Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu chống phong tỏa (197 2 1973)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử: đề tài hoạt động chống đế quốc mỹ phong tỏa của hải quân nhân dân việt nam tại vùng biển Quảng Ninh giai đoạn 1967 1973 (Trang 85 - 148)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu chống phong tỏa (197 2 1973)

Ngay sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom phong tỏa miền Bắc nước ta, Đảng ta đã nghiên cứu âm mưu chiến lược và chiều hướng phát triển các hành động của địch trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và dự kiến những tình huống địch có thể sẽ đánh phá trở lại miền Bắc.

Đầu tháng 4/1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tư lệnh đã chỉ thị cho các đơn vị, địa phương chuẩn bị đối phó với âm mưu, hành động phiêu lưu quân sự mới của địch; đề phịng địch đánh lớn vào các thành phố, khu cơng nghiệp và phong tỏa các cảng biển, ngăn chặn các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ nước ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

Ngày 9/4/1972, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho các lực lượng vũ trang toàn miền Bắc “Chuyển vào trạng thái thời chiến”. Quân chủng Hải quân được lệnh sẵn sàng chiến đấu cao.

Ngày 3/5/1972, Quân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 81-QU/TW “Về nhiệm vụ chống phong tỏa thủy lôi bảo đảm giao thông vận tải biển”. Nghị quyết xác định nhiệm vụ của Hải quân phải phối hợp với các quân khu, quân chủng, binh chủng với chính quyền địa phương, tích cực thực hiện việc chống phong

tỏa, tổ chức quan sát dọc ven biển, ven sông lớn, tiến hành phá gỡ thủy lôi địch. Hải quân cùng với công binh, với cơ quan nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm của các đơn vị, các địa phương để kịp thời sáng tạo cách phá gỡ thủy lôi địch, khai thông luồng lạch trên biển và trên sơng. Ngày 9/5 Bộ Quốc Phịng ra chỉ thị, trong bất cứ tình huống nào, chúng ta cũng phải bảo đảm vận chuyển đầy đủ cho chiến trường, bảo đảm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược; đồng thời ủy quyền cho Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập Ban Chỉ đạo chống phong tỏa, giúp Chính phủ chỉ đạo các hoạt động chống phong tỏa trên toàn miền Bắc.

Một ngày sau khi địch bắt đầu phong tỏa miền Bắc lần thứ hai bằng thủy lôi, bom từ trường, Thường vụ Hội đồng Chính phủ họp, đề ra các chủ trương, biện pháp đối phó kiên quyết đánh bại âm mưu, thủ đoạn của địch; giao cho Quân chủng Hải quân chủ trì, chỉ đạo việc tổ chức rà phá thủy lôi, bom từ trường trên biển và các cửa sơng tồn miền Bắc.

Ban Bí thư, Hội đồng Chính phủ và Quân ủy Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, các lực lượng vũ trang thực hiện biện pháp đảm bảo giao thông vận tải, tổ chức lực lượng nghiên cứu rà phá thủy lơi, bom mìn từ trường, tăng khối lượng hàng nhập bằng đường sắt, xây dựng thêm các cảng dã chiến, các trạm chuyển tải ngoài vịnh Hạ Long. Tại các đầu mối giao thông và các địa bàn trọng điểm bị đối phương đánh phá, ta lập các ban chỉ huy thống nhất đảm bảo giao thông vận chuyển. 60% lực lượng công binh được huy động làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Dọc theo bờ biển từ Vĩnh Linh đến Móng Cái, hàng trăm trạm quan sát thủy lơi được thiết lập làm nhiệm vụ đánh dấu ghi lại trên bản đồ, kịp thời thông báo cho các đội tới rà phá và tháo gỡ.

Ngày 16/5/1972, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị số 31/CT-TM giao nhiệm vụ cho Quân chủng Hải quân tổ chức lực lượng rà phá, tháo gỡ bom mìn thủy lơi địch thả ở các cảng, cửa sông và vùng ven biển. Công binh và các quân khu phụ trách rà phá, tháo gỡ thủy lôi ở trong sông. Bộ Tổng Tham

mưu còn giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với Bộ Tư lệnh Công Binh, Viện Kĩ thuật qn sự nghiên cứu, tìm tịi các biện pháp khắc phục về mặt kĩ thuật rà phá thủy lôi.

