Mở rộng nghiên cứu giữa Mỹ với các nƣớc Châ uÁ khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 59 - 79)

Bên cạnh bằng chứng giữa Việt Nam và Mỹ, nghiên cứu này sẽ tiếp tục mở rộng và lặp lại quy trình kiểm định đối với trường hợp của một số quốc gia khác ở Châu Á trong mối quan hệ với Mỹ. Các nước được đưa vào nghiên cứu bao gồm: Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Tương tự như trường hợp ở Việt Nam, các bước thực hiện nhằm đi tìm bằng chứng thực nghiệm ở các nước này bao gồm: kiểm định nghiệm đơn vị ADF, DF-GLS và S&L.Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen và S&L, bài nghiên cứu xét theo hai hướng tiếp cận không xét điểm gãy cấu trúc và có xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc.

4.2.1 Kết quả kiểm định tính dừng

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo hai hướng tiếp cận khác nhau đối với chuỗi dữ liệu tỷ giá thực, lãi suất thực giữa các nước Châu Á và Mỹ được trình bày lần lượt trong Bảng 4.7 và 4.8.

Hướng tiếp cận không xem xét đến điểm gãy cấu trúc

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF và DF-GLS trong trƣờng hợp giữa các nƣớc Châu Á và Mỹ

Kiểm định ADF Test DF-GLS test

Quốc gia Biến Level Sai phân

Bậc liên kết

Level Sai phân

Bậc liên kết Nhật Bản q -2.5565 {2} -8.2189*** {4} I(1) -2.3747 {2} -1.8801 {10} r -5.8087*** {12} - I(0) -1.0364 {12} -0.0220 {12} Hàn Quốc q -2.3494 {0} -15.4656*** {0} I(1) -2.0860 {0} -15.0606 {0} I(1) r -2.4359 {11} -6.1087*** {10} I(1) -2.5080 {11} -2.7234 {11} I(1) Hong Kong q -1.3797 {12} -2.6232 {12} -2.0121 {12} -0.6820 {12} r -2.3305 {12} -4.4721*** {12} I(1) -1.4326 {12} -1.4331 {12} Thái Lan q -1.8319 {7} -6.1766*** {6} I(1) -1.2938 {7} -5.6600*** {6} I(1) r -3.2737 {9} -4.3637*** {8} I(1) -3.2332** {9} - I(0)

Ghi chú: Chuỗi dữ liệu tỷ giá thực và lãi suất thực của các nước kéo dài từ tháng 1/1994đến tháng 5/2014. Các giá trị thống kê t được tính tốn và so sánh với các gía trị tới hạn ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Độ trễ của mỗi trường hợp được ghi nhận trong dấu {.} và được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Đối với kiểm định DF-GLS, độ trễ được xác định theo tiêu chuẩn AIC

hiệu chỉnh. Kiểm định tính dừng ở chuỗi gốc và chuỗi sai phân bậc một có tính đến hệ số chặn. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Theo hướng tiếp cận truyền thống, nghiên cứu này sử dụng cả hai kiểm định ADF và DF-GLS nhằm xác định tính dừng của các chuỗi dữ liệu tỷ giá thực, lãi suất thực giữa các quốc gia Châu Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan) và Mỹ. Dựa vào Bảng 4.7, các giá trị thống kê t từ kiểm định ADF và DF-GLScho thấycho thấy các biến có những bậc liên kết khác nhau khi chưa xem xét đến điểm gãy cấu trúc điều này cũng giống như phần mở rộng của bài nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010) đã đề cập. Nói cách khác, theo kết quả kiểm định ADF và DF- GLS đưa ra kết luận rằng các biến này (q, r) dừng ở những bậc khác nhau (Có biến bậc level, biến bậc 1...), chỉ có Hàn Quốc và Thái Lan là 2 biến q và r đều dừng ở bậc 1. Điều này vẫn mang hàm ý về khả năng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực trong trường hợp giữa các quốc gia Châu Á khác và Mỹ theo như những luận điểm về phương pháp thực nghiệm mà nghiên cứu này cũng như nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010) đã đề cập. Như vậy, với kết quả đã trình bày ở trên và xem xét hướng tiếp cận truyền thống, kiểm định đồng liên kết Johansen trace test được lựa chọn là phương pháp phù hợp và cơ bản nhất để xem xét bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Kết quả cụ thể của kiểm định sẽ được trình bày ở tiểu mục tiếp theo.

