nặng nề trước cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa miền Bắc, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Tuy không đánh phá vào những mục tiêu quan trọng nhưng cũng tìm mọi cách khiêu khích, đe dọa các tàu nước ngoài tại các vùng biển trên toàn miền Bắc.
Khi thực hiện chiến tranh phong tỏa, đế quốc Mỹ sử dụng nhiều lần các máy bay A-6A, A-3B, và A-4, A-6, A-7… cất cánh từ các căn cứu ở Phi-líp-pin và các tàu sân bay ở Vịnh Bắc Bộ tiến hành thả hơn 8000 quả thủy lôi (MK-52, MK-50) và bom từ trường DST-36 (mang đầu nổ MK-42) xuống 24 cửa sông, cửa biển trên tồn miền Bắc. Phạm vi thả thủy lơi sâu vào trong sông khoảng 1 – 2 km, riêng sông Lam địch thả sâu vào khoảng 5 - 6 km, vì đây là đoạn cuối cảng Hải quân.
Ngoài các hành động phong tỏa bằng thủy lôi và bom từ trường trên các tuyến giao thơng thủy bộ, địch cịn dùng máy bay, tàu chiến tăng cường đánh phá các mục tiêu ven biển như hủy diệt hệ thống ra-đa, các tàu hải quân, các đèn biển, hệ thống phao tiêu... Đối với các tàu bn nước ngồi, địch dùng máy bay trinh sát thương xuyên chụp ảnh các tàu, lập “sổ đen” theo dõi để cảnh cáo, đe dọa đối với một số tàu các nước tư bản như: Nhật, Úc, Panama…
Trên địa phận Quảng Ninh, từ cuối tháng 2 cho đến đầu tháng 7/1965, hoạt động của máy bay Mỹ chủ yếu là xâm nhập không phận Quảng Ninh, tiến hành trinh sát. Từ tháng 8/1965, Mỹ bắn phá thăm dò ở bến Phà Rừng, Mạo Khê, mỏ Hà Tu, khu đảo Phượng Hoàng (Cẩm Phả). Sang năm 1966, mức độ đánh phá của máy bay Mỹ vào Quảng Ninh ngày càng ác liệt hơn. Trong năm đó, đế quốc Mỹ cho 2.458 lần tốp máy bay Mỹ xâm nhập vùng trời, biển Quảng Ninh và tiến hành oanh kích 290 trận, gây ra 1.000 trường hợp thương vong [48; 160].
Cùng với việc tăng cường đánh phá nội địa, Mỹ tập trung đánh phá, phong tỏa biển, tấn cơng tàu nước ngồi ở cảng Hịn Gai (đánh tàu Cơngxơmơn của Liên Xô ngày 7/10/1966 và tàu Hồng Kỳ 154 của Trung Quốc năm 1967) hịng cơ lập, ngăn chặn sự quan hệ của chúng ta với bên ngồi. Với những âm mưu nham hiểm đó, chiến thuật đánh phá cũng thay đổi theo nấc thang chiến tranh. Chúng sử dụng chiến thuật đánh “ồ ạt”, tăng cường đánh ban đêm, thả pháo sáng tìm mục tiêu, thường sử dụng 2 đến 4 tốp máy bay, bay thấp, đánh lén rồi tháo chạy; nhưng cũng có khi tập trung 16 đến 18 chiếc hoặc đến 37 chiếc máy bay chia làm nhiều tốp, nhiều hướng khác nhau từ trên cao nhất loạt lao xuống trút bom. Trong khi ta đang tập trung đối phó nhiều mục tiêu ở các tầng, các hướng, một tốp máy bay khác lợi dụng địa hình, thời tiết, đột nhập bất ngờ chớp nhống, lao xuống ném bom các mục tiêu, chúng đánh phá liên tục cho đến khi xóa sạch mới chuyển sang đánh các mục tiêu khác.
