Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài củathành phố Hả

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới . (Trang 39)

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đến năm 2030

*Mục tiêu tổng quát

Theo Nghị quyết 45/NQ-TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phịng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có cơng nghiệp phát triển hiện đại, thơng minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững [4].

Mục tiêu đến năm 2025, Hải Phịng cơ bản hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đơ thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia…

Tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) cả nước đạt khoảng 6,4%, bình quân đầu người đạt 14.700 USD. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 180.000 - 190.000tỷ đồng. Khơng cịn hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia).

Đến năm 2030, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước đạt 8,2%, bình qn đầu người đạt 29.900 USD. Thu ngân sách đạt 300.000 - 310.000 tỷ đồng. Thành phố sẽ có cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 97- 98%, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hệ thống kết cấu hạ tầng trong đó mạng lưới giao thơng, hạ tầng khu kinh tế, cảng biển đồng bộ và hiện đại. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với mơi trường, văn hóa phát triển lành mạnh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

*Mục tiêu cụ thể

1)Mục tiêu phát triển kinh tế

- Tăng trưởng GDP giai đoạn 2021-2025 đạt 11-12%/năm, giai đoạn 2026- 2030 đạt trên 11%/năm.

- Tỷ trọng GDP nhóm ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp vào năm 2020 đạt tương ứng 57,9%, 36,8% và 5,3%. Cơ cấu kinh tế của thành phố năm 2030 tương ứng với các nhóm ngành trên là 56,5%, 40,9% và 2,5%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, tăng đầu tư của dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào những năm 2021-2030 là 65%-70%. Thu hút vốn FDI ở mức 25%-30% tổng đầu tư xã hội. Nâng tỷ lệ đầu tư trên GDP của thành phố lên 43%-45%.

- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021-2030 tăng 15%-16%/năm. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6 tỷ USD, sản lượng hàng hóa thơng qua các cảng biển của thành phố đạt 80-100 triệu tấn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20%-21%/năm, thu hút 10 triệu lượt khách du lịch. Giai đoạn 2021-2030, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lên 22%, thu hút trên 12 triệu lượt khách du lịch.

- Thu ngân sách so với GDP đạt 43%-45% GDP vào năm 2020 và đạt 50% vào năm 2030.

2)Mục tiêu phát triển xã hội

- Tạo 58,5 nghìn việc làm mới/năm trong các năm 2021-2025 và 62,5 nghìn việc làm mới/năm trong các năm 2026-2030.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 2% vào năm 2030. Tăng thời gian làm việc của lao động nông thôn đến năm 2025 là 90%, đến năm 2030 là 95%.

-Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90% vào năm 2030.

- Duy trì 100% các tỷ lệ: dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia, số xã có trạm y tế, bưu điện văn hóa xã và dân số đô thị được cấp nước hợp vệ sinh.

- Phấn đấu đến năm 2030, 75% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có 13 bác sĩ /trạm y tế.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 là dưới 2,0% và đến năm 2030 là dưới 1,5%.

3)Mục tiêu xây dựng đơ thị và bảo vệ mơi trường

đó: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hồn, hợp lý, hiện đại. Vận tải hành khách cơng cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, an toàn và tiện lợi; Hạ tầng thương mại và du lịch thiết kế liên hoàn, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và các dịch vụ khu kinh tế, khu công nghiệp và cảng biển của thành phố; Kết cấu hạ tầng bưu chính, viễn thơng, thơng tin và truyền thơng hiện đại, đạt trình độ ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực; Hệ thống cấp điện, cấp nước hiện đại, đồng bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện, nước cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của người dân tồn thành phố; Hệ thống thốt nước đồng bộ, giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng cục bộ và ô nhiễm nước; Hệ thống thu gom và xử lý có thể thu gom và xử lý 100% rác thải đơ thị vào năm 2030. Đảm bảo năm 2025 có 80% số khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và đến năm 2030 tăng tỷ lệ này lên 85%.

- Giữ vững và đầu tư củng cố môi trường cảnh quan của thành phố, sơm đạt 100% tiêu chí đơ thị loại I.

3.1.2.Định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam đến 2030

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ định hướng hồn thiện chính sách về FDI là: “Rà sốt, sửa đổi pháp luật, chính sách để thu hút mạnh FDI, nhất là các dự án có cơng nghệ cao, thân thiện mơi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao, tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường thu hút FDI có cơng nghệ cao, thân thiện mơi trường, sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, điện tử, công nghệ thông tin, giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao… có cơ chế linh hoạt đối với các dự án đặc thù. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu triển khai của DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

Quán triệt tinh thần Đại hội XII, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp; cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế; đảm bảo vận hành hiệu quả các loại thị trường; thúc đẩy thị trường hóa các nhân tố sản xuất; tập trung khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực; phát triển hệ thống DN trong nước. Đồng thời, xác định rõ mục tiêu thu hút và sử dụng vốn FDI phải đi vào thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng chiều sâu; đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và liên kết chặt chẽ giữa DN FDI với DN trong nước, nâng cao vị trí của Việt Nam trong mạng sản xuất, chuỗi giá trị tồn cầu và trình độ, năng lực sáng tạo của lực lượng lao động Việt Nam

Theo đó, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN thời gian tới 2030 cần được điều chỉnh theo định hướng sau:

- Ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiếtbị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. FDI bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.

