Mưu đồ và hành động phong tỏa lần thứ hai của đế quốc Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử: đề tài hoạt động chống đế quốc mỹ phong tỏa của hải quân nhân dân việt nam tại vùng biển Quảng Ninh giai đoạn 1967 1973 (Trang 79 - 85)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Mưu đồ và hành động phong tỏa lần thứ hai của đế quốc Mỹ

Ngày 30/11/1968, đế quốc Mỹ buộc phải đơn phương ngừng ném bom bắn phá, phong tỏa miền Bắc và nhận đàm phán với ta ở Pari. Sau khi thất bại ở miền Bắc, tâm lí hoang mang, lo lắng khơng những đối với lính Mỹ mà cịn với cả người thân của họ ở Mỹ. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi rút quân về nước của người dân rầm rộ trên khắp đất Mỹ.

Lợi dụng tâm lí muốn chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và đổi mới tình hình chính trị - xã hội trong nước, trong đợt tranh cử Tổng thống cuối năm 1968, R. Ních-xơn tung ra lời hứa sẽ kết thúc chiến tranh trong vịng 6 tháng, đồng thời thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại quốc gia. Tuy nhiên, dã tâm của kẻ đi xâm lược thì khơng bao giờ thay đổi. Sau khi đắc cử tổng thống, vấn đề Việt Nam nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của Ních-xơn.Các luận điểm của “Lý thuyết người điên” đã được Ních-xơn đưa ra áp dụng.

Theo lý thuyết này, Mỹ sẽ ném bom trở lại phần cực Bắc của Việt Nam, phong tỏa thủy lôi ở các cảng biển và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đơng Dương. Trước những thất bại nhận được trên chiến trường cả hai miền, dù biết rằng không thể cưỡng lại xu thế phải xuống thang chiến tranh, rút quân khỏi Việt Nam, nhưng Ních-xơn vẫn ngoan cố mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương tìm kiếm thắng lợi. Đầu năm 1969, “Học thuyết Ních-xơn” về châu Á đã ra đời.

Ních-xơn khẳng định, “Học thuyết Ních-xơn” khơng phải là một cơng thức để đưa Mỹ ra khỏi châu Á mà là một công thức đưa lại cơ sở vững chắc để Mỹ có thể ở lại và tiếp tục đóng vai trị chính trong việc giúp đỡ các nước phi

cộng sản, các nước trung lập cũng như các nước đồng minh châu Á bảo vệ nền độc lập của họ.

Ở miền Bắc, các hoạt động quân sự được cân nhắc bao gồm việc ném bom các mục tiêu quân sự, kinh tế nội thành và ngoại thành Hà Nội; thả mìn các cảng Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả và các cảng khác của Bắc Việt; đánh phá đường xe lửa hướng tây bắc, các tuyến giao thông đường bộ, các cầu, các đèo gần biên giới Trung Quốc, khu vực cán xoong ở miền Trung, hệ thống đê điều…

Từ năm 1970 đến năm 1971, Mỹ - ngụy tăng cường mở rộng chiến tranh ra tồn Đơng Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương… quân và dân ta đã phối hợp cùng với quân dân các nước Lào, Campuchia mở chiến dịch phản công lại, giành thắng lợi to lớn, bảo vệ hậu phương miền Bắc.

Sau gần ba năm tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, kết quả mang lại khơng như mong muốn của các nhà cầm quyền Mỹ, thậm chí cịn bị đẩy lùi mục tiêu chiến lược. Lực lượng chiến đấu và các biện pháp quân sự từng bước tỏ ra không hiệu quả trước sức mạnh của ba nước Đông Dương. Đặc biệt, tinh thần của lính ngụy giảm sút nghiêm trọng, đưa cho Mỹ - ngụy một thách thức lớn cả trên chiến trường lẫn tinh thần chiến đấu. Có thể nói rằng, đây là sự thất bại của một âm mưu và hành động chiến tranh phi nghĩa trước một sự nghiệp chiến tranh vệ quốc vĩ đại, có sức tập hợp mạnh mẽ mọi lực lượng dân tộc, mọi lực lượng yêu nước ở Việt Nam, là lí do mà đế quốc Mỹ và bất cứ kẻ đi xâm lược nào cũng không bao giờ hiểu và giải thích được.