Sang năm 1967, đế quốc Mỹ và quân đội tay sai đã tăng cường hoạt động phá hoại ngày càng ác liệt hơn, số lần đánh phá của không quân Mỹ tăng gấp đôi. Mưu đồ của đế quốc Mỹ là phối hợp không quân, hải quân trong chiến tranh phong tỏa. Địch thả bom bi dày đặc xuống cảng Hịn Gai, có gần 100 quả chưa nổ trên bờ và trên mặt boong tàu. Các chiến sĩ Hải quân phối hợp cùng Công an vũ trang đã khơng ngại hiểm nguy, nhanh chóng thu nhặt, bảo đảm an tồn cho thủy thủ và con tàu. Đơn vị Trạm cảng Hòn gai còn cứu được 145 tấn hàng, đào bới hầm sập, cứu 17 người bị vùi lấp.
Từ tháng 6/1967, máy bay Mỹ thay đổi chiến thuật. Số lần đánh ban đêm chiếm gần một nửa tổng số trận đánh trong năm. Điều chú ý là, chúng đánh đêm, không thả pháo sáng, liên tục cho máy bay vào trinh sát, khi đã phát hiện được mục tiêu cho một tốp khác vào rồi đánh lén.
Giặc Mỹ dùng số lượng lớn bom đạn đánh phá ác liệt các mục tiêu tại các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Cửa Ơng, ng Bí, Đơng Triều… Chỉ tính riêng khu vực Hạ Long, địch dùng máy bay đánh phá các mục tiêu quân sự 66 trận,
kinh tế 99 trận, giao thông (đường và phương tiện) 59 trận, khu đông dân cư 36 trận. Trong các trận đánh phá này gây ra tổn thất nặng nề đối với con người và tài sản của nhân dân, của Nhà nước. Cuộc đánh phá đã cướp đi sinh mạng của 366 người, làm bị thương 408 người, toàn bộ nhà cửa của nhân dân ở thị trấn Hà Tu, Bãi Cháy, Cột 5, Cột 8 và khu Lán Đạo… bị phá hủy nghiêm trọng.
Không chỉ đánh phá các đảo gần bờ mà các đảo xa bờ cũng là những mục tiêu quan trọng trong đợt đánh phá này. Ngày 26/9/1967, đế quốc Mỹ điều một số tàu khu trục thuộc Hạm đội 7 tiến sâu vào vùng biển phía Bắc nước ta, tới gần đảo Cô Tô và Hạ Mai xấp xỉ 12 hải lý. Máy bay của Mỹ tập trung đánh mạnh vào bến cảng Hòn Gai, Cẩm Phả, và điên cuồng đánh cả tàu nước ngoài vào “ăn than”.
Trên mặt trận phong toả, các vùng trọng điểm địch thả thủy lôi, bom từ trường như Cảng Hòn Gai, cảng Bãi Cháy, cảng Cẩm Phả, bến Phà Rừng, các đảo Ngọc Vừng, Cô Tô, Hạ Mai, và các đảo gần tuyến biên giới Việt - Trung luôn là những mục tiêu đánh phá, thả thủy lôi ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh phong tỏa vùng sơng biển miền Bắc nói chung, vùng biển Quảng Ninh nói riêng.
Tính từ năm 1967 đến năm 1968, trong số 5.002 quả mà địch thả xuống các cửa sông ven biển đồng bằng Khu 3, riêng khu vực Quảng Ninh chúng thả vào 3 luồng là Lạch Buồm, cảng Điền Công và bến phà Miều 100 quả.
Riêng năm 1967, chúng đã cho 7.573 lần tốp máy bay vào hoạt động; trinh sát bắn phá, thả thuỷ lôi, bom mìn từ trường phong toả trong đó có 693 lần tốp đêm, chúng dùng hàng nghìn tấn bom đạn đánh phá 919 lần vào 973 mục tiêu khác nhau; có mục tiêu chúng bắn đi, bắn lại nhiều lần, có lần chúng bắn hai, ba mục tiêu một lúc; so với năm 1966, hoạt động bắn phá của chúng tăng lên 74,38%, chủ yếu chúng vẫn tập trung bắn phá mục tiêu giao thơng, kinh tế và vùng dân cư đơng đúc. Thí dụ: Mục tiêu năm 1966: 163 lần, năm 1967 là 350 lần, tăng 217,97%; mục tiêu kinh tế năm 1966: 99 lần, năm 1967: 300 lần, tăng 143,44%; mục tiêu dân cư năm 1966: 111 lần, năm 1967: 135 lần, tăng 21,62%.
Bom đạn của chúng cũng sử dụng nhiều loại phức tạp hơn, số lượng bom