Hướng tiếp cận mới có xem xét đến điểm gãy cấu trúc

Song song với hướng tiếp cận truyền thống sử dụng kiểm định ADF, DF-GLS, kiểm định thứ ba theo hướng tiếp cận của Saikkonen và Lutkepohl (2000) có xem xét đến vấn đề điểm gãy cấu trúc cũng được áp dụng nhằm kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu. Và kết qủa nhận được cho thấy một số điểm khác biệt so với các kiểm định trên.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị S&L trong trƣờng hợp giữa các nƣớc Châu Á và Mỹ

Kiểm định S&L Unit Root Test

Quốc gia Biến Level Sai phân Bậc liên

kết Nhật Bản q -2.0223{2} [1998M10] -5.6584{4}*** [1998M10] I(1) r -5.1957{12} [1997M3] - [1997M3] I(0) Hàn Quốc q -2.5720{0} [1997M12] -6.6741{0}*** [1997M12] I(1) r -1.9528{11} [1997M11] -5.6546{10}*** [1997M11] I(1) Hong Kong q -2.1948{12} [2008M11] -2.4563{12}* [2008M11] I(1) r -1.5642{12} [1998M7] -2.5529{12}* [1998M7] I(1) Thái Lan q -2.2674{7} [1998M2] -2.3591{6} [1998M2] r -1.8480{9} [1997M8] -4.9545{8}*** [1997M8] I(1)

Ghi chú: Chuỗi dữ liệu tỷ giá thực và lãi suất thực của các nước kéo dài từ tháng 1/1994đến tháng 5/2014. Độ trễ của mỗi trường hợp được ghi nhận trong dấu {.} và được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Kiểm định tính dừng ở chuỗi gốc và chuỗi sai phân bậc một có tính đến hệ số chặn. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Các thời điểm xảy ra điểm vỡ ghi nhận trong dấu [.] được đề xuất bởi phần mềm JMulti 4.24.

Kiểm định nghiệm đơn vị S&L được thực hiện bởi phần mềm JMulti và trong đó các thời điểm xảy ra điểm gãy cấu trúc cũng được đề xuất bởi phần mềm này. Nhìn chung, ta có thể thấy phần lớn điểm vỡ của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á đều phân bổ trong khoảng thời gian những năm cuối của thập niên 90. Khoảng thời gian này, cả thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng đang phải chứng kiến sự bùng nổ của một cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Thái Lan vào tháng 7/1997. Cuộc khủng hoảng này từ Thái Lan đã lan rộng và gây ảnh hưởng lên một số nước khác trong khu vực. Trong đó, Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Hong Kong, Malaysia, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Một số nước như Singapore hay Việt Nam ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do đó các điểm gãy cấu trúc ở nước này xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 2008 trở đi, khi cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn Mỹ bùng nổ và gây ra tác động toàn cầu vào năm 2007.

Trong Bảng 4.8, kiểm định nghiệm đơn vị S&L đưa ra kết quả với một số điểm khác biệt so với kiểm định ADF, DF-GLS. Khi có xem xét đến sự xuất hiện của điểm gãy cấu trúc, kết qủa kiểm định cho thấy các chuỗi dữ liệu đã dừng ở bậc sai phân, điều này hàm ý một quan hệ trong dài hạn giữa các biến. Điều này càng cho thấy điểm gãy cấu trúc đóng một vai trị quan trọng trong phân tích chuỗi dữ liệu thời gian.

Với kết quả nhận được là một hỗn hợp gồm nhiều chuỗi dừng và một vài chuỗi không dừng khác nhau.Tương tự với trường hợp của Việt Nam, hướng tiếp cận mới sẽ áp dụng kiểm định đồng liên kết Johansen không xét đến điểm gãy cấu trúc và kiểm định đồng liên kết S&L có xét đến điểm gãy cấu trúc tiềm năng nhằm xác nhận mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ gía thực và lãi suất thực giữa các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan)so với Mỹ.

Theo hướng tiếp cận truyền thống, kiểm định đồng liên kết Johansen trace test được thực hiện sau các kiểm định nghiệm đơn vị nhằm kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực của các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan) và Mỹ. Kết qủa kiểm định đồng liên kết theo hướng tiếp cận này được trình bày trong Bảng 4.3.

