1. Ý nghĩa.
Đây là biện pháp mang tính chất tinh thế.
Đây là công việc không thể tránh đƣợc của một đất nƣớc vừa thoát ra khỏi thời kì chiến tranh tàn khốc trên ba chục năm.
Đội ngũ giáo viên tiểu học của chúng ta hiện nay - ở thời điểm 2007 - có nhiều nguồn đào tạo khác nhau, với nhiều trình độ.
Có thể kể :
- Giáo viên hệ Trung học sƣ phạm. Ngay trong giáo viên hệ Trung học sƣ phạm lại có giáo viên đào tạo theo hệ 9+3, hệ 10+1, hệ 10+2
- Giáo viên hệ Cao đẳng sƣ phạm. - Giáo viên hệ Đại học sƣ phạm. - Giáo viên hệ đào tạo cấp tốc.
Đấy là chƣa kể ở một số địa phƣơng còn có giáo viên tuyển ngang, không qua trƣờng lớp đào tạo, dù là cấp tốc.
Do đó, biện pháp bồi dƣỡng để đạt chuẩn mang tính chất đào tạo nhiều hơn là bồi dƣỡng. Có nghĩa là nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, phải đầy đủ các môn học, trong đó phải chú ý đúng mức tính chất đào tạo nghề. Mà một trong những trọng tâm của đào tạo nghề là thực hành nghiệp vụ, thực tập tay nghề.
Công việc đào tạo lại này cần ấn định rõ thời điểm kết thúc. Điều này đòi hỏi ngƣời lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lƣợc, tránh để tình trạng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, sau những năm tháng thừa giáo viên, giải thể trƣờng Trung học sƣ phạm, giải thể Trƣờng Cao đăng sƣ phạm lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn bƣớc vào năm học mới 2007-2008 với sự thiếu hụt giáo viên đứng lớp ở cả ba cấp học.
Thời điểm kết thúc công việc đào tạo lại này cần đƣợc công bố rõ ràng và có kế hoạch thực hiện một cách khoa học.
2. Nhìn lại việc bồi dƣỡng đạt chuẩn.
Cũng cần nhận rõ là thời gian qua, chúng ta tiến hành cùng lúc việc tiêu chuẩn hóa giáo viên tiểu học theo chuẩn Cao đẳng sƣ phạm và chuẩn Đại học sƣ phạm với tên gọi Cử nhân tiểu học.
41 Đơn vị đƣợc phân công phụ trách là Khoa đào tạo giáo viên tiểu học Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm và Đại học sƣ phạm.
Hình thức học tập là học tại chức và học ngay tại địa phƣơng. Các trƣờng Cao đẳng và Đại học sƣ phạm cử giáo viên về dạy ngay tại Trung tâm giáo dục của từng địa phƣơng.
Thành tựu thu đƣợc thật lớn. Cho đến nay (2007) nhiều trƣờng tiểu học đã có hầu hết giáo viên đạt chuẩn Cao đẳng sƣ phạm, trƣờng nào cùng có đôi ba giáo viên có bằng Cử nhân tiểu học. Số giáo viên chƣa đạt chuẩn chỉ còn là những ngƣời chờ đủ năm tháng để nghỉ hƣu. Ở mỗi quận, huyện còn có một số ít ngƣời đang học hoặc đã có bằng Thạc sĩ.
Nhƣng chất lƣợng giảng dạy của giáo viên đã qua bồi dƣỡng lại chƣa tƣơng xứng với những gì đã kể trên. Bằng cấp thì nhiều hơn, nhƣng cách giảng dạy, kết quả giảng dạy thì chƣa tƣơng ứng.
Nguyên nhân ?
Có nhiều. Việc đào tạo lại này cũng còn không ít vấn đề cần bàn.
Về phía ngƣời học, số giáo viên có ý thức cầu tiến, muốn đƣợc nâng cao trình độ để giảng dạy tốt rất nhiều. Số anh chị em này vƣợt mọi khó khăn để đến lớp đều đặn và học tập trên lớp thật nghiêm túc. Ở nơi nào, chúng ta cùng có thể nêu danh những gƣơng sáng trong học tập này. Nhƣng cạnh đó, số anh chị em học "theo yêu cầu"cũng không ít. Do đó có tình trạng trễ nải trong đến lớp, hoặc đến lớp mà không chú ý đến bài học. Thậm chí không hiếm tình trạng đến để điểm danh rồi "lặn". Tổ chức lớp học cũng chƣa đủ nghiêm để kiểm diện đầy đủ số học viên theo học. Hiện tƣợng "ngồi nhầm lớp" cũng xảy ra ngay ở trong các trƣờng học của các thầy cô giáo đƣợc đào tạo lại này.
