0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Bồi dƣỡng để xây dựng phong trào

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 46 -46 )

1.Ý nghĩa.

Việc bồi dƣỡng này mang tính chất cập nhật hóa thành quả của khoa học kĩ thuật đang phát triển nhƣ vũ bão, hằng ngày hàng giờ trên thế giới.

Việc bồi dƣỡng này nhằm nâng cao trình độ của giáo viên mà cũng là của nền giáo dục nƣớc nhà , giúp cho nền giáo dục nƣớc nhà từng bƣớc theo kịp nền giáo dục trong khu vực cũng nhƣ thu hẹp dân khoảng cách giữa nền giáo dục trong nƣớc với nền giáo dục thế giới.

Việc bồi dƣỡng này phải thực hiện lâu dài và phải đƣợc tổ chức một cách thật bài bản. 2.Nhìn lại việc bồi dƣỡng.

Thời gian qua, công việc bồi dƣỡng này đã đƣợc thực hiện theo một chƣơng trình đƣợc gọi là bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo từng chu kì 4, 5 năm. Vụ bồi dƣỡng giáo viên đã có đƣợc một số chƣơng trình cụ thể xây dựng theo chuyên đề.

43 Kèm theo chƣơng trình là các tài liệu bồi dƣỡng. Và các Sở giáo dục đã dựa theo chƣơng trình này tổ chức học tập cho giáo viên theo hình thức học tập chuyên đề. Chƣơng trình đã đề cập đến một số vấn đề thiết thực của giáo dục cấp học. Ví dụ: Dạy Tiếng Việt ở trƣờng tiểu học (Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên chu kì 1992-1996)...

Việc bồi dƣỡng này thƣờng đƣợc tiến hành trong những ngày nghỉ hè. Gần đây có đƣợc tổ chức học ngay trong năm dƣới hình thức học chuyên đề nghiệp vụ. Ngƣời đƣợc phân công hƣớng dẫn học tập thƣờng là cán bộ chuyên môn của Sở hoặc giáo viên trong mạng lƣới chuyên môn của Sở, Phòng giáo dục. Tức là những ngƣời không có quá trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề hƣớng dẫn cho giáo viên học tập. Chính cái tình trạng "cơm chấm cơm" nhƣ vậy nên kết quả thu đƣợc của việc bồi dƣỡng này rất hạn chế.

Việc tổ chức học tập lại chỉ là nghe thuyết trình trên lớp, một lớp học đông, lại không có thực hành, không có bài tập, không có thu hoạch, không có kiểm tra, nên ngƣời theo học cũng ít phải lo lắng. Chỉ cần có mặt, còn học ra sao, không ai chú ý

3. Đề xuất -Về quan niệm :

Cần thống nhất tính chất của việc bồi dƣỡng này là việc cập nhật hóa trình độ khoa học kĩ thuật thế giới để không tụt hậu trƣớc đà phát triển của xã hội. Từ đó mà xác định nội dung cũng nhƣ hình thức học tập cho phù hợp. Cũng từ đó mà nhận rõ tính chất bồi dƣỡng này là lâu dài, là suốt đời. Còn làm công tác dạy học, còn cần đƣợc bồi dƣỡng.

-Về cách tổ chức :

- Có bộ phận phụ trách công tác bồi dƣỡng. Bộ phận này có các công việc sau : + Xác định chƣơng trình học tập và tài liệu học tập cho từng thời kì.

+ Xác định hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của ngƣời giáo viên. Quan trọng hơn nữa là phải có hình thức xử lí kết quả học tập. Học tập đạt kết quả thi đƣợc cái gì và không đạt kết quả thì mất cái gì. Nếu không cụ thể đƣợc hiệu quả của việc học tập bồi dƣỡng thì sẽ không cổ vũ đƣợc sự nỗ lức của mọi ngƣời.

- Có hình thức học tập phù hợp :

+ Do học tập bồi dƣỡng mang ý nghĩa suốt đời cho nên không thể (và không nên) tổ chức học tập theo lớp có ngƣời giảng, ngƣời học, mà áp dụng hình thức tự học, tự nghiên cứu. Chỉ một vài đề tài dặc biệt mới tổ chức học theo lớp, có ngƣời thuyết trình, hƣớng dẫn (và ngƣời thuyết trình, hƣớng dẫn này phải là cán bộ khoa học chuyên ngành, có công phu nghiên cứu vững chắc). Ngƣời giáo viên nói riêng, ngƣời làm công tác khoa học nói chung cần làm quen để tiến đến thành thạo với công việc nghiên cứu khoa học thì mới có khả năng tiến bộ đƣợc trong nghề của mình.

+ Có kế hoạch thời gian cho giáo viên tự nghiên cứu và có kế hoạch thời gian cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự nghiên cứu.

44 + Có chế độ cụ thể cho việc tự nghiên cứu. Đạt kết quả thì đƣợc cái gì về mặt cấp bậc, về mặt lƣơng bổng, về mặt thăng tiến.

- Về nội dung bồi dƣỡng:

Nội dung bồi dƣỡng cần đáp ứng yêu cầu của xã hội mà mỗi giáo viên là một công dân và yêu cầu của ngành nghề mà công việc chuyên sâu của giáo viên là giảng dạy. Nói một cách khác, việc bồi dƣỡng phải chú ý tới hai vai trò của ngƣời giáo viên : ngƣời công dân và ngƣời cán bộ khoa học.

Với tƣ cách là công dân, ngƣời giáo viên cần nắm vững những vấn đề chung của xã hội, những hiểu biết về đất nƣớc, tổ chức xã hội... những thành tựu của đất nƣớc cũng nhƣ của khoa học thế giới nói chung. Có thể gọi tắt là kiến thức phổ thông.

Với tƣ cách là ngƣời cán bộ khoa học, làm công tác giảng dạy, ngƣời giáo viên phải kịp thời cập nhật những thành tựu về khoa học giáo dục trên thế giới. Những thành tựu về khoa học chuyên ngành. Có thể gọi tắt là khoa học chuyên sâu.

Ở thời đại khoa học kĩ thuật trong thế kỉ XXI này, khi mà khoa học công nghệ thông tin phát triển đến độ khái niệm về xóa mù bao hàm nội dung biêt đọc biết viết chữ dân tộc và biết sử dụng máy thông tin mà tối thiểu là vi tính thì trình độ vi tính của ngƣời giáo viên phải đạt ở mức yêu cầu trung bình của xã hội. Không thể chấp nhận một giáo viên không biết tí gì về vi tính. Ở thời đại bùng nổ internet nhƣ hiện nay, việc sử dụng đƣợc một ngoại ngữ phổ cập trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với những ngƣời muốn nghiên cứu khoa học. Ngƣời giáo viên tối thiểu phải biết, sử dụng đƣợc một ngoại ngữ.

Tóm lại, ở góc độ ngƣời cán bộ làm công tác khoa học, nội dung bồi dƣỡng cần bao hàm 3 lĩnh vực :

+ Nghiệp vụ giảng dạy (chuyên môn sâu) + Ngoại ngữ

45

B. BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC BẢNG NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ

THỂ

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 46 -46 )

×