- Về đối tác, tập trung vào thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia liên kết với DN trong nước hình thành, phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị.

Tiếp tục thu hút FDI vào các ngành mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế như dệt may, da giày..., nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thơng minh, tự động hóa. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI từ các thị trường và đối tác tiềm năng. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ cơng nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại.Đồng thời, tận dụng lợi thế của Việt Nam trong thị trường ASEAN và cơ hội do các hiệp định thương mại tự do tạo ra để thu hút FDI.

- Về địa phương, vùng, thu hút FDI phải phù hợp với lợi thế, điều kiện, trình độ phát triển và quy hoạch từng địa phương trong mối liên kết vùng, đảm bảo hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội - môi trường. Đối với những địa bàn, khu vực nhạy cảm, liên quan đến quốc phòng, an ninh, khu vực biên giới, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế, việc thu hút FDI cần được xem xét chặt chẽ, đặt vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia lên hàng đầu.

- Có cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng tầm DN Việt Nam, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ và tạo sự liên kết, lan tỏa giữa DN FDI và DN trong nước.

3.1.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hải Phịng đến 2025 tầm nhìn 2030 theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới

Hải Phòng quán triệt quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, coi kinh tế có vốn FDI là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế Hải Phịng nói riêng, khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Lãnh đạo thành phố quan điểm: 1) vốn FDI với Hải Phòng là mục tiêu đồng thời là giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng của thành phố; 2) thu hút vốn FDI có chọn lọc, có điều kiện và gắn với phát triển bền vững, với chuyển giao công nghệ, đổi mới thiết bị cũng như giải quyết vấn đề môi trường và xã hội; 3) thành phố vừa hợp tác vừa đấu tranh vì lợi ích của thành phố, các DN và người lao động.

Xác định nguồn vốn FDI giữ vai trò quan trọng để thúc đẩy tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng của thành phố theo hướng thành phố cảng xanh, phát triển bền vững đúng theo tinh thần Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phịng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tại Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 02/2/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt kế hoạch xúc tiến đầu tư của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, định hướng thu hút đầu tư của thành phố được xác định như sau:

Một là, định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Thu hút FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nơng sản, phát triển các vùng khó khăn, nơng nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia… Kết hợpthu hút FDI với phát huy nội lực của DN nội địa có vai trị “vệ tinh”.

– Về xây dựng cơ sở hạ tầng: khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN, KKT, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng dưới nhiều hình thức như BOT, BT, PPP…; phát triển đồng bộ 04 nhóm kết cấu hạ tầng thương mại: hạ tầng xuất, nhập khẩu, hạ tầng bán buôn, hạ tầng bán lẻ và trung tâm hội nghị triển lãm thương mại.

–Về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại: tập trung xúc tiến các dự án phát triển hạ tầng: khu du lịch sinh thái, resort cao cấp, khách sạn 5 sao, sân golf, khu vui chơi, giải trí, mua sắm tổng hợp.

–Về nơng nghiệp: thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng công nghệ cao, gắn với đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện an toàn thực phẩm; đầu tư bảo quản chế biến sâu các sản phẩm nông sản, thủy sản phục tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhằm nâng cáo giá trị gia tăng.

– Về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 03 lĩnh vực chủ yếu: linh kiện phụ tùng, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và hỗ trợ công nghiệp công nghệ cao (Theo Quyết định số 9028/QĐ- BCT ngày 08/10/2014 của Bộ Công thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).

Hai là, định hướng thu hút đầu tư theo đối tác

Tăng cường thu hút các dự án có quy mơ lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…, tạo tiền đề thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ.

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng đa dạng hóa các phương thức xúc tiến, có cơ chế hỗ trợ, kiến tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển nhằm tăng cường hoạt động tự xúc tiến thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết của các DN, tổ chức trên địa bàn thành phố.

3.2.Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ngồi vào thành phố Hải Phịng theo định hướng thu hút FDI thế hệ mới

3.2.1. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, xây dựng các mục tiêu thu hút vốn FDI vào Hải Phòng gắn với mục tiêu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1.1.Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về thu hút vốn FDI vào thành phố

Lãnh đạo thành phố cần phải đồng thuận rằng FDI là nguồn động lực thúc đẩy phát triển KT-XH thành phố, góp phần

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng theo định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới . (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w