Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 34 - 35)

3.3.2 Quy trình kiểm định cụ thể

3.3.2.1 Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu

Đối tượng dữ liệu mà bài nghiên cứu này sử dụng là dữ liệu của chuỗi thời gian. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian là các phân tích hồi quy đều dựa trên giả định rằng các chuỗi thời gian đang xem xét phải là chuỗi dừng (kiểm định t và F cũng dựa trên giả định này). Nếu như chuỗi thời gian đang xem xét là khơng dừng, thì khi hồi quy một biến của chuỗi thời gian này với một biến của chuỗi thời gian khác, có khả năng ta sẽ thu về các kết quả hồi quy tốt một cách bất thường. Các số liệu thống kê này khẳng định một mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai biến số kinh tế đang xem xét mặc dù trên thực tế có thể khơng hề có mối liên hệ nào tồn tại giữa chúng (hiện tượng này được gọi là hồi quy khơng xác thực). Do đó, vấn đề kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian trước khi thực hiện phân tích hồi quy trở nên vơ cùng quan trọng, nó sẽ quyết định đến tính hữu hiệu của các kết quả nghiên cứu.

Trước khi bước vào xem xét các phương pháp kiểm định tính dừng mà các tác giả đã sử dụng trong bài nghiên cứu này, bài nghiên cứu sẽ làm rõ khái niệm một chuỗi thời gian dừng là chuỗi thời gian như thế nào.

Theo các tài liệu về chuỗi thời gian, một chuỗi thời gian được gọi là dừng nếu kỳ vọng và phương sai không đổi theo thời gian, đồng thời hiệp phương sai giữa hai giai đoạn quan sát (trong chuỗi đang xét) chỉ phụ thuộc vào khoảng cách độ trễ của chúng chứ khơng phụ thuộc vào thời điểm tính tốn.

Theo định nghĩa trên thì một chuỗi thời gian (Yt) được xem là dừng khi thỏa 3 tính chất sau:

Trung bình khơng đổi theo thời gian: E(Yt) =

Phương sai không đổi theo thời gian: Var(Yt) = E(Yt – ) 2 =

Hiệp phương sai giữa hai giai đoạn quan sát (trong chuỗi đang xét) chỉ phụ thuộc vào khoảng cách độ trễ của chúng : Cov(Yt, Yt-k)= E[(Yt – )(Yt-k – )]=

Như vậy, nếu một chuỗi thời gian khơng thỏa ba điều kiện trên thì được gọi là chuỗi thời gian không dừng.

Tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ đi đến các kiểm định mà Joseph P.Byrne và Jun Nagayasu đã sử dụng trong bài nghiên cứu của mình. Như bài nghiên cứu cho thấy, có nhiều cách để kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu như dựa vào biểu đồ tương quan hay sử dụng các kiểm định nghiệm đơn vị. Nhưng trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị để xem xét tính biến động của các chuỗi thời gian. Cụ thể, tác giả sử dụng ba kiểm định nghiệm đơn vị: Kiểm định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 34 - 35)