Nhưng với bản chất hiếu chiến không bao giờ Mỹ chịu nhượng bộ, không chịu xuống thang, kết thúc chiến tranh, rút quân ra khỏi Việt Nam trên sự đàm phán có lợi cho cả hai, mà cố gắng tạo nên mức độ chiến tranh mới, cao hơn, ác liệt hơn đối với Việt Nam, tiến hành “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Để cứu vãn tình thế chiến lược ở miền Nam, năm 1972 Mỹ đã tiến hành đánh phá trở lại miền Bắc, huy động trở lại một lực lượng lớn không quân và Hải

quân, ồ ạt tham chiến ở miền Nam và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc.

Cũng như trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, trong cuộc leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ hai, đế quốc Mỹ tiếp tục sử dụng hình thức chiến tranh phong tỏa vùng sông biển bằng thủy lôi và bom từ trường.

Lần này Mỹ huy động lực lượng lớn hơn, sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt, những trang bị kĩ thuật hiện đại có tính sát thương cao. Chúng đáng phá ồ ạt ngay từ đầu chứ khơng leo thang từng bước, vừa đánh vừa thăm dị như lần đánh phá, phong tỏa lần thứ nhất. Bằng cách đó, chúng hi vọng có thể nhanh chóng xoay chuyển cục diện chiến trường và sớm rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự bằng những giải pháp chính trị có lợi cho Mỹ.

Về cơ bản, mục tiêu của cuộc chiến tranh phong tỏa lần thứ hai giống như lần thứ nhất, đó là nhằm bóp nghẹt, phá hoại cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc; ngăn chặn, phong tỏa miền Bắc, nhằm cắt đứt nguồn chi viện quốc tế cho Việt Nam, nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; ngăn chặn cuộc tiến công chiến lược của quân dân ta trên chiến trường miền Nam; làm giảm ý chí chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cứu vãn sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tổng thống Mỹ Ních-xơn coi việc đánh phá miền Bắc lần này là “biện pháp chiến lược quyết định”, “là cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh” có lợi cho chúng.

Điểm khác ở cuộc chiến tranh phá hoại lần này nằm ở tính chất và qui mơ của cuộc chiến. Nếu như cuộc chiến tranh của Giôn-xơn leo thang từng bước, vừa đánh vừa thăm dị thì cuộc chiến tranh của Ních-xơn, đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều trang bị kĩ thuật cải tiến hiện đại với số lượng lớn nhất từ trước đến nay, và dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo leo thang nhanh với qui mô lớn, đánh vào tất cả các mục tiêu quân sự, kinh tế, dân sự và đê điều, phong tỏa vùng sông biển, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

Ngoài mục tiêu cứu vãn tình thế của chiến lược chiến tranh Mỹ, cứu nguy cho ngụy quyền Sài Gịn, cuộc chiến của Ních-xơn cịn có mục tiêu cao hơn xốy chặt xung quanh vấn đề tập trung thực hiện biện pháp quân sự quyết liệt, nhanh chóng tìm kiếm thắng lợi, buộc Việt Nam phải gục ngã hoàn toàn, buộc ta phải ngồi vào bán đàm phán Pari, chấp nhận những điều khoản hiệp định do Mỹ đề ra, để Mỹ có thể rút khỏi chiến trường Việt Nam trong danh dự [69; 230].

Nằm trong mưu toan đó, vùng biển Quảng Ninh được đế quốc Mỹ xác định là một trong những trọng điểm phong phong toả.

Ngày 6/4/1972, đế quốc Mỹ sử dụng không quân và hải quân mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ I đánh phá trở lại.

Chỉ trong một thời gian ngắn từ 6/4 đến 13/4/1972, không quân và hải quân Mỹ leo thang đánh phá ác liệt từ Khu 4 đến vĩ tuyến 20.

