Nguồn: Tổng dư nợ tín dụng cá nhân và huy động vốn tại các chi nhánh Bình Phú, chi nhánh Bình Tân, chi Nhánh Quận 4, chi nhánh Phú Mỹ Hưng, chi nhánh Tân Sơn Nhất từ năm 2009 đến năm 2013
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
CN BÌNH PHÚ CN BÌNH TÂN CN QUẬN 4 CN PHÚ MỸ HƯNG CN TÂN SƠN NHẤT
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ giữa tổng dư nợ tín dụng cá nhân và tổng nguồn vốn huy động.
Tỷ lệ giữa tổng dư nợ tìn dụng cá nhân và tổng nguồn vốn huy động của các chi nhánh Bình Phú, chi nhánh Bình Tân, chi nhánh Quận 4, chi nhánh Phú Mỹ Hưng đều sử dụng chưa đến 50% trong tổng nguồn vốn huy động được.
Riêng chi nhánh Tân Sơn Nhất tăng trưởng dư nợ tín dụng cao nên tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân và tổng nguồn vốn huy động trên 50%.
Với mục đích đạt được lợi nhuận do Hội sở giao các chi nhánh cần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân vì biên độ lãi cho vay cá nhân thường sẽ cao hơn biên độ lãi suất cho vay các khách hàng tổ chức.
2.3.1.4 Đánh giá vịng quay vốn tín dụng. ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Tên chi nhánh Tên chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Bình Phú Doanh số cho vay 747 1.070 1.024 1.399 2.883 Doanh số thu nợ 571 783 922 1.175 2.552 Dư nợ bình quân 152 278 461 627 931 Số vòng quay 3,7 2,81 2 1,87 2,74 Bình Tân Doanh số cho vay 850 1.090 1.500 1.900 2.500 Doanh số thu nợ 650 900 1.300 1.700 1.800 Dư nợ bình quân 100 313 645 808 1.075 Số vòng 6,5 2,87 2,01 2,1 1,67
quay Quận 4 Doanh số cho vay 800 1.000 1.500 2.000 3.000 Doanh số thu nợ 550 800 1.300 1.800 2.600 Dư nợ bình quân 150 333 595 740 903 Số vòng quay 3,66 2,4 2,18 2,43 2,87 Phú Mỹ Hưng Doanh số cho vay 600 1.100 2.800 3.200 3.500 Doanh số thu nợ 400 900 1.600 2.500 2.700 Dư nợ bình quân 200 403 723 935 1.215 Số vòng quay 2 2,23 2,21 2,67 2,22 Tân Sơn Nhất Doanh số cho vay 500 1.300 3.500 4.500 5.200 Doanh số thu nợ 300 1.100 3.200 4.100 5.000 Dư nợ bình quân 100 508 1.308 1.876 2.325 Số vòng quay 3 2,16 2,44 2,18 2,15 Bảng 2.14: Vịng quay vốn tín dụng.
Nguồn: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ bình quân của các chi nhánh Bình Phú, chi nhánh Bình Tân, chi Nhánh Quận 4, chi nhánh Phú Mỹ Hưng, chi nhánh Tân Sơn Nhất từ năm 2009 đến năm 2013.
Biểu đồ 2.7: Vịng quay vốn tín dụng.
Nhìn chung số vịng vay vốn tín dụng của các chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2013 đều >2, cho thấy trong năm ngân hàng cho vay nguồn vốn sản xuất kinh doanh đã quay được trên 2 vòng, số vòng quay lớn chứng tỏ số vốn này được thu hồi nhanh khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3.2 Đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.2.1 Những kết quả đạt được.
Thực trạng huy động vốn tại các chi nhánh nhìn chung các chi nhánh đạt với tỷ lệ hoàn thành là trên 70% so với chỉ tiêu hội sở giao.