Hướng tiếp cận không xem xét đến điểm gãy cấu trúc

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen trong trƣờng hợp giữa các nƣớc Châu Á và Mỹ

Johansen Co-integration Trace Test

Giả thuyết Ho Ho : r = 0 Ho : r = 1 Ho : r = 2 Lag Nhật Bản 33.8462[0.0162]** 12.6859[0.1268] 3.0019[0.08] 5

Hàn Quốc 26.9252[0.1035] 12.4915[0.1348] 3.1526[0.0758] 2

Hồng Kông 57.1852[0.00]*** 3.2108[0.9565] 0.5514[0.4577] 2

Thái Lan 27.9317[0.0808] 10.3145[0.2537] 1.05876[0.3035] 12

Ghi chú: Chiều dài của chuỗi dữ liệu kéo dài từ tháng 1/1994đến tháng 5/2014. Các giá trị p_value được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Kiểm định đồng liên kết Johansen trace test có tính đến hệ số chặn trong vector đồng liên kết. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết quả từ Bảng 4.9 cho thấy các giá trị thống kê t khơng có khả năng bác bỏ giả thuyết Ho ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% tức là khơng có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực (q), lãi suất thực của Mỹ (r*) và lãi suất thực của Hàn Quốc và Thái Lan (r) khi chưa xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc. Nhưng ở hai nước Nhật Bản và Hồng Kông lại cho ra kết quả ngược lại, khi chưa xét đến điểm gãy cấu trúc thì kết quả kiểm định đồng liên kết của Hong Kong đã bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa cao 1%, tức là tồn tại đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực (q), lãi suất thực của Mỹ (r*) và lãi suất thực của Hồng Kông (r) và tương tự với trường hợp của Nhật Bản khi chưa xét đến điểm gãy cấu trúc, thì kết quả kiểm

định đồng liên kết của Nhật Bản đã bác bỏ giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 5%, tức là tồn tại đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực (q), lãi suất thực của Mỹ (r*) và lãi suất thực của Nhật Bản (r).

Như vậy, từ kiểm định đồng liên kết Johansen, ta có thể thấy được rằng điểm gãy cấu trúc tiềm năng là đặc trưng riêng của từng quốc gia, giống với nghiên cứu phần mở rộng ra các nước khác nhau trong bài nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010), trong đó hai ơng đã tìm thấy đồng liên kết ở vài quốc gia bằng kiểm định đồng liên kết Johansen, nghiên cứu trong trường hợp mở rộng giữa các quốc gia Châu Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Thái Lan) và Mỹ cũng đã cho thấy được vấn đề này, khi hai quốc gia Nhật Bản và Hồng Kông đã cho thấy đồng liên kết bằng kiểm định Johansen và kết quả khơng có đồng liên kết ở hai quốc gia Hàn Quốc, Thái Lan. Về vấn đề này, bài nghiên cứucó thể đưa ra giả thuyết rằng trong chuỗi dữ liệu mà bài nghiên cứu đang xem xét, sự xuất hiện của các điểm vỡ có thể gây ra tác động làm sai lệch kết quả kiểm định nhưng cũng chỉ đặc thù riêng của vài quốc gia và do đó bài nghiên cứu khơng thể tìm được bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực – lãi suất thực trên thực tế ở quốc gia Hàn Quốc, Thái Lan. Do đó hướng tiếp cận tiếp theo bài nghiên cứu này tiếp tục làm rõ điểm gãy cấu trúc có phải đang làm thiên lệch kết quả kiểm định đồng liên kết của hai nước Hàn Quốc và Thái Lan hay khơng.

Hướng tiếp cận mới có xem xét đến điểm gãy cấu trúc

Nhưđã trình bày ở tiểu mục trước, hướng tiếp cận thứ hai của nghiên cứu này đã sử dụng một phương pháp kiểm định nghiệm đơn vịcho riêng mình nhằm kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu khi có xét đến điểm gãy cấu trúc, đó là kiểm định nghiệm đơn vị của Saikkonen và Lutkepohl. Tiếp theo đó, kiểm định đồng liên kết được xây dựng theo phương pháp của hai ông sẽ đi tiến hành xác minh mối quan hệ trong dài hạn. Một điểm đáng lưu ý trong phương pháp này đó là yếu tố điểm gãy cấu trúcđượcđưa vào xem xét như là những biến giả. Do đó, trong hướng tiếp cận mới, kiểm định đồng liên kết của Saikkonen và Lutkepohl sẽ được thực hiện khi có xem

xét đến điểm gãy cấu trúc. Mục đích của phép thử này là để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc cân nhắc đến vấn đề điểm gãy cấu trúc khi sử dụng phương pháp của Saikkonen và Lutkepohl nói riêng và trong q trình kiểm định đồng liên kết nói chung. Kết qủa kiểm định trong hai trường hợp được trình bày lần lượt trong Bảng 4.10.