Cuối tháng 4/1972, R.Ních-xơn lệnh cho giới quân sự nghiên cứu một cuộc tiến công vào các đê đập, gây lụt lội trên những vùng rộng lớn của Bắc Việt Nam. Ơng ta cịn tính đến việc dùng máy bay chiến lược đánh hủy diệt Hà Hội và một phương thức đã được đề xuất từ đầu những năm sáu mươi mà Giôn-xơn thực hiện là dùng thủy lôi phong tỏa vùng sơng biển miền Bắc, như cảng Hải Phịng, Quảng Ninh, Khu 4...

Ngày 9/5/1972, bất chấp luật pháp và phản ứng của dư luận quốc tế, Tổng thống Ních-xơn lại ra lệnh phong tỏa các cảng và vùng biển miền Bắc, tăng cường ném bom hệ thống giao thông trên bộ và đánh phá tất cả các cơ sở kinh tế và quốc phòng của ta. Chúng hi vọng chỉ trong thời gian ngắn độ 2 - 3 tháng, ta sẽ kiệt quệ và buộc phải thương lượng với chúng trên thế yếu.

Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật quân sự, đế quốc Mỹ đã đưa cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa miền Bắc lần thứ hai lên một qui mô mới. Tại các cảng và vùng biển miền Bắc, ta đã phát hiện địch sử dụng các loại thủy lôi MK52, bom từ trường DST-36 với đầu nổ MK42 với 4 loại ngòi nổ (Mod 1,2,3 là từ trường và Mod 4 là âm thanh). Chỉ trong một

thời gian ngắn, địch đã phong tỏa kín các vùng cửa sơng, cửa biển, cảng biển của miền Bắc.

Lực lượng không quân và hải quân mà Mỹ huy động vào Việt Nam bắt đầu từ tháng 4/1972 để tiến hành cuộc phiêu lưu quân sự mới đã đạt đến độ cao nhất, gồm các loại máy bay hiện đại nhất lúc đó, như F4, F111, B52… “Về máy bay, Mỹ huy động lúc cao nhất là 1.400 máy bay chiến thuật, chiếm 40% lực lượng không quân chiến thuật Mỹ, 193 chiếc B52, chiếm 45% số B52 của toàn nước Mỹ. Về tàu chiến, chúng huy động 14 chiếc, chiếm ¾ số tàu của hạm đội 7, trong đó có 5 đến 6 tàu sân bay, chiếm 50 tổng số tàu sân bay của Mỹ (đó là chưa tính lực lượng khơng qn của qn ngụy Sài Gịn). Chỉ riêng lực lượng khơng quân Mỹ đánh Việt Nam đã bằng lực lượng khơng qn ba nước mạnh nhất Tây Âu lúc đó cơng lại là Anh 600 chiếc, Pháp 475 chiếc, Tây Đức 500 chiếc, tất cả 1.575 chiếc” [85;274].

Chiến thuật không thay đổi, chỉ qui mô rộng và ác liệt hơn trước, các cảng lớn: Hải Phịng, Hịn Gai, Cẩm Phả, sơng Mã, Cửa Hội, sông Gianh… đều bị phong tỏa bằng hàng ngàn thuỷ lôi, bom từ trường được cải tiến; mật độ dày đặc hơn giai đoạn trước. Cùng một lúc huy động nhiều tốp máy bay thả đồng loạt, bổ sung, làm cho tuyến giao thông thủy bộ bị tắc nghẽn; kết hợp với máy bay của hải quân và không quân đánh phá ác liệt các mục tiêu quan trọng ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… và các vùng phụ cận khác.

Trong các ngày từ 12 đến 15/5/1972, Mỹ thả tăng cường hàng trăm quả, thủy lơi làm cho tuyến vận tải Hải Phịng - Quảng Ninh bị tắc nghẽn khiến cho 26 tàu của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Cu Ba… bị mắc không rời đi được; các tàu ở ngồi phao số 0 khơng vào được cảng phải quay ra khơi, nhờ tàu Hải quân ta hoa tiêu, trú đậu an toàn ở khu vực vịnh Hạ Long. Mỹ còn tuyên bố thời gian an tồn của thủy lơi là 3 ngày để các tàu bn nước ngồi sợ hãi nhanh chóng rời khỏi các cảng chính phía Bắc: Hải Phịng, Hịn Gai, Cẩm Phả. Đây là đòn đánh phủ đầu, chuẩn bị cho những hành động chiến tranh phá hoại, phong tỏa tàn khốc sau này.

