Bảng 2.14 : Vòng quay vốn tín dụng
3.3 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ
3.3.4 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước
Cần chỉnh sửa, bổ sung hồn thiện đồng bộ các chính sách về tín dụng đặc biệt là về tín dụng cá nhân, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng, cũng như mở rộng đối tượng được tiếp cận với vốn tín dụng, đồng thời phối hợp với các bộ ngành để xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến cơng tác tín dụng.
Ngân hàng nhà nước cần chỉnh sửa bổ sung và ban hành một số cơ chế chính sách tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay như: Ban hành và hướng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế họat động sản xuất kinh doanh đối với từng đối tượng khách hàng và phải tuân theo cơ chế thị trường, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên vay vốn (khách hàng).
Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức tiếp cận được tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng, kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Cần có những chính sách cho vay ưu đãi nhằm giải quyết các khó khăn trong kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận được vốn và giải quyết tốt các nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh, tiêu dùng như hiện nay.
Cần tích cực cơng tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế họat động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước hướng các họat động cho vay của các tổ chức tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Cần tập trung giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn hoạt động, chất lượng tài sản, tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu, đồng thời hoàn thiện các quy định về cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro theo hướng chặt chẽ, minh bạch và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
Ngân hàng nhà nước cần phải đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, nhất là về xử lý tài sản bảo đảm và quyền hạn của chủ nợ; hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát huy vai trị của Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC); phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua bán nợ xấu; công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý; tăng cường thanh tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, tác giả đã đề ra các nhóm giải pháp trong chương 3 bao gồm:
Thứ nhất là định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Eximbank Thứ hai là dựa vào những hạn chế đã được đánh giá, phân tích ở chương 2, từ đó tác giả có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại các chi nhánh Eximbank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng ln giữ vai trò quan trọng, thường chiếm khoảng 2/3 tổng số các tài sản có và tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người ta luôn dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng. Một trong những biện pháp hữu hiệu là việc đảm bảo và khơng ngừng nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng. Đảm bảo chất lượng tín dụng đem đến lợi ích cho cả các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Xét riêng về phía ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:
Việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân sẽ góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồn vốn từ việc tăng vịng quay vốn tín dụng.
Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay.
Các kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân là một tất
yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các ngân hàng thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh
Doanh. TP HCM: Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
2. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài Chính.
3. Peter S.Rose, 2001. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài Chính.
4. Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2013. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại.
TP HCM: Nhà Xuất Bản Kinh Tế TP HCM.
5. Trương Quang Thông, 2012. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. TP HCM: Nhà Xuất Bản Kinh Tế TP HCM.