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L trong trƣờng hợp Hàn Quốc – Mỹ và Thái Lan – Mỹ khi có xem xét đến điểm gãy cấu trúc

S&L Co-integration Test

Giả thuyết Ho Ho : r = 0 Ho : r = 1 Ho : r = 2 Lag Hàn Quốc 1997M11 19.68[0.4155] 9.15[0.4206] 1.01[0.7889] 2 1997M12 18.88[0.4742] 8.27[0.5169] 0.42[0.9736] 2 2008M12 23.38[0.2456] 4.56[0.9049] 1.51[0.6569] 3 Thái Lan 1997M8 25.66[0.1114] 8.29[0.5138] 0.71[0.8688] 12 1998M2 17.18[0.6057] 4.60[0.9018] 0.66[0.8809] 12 2008M12 30.75[0.0251]** 3.49[0.9649] 0.08[0.9951] 12

Ghi chú: Chiều dài của chuỗi dữ liệu kéo dài từ tháng 1/1994đến tháng 5/2014. Các giá trị p_value được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Trong giai đoạn kiểm định nghiệm đơn vị S&L, phần mềm JMulti đã hỗ trợ trong việc xác định điểm gãy cấu trúc trong mỗi chuỗi dữ liệu. Ứng với ba chuỗi dữ liệu tỷ giá thực, lãi suất thực của Hàn Quốc và Mỹ, Thái Lan và Mỹbài nghiên cứu tìm được ba thời điểm khác nhau xảy ra điểm gãy cấu trúc. Mặt khác, dựa theo phương pháp kiểm định đồng liên kết của Saikkonen và Lutkepohl, chỉ có một biến giả đại diện cho điểm gãy cấu trúc được đưa vào xem xét trong vector đồng liên kết giữa các biến. Do đó, kiểm định đồng liên kết S&L sẽ được thực hiện bằng cách lần

lượtđưa từng biến giả vào trong mơ hình và xem xét sự đồng liên kết trong cả ba trường hợp (ứng với hai quốc gia bài nghiên cứu mở rộng có tổng cộng sáu trường hợp tất cả). Và kết qủa kiểm định của mỗi trường hợp được trình bày trong Bảng 4.10 như trên. Kết quả từ Bảng 4.10 cho thấy không tồn tại đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực (q), lãi suất thực của Mỹ (r*) và lãi suất thực của Hàn Quốc (r) ở cả ba điểm gãy cấu trúc tại quốc gia Hàn Quốc so với Mỹ, nhưng kết quả với quốc gia Thái Lan lại tìm thấy được đồng liên kết giữa các biến tỷ giá thực (q), lãi suất thực của Mỹ (r*) và lãi suất thực của Thái Lan (r) ở mức ý nghĩa 5%. Điều này một lần nữa cho thấy điểm gãy cấu trúc là đặc trưng riêng của mỗi quốc gia và nên được xem xét trong dữ liệu thời gian (Đặc biệt là dữ liệu dài hạn).

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN

5.1 Kết quả nghiên cứu chính

Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đi tìm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực mà nhiều nghiên cứu lý thuyết đã đề cập. Các bằng chứng được tiến hành tìm kiếm trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ, sau đó được mở rộng phạm vi ra các nước khác trong khu vực Châu Á. Một vấn đề thiên về mặt kỹ thuật mà bài nghiên cứu rất quan tâm đó là sự xuất hiện của điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu. Theo nghiên cứu của Perron (1989), nhân tố này có thể gây ra tác động dẫn đến sự sai lệch của các kết qủa kinh tế lượng. Do đó, cân nhắc nhận định trên của Perron, bài nghiên cứu này đã quyết định xem xét đến vấn đề điểm gãy cấu trúc trong quá trình đi tìm bằng chứng bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định của Saikkonen và Lutkepohl (2000, 2002) dựa theo một số luận điểm về phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010). Phương pháp mới này được thực hiện song song với các kiểm định truyền thống nhằm làm nổi bật vai trò và tầm quan trọng của việc xem xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 59 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)