Chỉ trong 10 ngày đầu, địch đã thả cùng một lúc ồ ạt xuống 43 khu vực cửa sông, bến cảng, các khu chuyển tải, luồng tàu chạy và vùng ven biển miền Bắc hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường,10 thành phố ven biển miền Bắc, hình thành 43 bãi thủy lơi với tổng diện tích 655 km2, gồm 481 km2 ở biển và 174 km2 ở sông.

Tháng 5/1972, tuyến vận tải ven biển của ta bị tắc hoàn toàn. Đặc biệt trong các ngày 27/8/1972 và ngày 14/10/1972, địch tập trung máy bay đánh thả hàng trăm quả thủy lôi, bom từ trường xuống luồng Nam Triệu - Hải Phòng, phong tỏa tuyến luồng vận tải thủy Hải Phòng, Quảng Ninh. Riêng ở Quảng Ninh, số điểm địch thả thủy lôi là 39, địch báo thả 1.142 quả, ta phát hiện ra 872 quả, với diện tích luồng ra vào cảng Hịn Gai, cảng Cẩm Phả, trên các đảo là[58; 201];kết hợp dùng máy bay của không quân, hải quân đánh phá ác liệt khu vực quanh bãi thủy lôi, chia cắt, cô lập các cảng với các tuyến giao thông đường bộ.

Mục tiêu chiến lược không đạt được trên cả hai miền Nam - Bắc, từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972, đế quốc Mỹ điên cuồng mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II, dùng máy bay ném bom chiến lược B52 và các máy bay chiến thuật hiện đại nhất, tập trung đánh phá ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các vùng phụ cận, kết hợp dùng tàu chiến bắn phá ác liệt các vùng ven biển, thả thủy lôi phong tỏa các khu vực các cảng, biển Hải Phòng, Quảng Ninh.

Trong khoảng thời gian từ tháng ngày 9/5/1972 đến 15/1/1973, tổng số bom mìn, thuỷ lơi Mỹ đã thả xuống các khu vực sông biển thuộc 10 tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Quảng Trị là 17.080 quả bom mìn [65; 127].

Thủ đoạn của địch là dùng biên đội máy bay chế áp, dùng các hạm tàu pháo kích hỗ trợ cho các máy bay khác thủy lôi, bom từ trường xuống các luồng sơng, cửa biển, chú trọng thả nhiều vịng, nhiều lớp, thả xen kẽ thủy lôi và bom từ trường tạo nên một mạng lưới bao vây cô lập mục tiêu. Tùy theo thời gian hoạt động của thủy lơi, bom từ trường, địch có thể thả bổ sung các đợt khác nhằm duy trì hiệu lực phong tỏa.

phá ngày càng cao của không quân và hải quân vào các cửa sông biển Quảng Ninh, Hải Phịng và các tỉnh phía Bắc sẽ khơng có một cân hàng nào được chuyển vào miền Nam. Và do đó, chỉ trong một đến hai tháng, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam sẽ không thể đứng vững được.

Trước những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ, một lần nữa, Hải quân nhân dân Việt Nam cùng các lực lượng vũ trang, bán vũ trang và nhân dân toàn miền Bắc, quân dân Quảng Ninh nêu cao ý chí, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng, làm chủ vùng sông biển, hải đảo, bảo vệ vững chắc hải phận Tổ quốc, góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa và làm nhiệm vụ hậu phương cho tiền tuyến miền Nam, đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử: đề tài hoạt động chống đế quốc mỹ phong tỏa của hải quân nhân dân việt nam tại vùng biển Quảng Ninh giai đoạn 1967 1973 (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w