Thực trạng cho vay tại các chi nhánh qua các năm với tỷ lệ hoàn thành trên 70% so với kế hoạch, riêng chi nhánh Tân Sơn Nhất biến động, tăng trưởng tín dụng cao nên vượt 100%. Từ những năm 2010 đến năm 2012 tình hình kinh tế của đất nước có nhiều biến động mà các chi nhánh có tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Ban Giám Đốc các chi nhánh hoàn thành tương đối kế hoạch do Hội Sở giao. 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
CN BÌNH PHÚ CN BÌNH TÂN CN QUẬN 4 CN PHÚ MỸ HƯNG CN TÂN SƠN NHẤT
Về lợi nhuận kinh doanh, đa số các chi nhánh có tỷ lệ hồn thành trên 30% so với kế hoạch hội sở giao, riêng chi nhánh Tân Sơn Nhất lợi nhuận vượt kế hoạch đạt #110%.
Nợ xấu của các chi nhánh đều dưới <3% là tốt, mặc dù tăng trưởng tín dụng cao nhưng nợ xấu của các chi nhánh không tăng cao (nằm trong ngưỡng an toàn cho phép).
Tỷ lệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động nhìn chung nguồn vốn huy động qua các năm của các chi nhánh đáp ứng tại chỗ được cho nhu cầu cấp tín dụng của các chi nhánh.
Tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân và tổng nguồn vốn huy động qua các năm của các chi nhánh dưới 50%, riêng chi nhánh Tân Sơn Nhất nguồn vốn huy động được cho vay là trên 50% trong tổng số dư nợ cho vay.
Số vịng quay vốn tín dụng của các chi nhánh là tốt, chứng tỏ ngân hàng thu hồi vốn vay nhanh đối với các khoản vay, bên cạnh thu hồi vốn vay nhanh các chi nhánh sẽ sử dụng vốn cho vay tiếp những khách hàng mới, món nợ mới. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh khá tốt, đội ngũ nhân viên ngân hàng am hiểu sâu về các sản phẩm huy động cũng như cho vay.
2.3.2.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được các chi nhánh còn những tồn tại, hạn chế như sau:
Vốn huy động thực tế so với kế hoạch do Hội sở giao chưa đạt được 100% kế hoạch.
Dư nợ tín dụng cá nhân cịn thấp (thấp hơn dư nợ tín dụng của tổ chức) Lợi nhuận qua các năm cũng thấp so với kế hoạch do Hội sở giao (chỉ có chi nhánh Tân Sơn Nhất đạt trên 100% kế hoạch).
Nợ xấu của các chi nhánh cũng tăng cao theo thời gian.
2.4 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM. 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.
Chiến lược kinh doanh. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả tín
dụng. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành cơng trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự…
Các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách
hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hạn hay khơng. Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…
Chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong cơng việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Cơng tác thơng tin. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phịng ngừa
và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay khơng chấp thuận cho vay.
Công nghệ của ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp
dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống cơng nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian cơng sức của cán bộ tín dụng, vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong q trình giao dịch với khách hàng.
2.4.2 Nguyên nhân khách quan.
2.4.2.1 Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng.
Uy tín, đạo đức của người vay: Trong qui trình tín dụng các ngân hàng thường chỉ đưa ra quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố có liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người vay có thể gây nên.
Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, khơng đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh…Việc khách hàng gian lận tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng.
Uy tín của khách hàng cũng là một yếu tố đáng quan tâm, uy tín của khách hàng là tiêu chí để đáng giá sự sẵn sàng trả nợ và kiên quyết thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng từ phía khách hàng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài
chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng. Uy tín được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế trên thị trường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế…thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.4.2.2 Nguyên nhân khách quan từ môi trường
Ta biết rằng chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại và của toàn xã hội, để quản lý chất lượng tín dụng tốt, đồng bộ, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ tác động của các nhân tố khách quan từ môi trường bên ngồi đó là: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp lý, cạnh tranh và tự nhiên.
Môi trường kinh tế:
Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia ln có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm và ái ngại vì nó liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành cơng trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn tất nhiên cũng bao trùm đến các hoạt động của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
Mơi trường chính trị:
Mơi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, đình cơng…có thể dẫn đến những thiệt hại cho khách hàng và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thơng hàng hố đình trệ…) Và như vậy, những món tiền mà khách hàng vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.
Mơi trường xã hội:
Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba nhân tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có tín nhiệm càng cao thì thu hút được khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thường được vay vốn.
Môi trường pháp lý:
Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là hệ thống pháp luật. Với một mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự nhũng nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng mơi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại. Mơi trường cạnh tranh:
Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng thương mại. Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ,
củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.