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ, ngay từ ngày 1/5/1972, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chủ động tiến hành xây dựng và hoàn thành dự thảo kế hoạch chống địch phong tỏa. Kế hoạch đã dự kiến chính xác khu vực địch sẽ phong tỏa chủ yếu là các tuyến vận tải Hải Phịng, Quảng Ninh (Đơng Bắc) và đề ra chủ trương biện pháp tiến hành chống phong tỏa.

Được sự ủy quyền của Bộ Quốc Phòng, ngày 20/5/1972, Bộ Tư lệnh Hải quân triệu tập và chủ trì hội nghị hiệp đồng chống phong tỏa ở khu vực trọng điểm: Hải Phịng, Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Bá Phát - Tư lệnh Hải quân được chỉ định là Trưởng ban chỉ đạo chống phong tỏa của Hải quân để tham mưu cho Chính phủ và Bộ Quốc phịng chỉ đạo các lực lượng chống phong tỏa. Bộ Tư lệnh Hải quân lâm thời thành lập bộ phận nghiên cứu chống phong tỏa thủy lôi. Bộ phận này gồm các cán bộ khoa học quân sự, khoa học kĩ thuật Hải quân và một số cán bộ kĩ thuật được Nhà nước tăng cường cho Quân chủng Hải quân.

Ngày 17/7/1972, Đảng ủy Quân chủng họp thông qua đề án số 178/BTL về tổ chức lực lượng chống phong tỏa của Quân chủng Hải quân và giao cho Đảng ủy Cục Kĩ thuật trực tiếp lãnh đạo công tác nghiên cứu kĩ thuật phục vụ nhiệm vụ chống phong tỏa.

Ngày 20/10/1972, Đảng ủy Quân chủng ra Nghị quyết số 359/NQ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chống phong tỏa. Nghị quyết nêu rõ: “Rà phá thủy lơi, giải phóng luồng lạch, bảo đảm giao thơng là yêu cầu bức thiết nhất, có ý nghĩa rất lớn về mặt quân sự, chính trị, kinh tế và là nhiệm vụ chính trị trung tâm của tồn Qn chủng” [55; 25].

Riêng tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 1971, để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, chuẩn bị yêu cầu thực hiện hai nhiệm vụ đẩy mạnh tiến công chiến lược ở miền Nam và chủ động đập tan

các bước leo thang chiến tranh của địch ra miền Bắc, Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo diễn tập tác chiến bảo vệ địa phương.

Để đối phó với cuộc chiến tranh phong tỏa của đế quốc Mỹ và thực hiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta, Tỉnh ủy Quảng Ninh xác định, đảm bảo giao thông vận tải là công tác trọng tâm số 1 của Đảng bộ, quân dân tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp các ngành đều khẩn trương xây dựng phương án chống chiến tranh phá hoại và phong tỏa lần thứ hai.

Trong thế trận chiến tranh nhân dân, tại khu vực Quảng Ninh, Hải quân nhân dân Việt Nam giữ vai trò là lực lượng nịng cốt trên chiến trường sơng biển, làm nhiệm vụ quan sát, phát hiện, tháo gỡ và rà phá thủy lôi, bảo vệ vùng biển, hải đảo.

Trên cơ sở nắm bắt và phân tích tình hình địch, một loạt các phương án tác chiến đã được Quân chủng Hải quân tích cực triển khai. “Về tác chiến, vận dụng những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, chuyển hướng sản xuất; đẩy mạnh cơng tác phịng khơng, chống địch bắn phá bằng tàu chiến, phong tỏa bằng thủy lôi, bom từ trường; tăng cường thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ vùng biển đảo, duyên hải Bắc bộ, chống địch đánh phá từ hướng biển; tăng cường hiệp đồng lực lượng vũ trang ba thứ quân, hiệp đồng khác quân chủng, binh chủng; tăng cường lực lượng vũ trang về số lượng và chất lượng theo yêu cầu chiến đấu chống máy bay, tàu chiến địch; tăng cường lực lượng rà phá thủy lơi, bom mìn từ trường, nịng cốt là các đơn vị cơng binh Hải quân, công binh địa phương.

Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến, nâng cao cảnh giác, vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống.

Về chiến thuật, phát triển tồn diện các hình thức chiến thuật phục kích của tàu mặt nước, chiến thuật phục kích, tập kích của lực lượng đặc công, chiến thuật đánh máy bay địch của lực lượng cao xạ phịng khơng, chiến thuật thuyền chiến đấu thả thủy lơi, chiến thuật tàu phóng lơi tiến công. Chú ý

phương châm kết hợp phịng tránh và chiến đấu tích cực. Những tàu thuyền chưa cần thiết sử dụng chuyển vào cất giấu trong các hầm, hoặc phân tán ở những khu vực tương đối an tồn trong vùng quần đảo Đơng Bắc. Các tàu chiến đấu bố trí ở các khu vực có hỏa lực phịng khơng quốc gia bảo vệ, vừa phòng tránh, vừa chiến đấu bảo vệ trận địa, tùy trong từng tình hình cụ thể có thể bất ngờ bố trí ở những nơi hiểm yếu như hướng biển, cửa sông để đánh máy bay tầm thấp của địch” [69; 236].

