Các thành phần giao diện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các FRAMEWORK hỗ trợ làm GAME (Trang 54 - 58)

f) Model Target

3.2.1. Các thành phần giao diện

Là cửa sổ cho phép người dùng chọn, kéo thả và bố trí các đối tượng (gameObject) trong trị chơi như người chơi, camera, vật thể cảnh quan, kẻ địch,.. Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong Unity.

Các chế độ tương tác với scene:

● Hand tool: cho phép người dùng kéo thả màn hình scene để thay đổi vị trí nhìn vào các vật thể trên màn hình.

● Move tool: cho phép người dùng chọn và thay đổi vị trí vật thể được chọn tự do, theo một mặt phẳng hoặc theo một hướng.

● Rotate tool: cho phép người dùng chọn và xoay vật thể theo các hướng

● Scale tool: cho phép người dùng chọn và thay đổi kích thước của vật thể.

● Rect tool: cho phép người dùng thay đổi hình chữ nhật xác định vật thể theo hướng nhìn hiện tại.

● Move, Rotate, Scale: tổng hợp cả 3 chức năng

● Editor tool: có chức năng khác nhau tuỳ vào thành phần của gameObject đang chọn.

b) Game

Là cửa sổ cho phép người dùng xem được những thành phần nào sẽ được hiển thị trên trò chơi, dùng để thử nghiệm nhanh và xác nhận lại các yếu tố được thêm vào trên scene.

c) Hierachy

Thể hiện các game oject trên scene hiện tại, mỗi gameObject bao gồm nhiều thành phần khác nhau như transform (chứa thơng tin vị trí, hướng xoay và kích thước). Các đối tượng này có thể thuộc trực tiêp scene hoặc là con của một đối tượng khác. Đối tượng con sẽ phụ thuộc vào các thông tin transform của đối tượng cha, ngoại trừ khi chúng được thiết lập thủ công trong code.

d) Project

Là phần cửa sổ hiển thị các thư mục sử dụng trong project, các tài nguyên được đánh dấu khác nhau dựa theo định dạng của chúng, ví dụ như script, hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng, prefab, asset,.. Phần project hỗ trợ nhiều kiểu xem tuy theo mục đích của người lập trình. Đây cũng là nơi để người lập trình khởi tạo các thành phần trong trò chơi như script, animation controller,… Bên cạnh việc duyệt qua thư mục thì cửa sổ này cũng hỗ trợ việc tìm kiếm theo từ khố, loại file, nhãn và một số loại tài nguyên đặc biệt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các FRAMEWORK hỗ trợ làm GAME (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)