Về phía ngƣời dạy, nhiều thầy cô giáo rất tận tâm, giảng dạy chu đáo, chỉ bảo cho ngƣời học đến nơi đến chốn. Song không ít ngƣời dạy tính giờ mà không tính công việc. Tình trạng vào lớp muộn, nghi giữa buổi quá dài, tan lớp sớm diễn ra thƣờng xuyên, đã thành nếp. Đến độ, nếu thầy cô giáo nào đảm bảo đúng giờ lại bị coi là đặc biệt.
Ngƣời dạy không viết tài liệu, ngƣời dạy cũng không có hƣớng dẫn học theo tài liệu nào. Ngƣời dạy đến lớp để nói, ngƣời học ghi đƣợc cái gì thì học theo nội dung đó.
Lớp học quá đông. Ngƣời dạy chỉ thuyết giảng suốt buổi và phải dùng mi-crô để nói. Không có bài tập. Đến kì kiểm tra, ngƣời dạy lại hƣớng dẫn trọng tâm kiểm tra và "chu đáo" giải cụ thể, chi tiết trọng tâm sẽ kiểm tra đó.
Đến ngày kiểm tra, học viên nhận đề và thoải mái làm bài. Việc trao đổi khi làm bài không hề bị nhác nhở.
Cũng cần nói thêm một tình trạng : các giáo viên dạy ở khoa đào tạo giáo viên tiểu học thƣờng là không kinh qua giảng dạy ở nhà trƣờng tiểu học (trong khi giáo dục tiểu học khác quá xa giáo dục trung học và đại học không chỉ ở nội dung kiến thức mà đặc biệt là ở phƣơng pháp đứng lớp, tổ chức lớp). Các cán bộ khoa giáo
42 dục tiểu học lại cũng không đƣợc đào tạo để dạy tiểu học. Và khi đƣợc điều về khoa này cũng không có thời gian tiếp xúc với nhà trƣờng tiểu học. Không ít các cán bộ dạy thầy cô giáo tiểu học lại chua dự giờ dạy cụ thể nào ở lớp tiểu học.
Chính vì vậy mà tính chất trƣờng dạy nghề, đào tạo nghề bị thiếu sót trầm trọng (ở cả khâu đào tạo chính quy lẫn khâu đào tạo lại). Và việc học nhiều mà trình độ giảng dạy không đƣợc nâng cao cũng là chuyện không có gì phải ngạc nhiên.
3. Đề xuất a) Về quan niệm
Xác định rõ tính chất của hình thức bồi dƣỡng này là bồi dƣỡng để đạt chuẩn giáo viên , mà thực chất là đào tạo lại. Từ đó mà có hình thức tổ chức học tập nghiêm túc ; nội dung và phƣơng pháp dạy-học nghiêm túc ; kiểm tra nghiêm túc.
b) Về tổ chức
- Quy định rõ ràng và thục hiện chặt chẽ điều kiện theo học và nhất là điều kiện dự kì thi hết môn, hết khoa (theo học bao nhiêu thời gian thi đƣợc dự thi, nghỉ bao nhiêu buổi học thì không đƣợc dự thi; thực hiện bao nhiêu bài tập thì mới đƣợc dự thi hết môn)
- Quy định rõ ràng và thực hiện chặt chẽ việc chọn ngƣời dạy lớp, trong đó chú ý nhiều đến tính chất nghiệp vụ sƣ phạm tiểu học và thực tế tiểu học.
- Công bố rõ ràng số lƣợng bài tập phải thực hiện trong từng môn học. Và bộ phận tổ chức lớp học cần kiểm tra chặt chẽ, gắt gao yêu cầu này.
- Có bộ phận phụ trách việc ra đề thì, chấm thi. Những ngƣời tham gia bộ phận kiểm tra này phải không làm công việc dạy lớp học đó.
- Phải có tài liệu học tập rõ ràng, đầy đủ.
- Coi việc đi học là một nhiệm vụ của ngƣời giáo viên. Nhà trƣờng có quan tâm trong việc bô trí, sắp xếp công việc đứng lớp và có đòi hỏi xuất trình kết quả học tập để kiểm tra.