Chấp hành Nghị quết số 81 của Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Hải quân thành lập các tiểu đồn rà phá thủy lơi, các đội cơng binh hàng hải (Trung đồn 171, 172); tăng cường trang bị vũ khí đánh máy bay và phương tiện rà phá thủy lôi; nâng cấp các phân đội công binh hàng hải khu vực K1, K3, K4 thành các đại đội; chỉ đạo xưởng X48 sản xuất phương tiện rà phá; xây dựng kế hoạch hiệp đồng rà phá thủy lôi giữa các lực lượng.

Từ ngày 10/5 đến 13/5/1972, máy bay Mỹ ồ ạt đánh đồng loạt vào các mục tiêu kinh tế, giao thông, quân sự, dân cư ở cả ba thị xã Hịn Gai, ng Bí, Cẩm Phả. Đồng thời, chúng thả dày đặc thủy lơi, bom từ trường, phong tỏa các cửa sông, cửa lạch, các luồng lạch trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đánh phá dữ dội các bến cảng nhằm mục tiêu nằm sâu trong nội địa.

Thủ đoạn đánh phá và khoảng cách giữa các trận đánh so với lần phong tỏa, phá hoại lần thứ nhất gần hơn, dày hơn, liên tục hơn. Ở các thị xã hầu như rất ít ngày khơng có báo động. Trước bối cảnh ấy, toàn quân và dân Quảng Ninh đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ, đặc biệt là lực lượng Hải quân đã quyết liệt đánh trả, rà phá lượng lớn thủy lơi, bom mìn đế quốc Mỹ đã rải xuống vùng biển Quảng Ninh.

Ngày 21/5/1972, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức hội nghị hiệp đồng các lực lượng chống phong tỏa ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh với sự tham gia của Bộ Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, cục Vận tải biển, Công an vũ trang và các lực

lượng địa phương thực hiện nhiệm vụ chống phong tỏa thủy lôi.

Hội nghị xác định: Hải quân là cơ quan trung tâm chủ trì tổ chức hiệp đồng các lực lượng và làm nịng cốt trong cơng tác chống phong tỏa ở cảng, vịnh trên biển; tổ chức rà phá thủy lơi ở các luồng chính vào cảng Hải Phịng, Hịn Gai, Cửa Ơng, với sự tham gia của các lực lượng khác. Các luồng khác trong vịnh Hạ Long, trong sông, trên bờ do các lực lượng của Quân khu Tả Ngạn và địa phương phụ trách.

Nhiệm vụ chủ yếu của Quân chủng Hải quân trong lần chiến đấu chống phong tỏa này là: 1/Tổ chức quan sát, phát hiện, nắm tình hình thủy lơi địch. 2/Tổ chức tìm kiếm, trục vớt, và tháo gỡ thủy lơi địch. 3/Tổ chức tìm luồng lạch mới để vịng tránh phong tỏa, sơ tán lực lượng. 4/Tổ chức rà phá thủy lôi, khai thông luồng lạch, bảo đảm giao thông.

Thứ nhất, tổ chức quan sát, phát hiện, nắm tình hình thủy lơi của địch là công tác tổ chức đầu tiên cực kỳ quan trọng, để xác định số lượng, kiểu loại vũ khí địch dùng để phong tỏa đó là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi cho việc giải phóng luồng, phá thế bao vây của địch.

Cùng với việc tổ chức huấn luyện kĩ thuật, cung cấp các thiết bị, phương tiện quan sát, phát hiện, rà phá thủy lôi, Quân chủng Hải quân tổ chức thêm các đài, trạm quan sát cố định trên các cửa sông, ven biển, trên các đảo và các trạm quan sát cơ động trên các tàu Hải quân. Đồng thời, giúp đỡ các quân khu, Công an vũ trang, Cục Vận tải đường biển… xây dựng các trạm quan sát trên các sông và các khu vực trọng điểm khu vực Đông Bắc; tổ chức trang bị các phương tiện và huấn luyện kĩ thuật quan sát, phát hiện, nhận dạng các loại thủy lơi; cách xác định vị trí thủy lơi rơi, đánh dấu lên hải đồ và ghi chép, thống kê thời gian, số lần, số lượng chủng loại thủy lôi, nắm qui luật hoạt động của các phương tiện thả thủy lôi địch… cho tất cả các trạm quan sát trên khu vực. Từ Mũi Ngọc - Quảng Ninh đến Đồ Sơn - Hải Phịng đã có hàng trăm trạm quan sát thủy lôi chuyên trách.

800km, Quân chủng Hải quân đã phối hợp với Quân khu Tả Ngạn, Quân khu 4 xây dựng 113 trạm quan sát thủy lôi, hàng chục trận địa pháo bờ biển sẵn sàng đánh máy bay và tàu chiến Mỹ, sẵn sàng tổ chức lực lượng rà phá chống địch phong tỏa. Riêng khu trọng điểm Hải Phịng - Quảng Ninh, ngồi các trạm quan sát của Hải quân, Quân khu Tả Ngạn còn xây dựng thêm 37 trạm, Cục Vận tải đường sông xây dựng 10 trạm, Cục Vận tải đường biển xây dựng 40 trạm. Ngồi ra, có tới 900 trạm quan sát do nhân dân xây dựng cũng được huy động. Nhờ đó, khi địch thả thủy lơi phong tỏa, các trạm quan sát của ta đã phát hiện, thống kê được tương đối chính xác số lượng thủy lơi và khu vực có thủy lơi.

Thứ hai, Quân chủng Hải quân tổ chức tìm kiếm, trục vớt, và tháo gỡ thủy lôi địch. Trong hai cuộc phong tỏa giao thông đường sơng và đường biển miền Bắc, địch thường bí mật thả thủy lơi vào ban đêm và lúc thời tiết xấu hoặc kết hợp vừa đánh phá vừa thả thủy lơi nên rất khó phát hiện, đánh dấu chính xác vị trí của thủy lơi. Mặt khác, thủy lơi khi đã chìm sâu dưới nước, bùn, việc tìm kiếm rất khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có những quả thủy lơi rơi ở những vùng nước cạn và có những dấu hiệu để có thể nhận biết và tìm kiếm được bằng cách huy động mọi lực lượng tham gia tìm kiếm thủy lơi ở những khu vực bị phong tỏa. Những chỗ nước sâu có thể dùng sợi dây dài, buộc nhiều lưỡi câu bằng đồng có sự cao thấp khác nhau, xen kẽ nhau phù hợp với độ sâu của khu vực, kéo quét đi, quét lại nhiều lần, sao cho hàng lưỡi câu dài nhất có thể quét sát đáy bùn để tìm dù của thủy lơi. Khi đã tìm được dù có thể xác định được khu vực thủy lôi rơi. Tiến hành thả phao hay cắm cọc khoanh vùng, đánh dấu, rồi tổ chức lặn mò hoặc dùng các loại thuốn bằng đồng, xăm kĩ để tìm thủy lơi.

Để làm được điều đó cần phải chấp nhận sự hi sinh, gian khổ, tuy nhiên, không hề nao núng trước những hành động của đế quốc Mỹ trong các lần phong tỏa, các cán bộ, chiến sĩ Hải quân của ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó dù có phải đánh đổi bằng xương máu.

thuật Đội 8 công binh Hải quân đã cơ động khắp các tỉnh ven biển miền Bắc để tháo gỡ thủy lôi, bom từ trường mà Mỹ đã rải xuống, trọng điểm là Hải Phòng, Quảng Ninh, Quân khu 4.

Thứ ba, việc tổ chức tìm luồng lạch mới để vịng tránh phong tỏa, sơ tán lực lượng cũng được chú trọng. Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, việc tìm luồng mới, vị trí cảng mới để sơ tán và dự bị cũng là một vấn để lớn đã được đặt ra và giải quyết tốt từ những năm đầu chống phong tỏa lần thứ nhất.

Trong cuộc phong tỏa lần thứ hai ác liệt với qui mô và tần suất lớn hơn, việc này càng được chú trọng hơn. Ngoài ra, một vấn đề đặt ra khá quan trọng là bảo vệ hệ thống phao tiêu, đèn tín hiệu trên các luồng chính ra vào các bến cảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử: đề tài hoạt động chống đế quốc mỹ phong tỏa của hải quân nhân dân việt nam tại vùng biển Quảng Ninh giai đoạn 1967 1973 (Trang 85 - 148)