Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực, và kiểm định sự ổn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 54 - 59)

4.1 Kết quả nghiên cứu giữa Việt Nam và Mỹ

4.1.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực, và kiểm định sự ổn

định của mơ hình

Với bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực giữa Việt Nam và Mỹ, phương trình dài hạn biểu diễn cho mối quan hệ này sẽ được ước lượng và kết qủa cụ thể được trình bày trong Bảng 4.6.

Kết quả hồi quy phƣơng trình dài hạn

Bảng 4.6. Kết qủa ƣớc lƣợng phƣơng trình dài hạn giữa tỷ giá thực, lãi suất thực trong mối quan hệ hai nƣớc Việt Nam và Mỹ

Biến Ex ante Ex post

q 1.0000 1.0000 r 0.071 (3.234) [0.001]*** 0.081 (3.577) [0.00]*** r* -0.065 (-1.539) [0.124] -0.084 (-1.911) [0.05]* d2008M6 -0.014 (-4.586) -0.016 (-5.007)

[0.00]*** [0.00]*** constant -0.012 (-3.723) [0.00]*** -0.013 (-3.787) [0.00]***

Ghi chú: Chiều dài của chuỗi dữ liệu kéo dài từ tháng 1/1996 đến tháng 12/2013. Các giá trị thống kê t và p_value lần lượt được ghi nhận trong dấu (.) và [.]. Độ trễ được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ AIC với độ trễ tối đa là 12. Theo đề xuất của Byrne và Nagayasu (2010), điểm vỡ cấu trúc được xem xét trong vector đồng liên kết thông qua những biến giả. Hệ số chặn cũng được đưa vào vector đồng liên kết. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết qủa hồi quy trong phương trình dài hạn trong cả hai trường hợp tiền nghiệm (ex ante) và hậu nghiệm (ex post) được trình bày trong Bảng 4.6 như trên. Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy kỳ vọng dấu về chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ đúng như kỳ vọng, điểm gãy cấu trúc vào 6/2008 đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Trường hợp tiên nghiệm (ex ante) lãi suất thực của Mỹ r* khơng có ỹ nghĩa thống kê, nhưng ở trường hợp hậu nghiệm (ex post) lãi suất thực của Mỹ có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Riêng lãi suất thực của Việt Nam đều có ý nghĩa thống kê mạnh ở mức 1% ở cả 2 trường hợp, tiên nghiệm và hậu nghiệm. Kết quả đã cho ý nghĩa cao để giải thich cho sự thay đổi trong tỷ giá hối đối thực chính là sự chênh lệch trong lãi suất thực, cụ thể tỷ giá hối đoái thực tương quan âm với lãi suất thực tại Việt Nam, điều này cho thấy khi có 1 sự gia tăng trong lãi suất thực 1% thì sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái thực giảm 0,081% (Đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đô La Mỹ) Đièu này cho thấy khi lãi suất thực Việt Nam gia tăng sẽ thu hút được lượng ngoại tệ vào trong Việt Nam, khiến cung ngoại tệ gia tăng và làm cho đồng Việt Nam tăng giá (với điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi). Tỷ giá hối đối thực tương quan dương với lãi suất thực của Mỹ, hàm ý cho ta thấy khi có một sự gia tăng 1% trong lãi suất thực ở Mỹ thì sẽ dẫn đến tỷ giá tăng 0,084% (Đồng Việt Nam giảm giá so với đồng Đô La Mỹ). Điều này cho thấy khi lãi suất thực ở Mỹ gia tăng thì nguồn

cung ngoại tệ tại Việt Nam sẽ giảm, do mang về Mỹ đầu tư để được sự gia tăng trong lãi suất của Mỹ, khiến cung ngoại tệ giảm và khiến Việt Nam đồng mất giá (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi).

Hình 4.1 Kiểm định mức độ ổn định trong trƣờng hợp lãi suất thực ex ante

(1) Kiểm định đệ quy Johansen

Hình 4.2 Kiểm định mức độ ổn định trong trƣờng hợp lãi suất thực ex post (1) Kiểm định đệ quy Johansen

Kiểm định đệ quy Johansen và giá trị thống kê tau cho thấy mơ hình của bài nghiên cứu có sự ổn định xun suốt chiều dài bộ dữ liệu và các hệ số đã ước lượng là đáng tin cậy, cụ thể trong kiểm đinh đệ quy Johansen các giá trị của lãi suất thực tiền nghiệm và hậu nghiêm đều nằm trong khoảng (0,1). Các giá trị trong thống kê tau cho thấy các giá trị của lãi suất thực tiên nghiệm, hậu nghiệm đều nằm dưới giá trị tau – t thống kê, cho thấy giả thuyết Ho là chuối dữ liệu ổn định đã khơng bị bác bỏ. Tóm tại, trong phạm vi nghiên cứu giữa Việt Nam và Mỹ, bài nghiên cứu đã tìm được bằng chứng về sự tồn tại mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực ở hướng tiếp cận mới đó là xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc, việc này cho thấy việc xem xét đến hiện tượng điểm gãy cấu trúc là cần thiết và có thể cho ra kết qủa có ý nghĩa thống kê. Phương trình đồng liên kết được ước lượng cho thấy trong dài hạn sự thay đổi trong lãi suất thực ảnh hưởng bởi sự chênh lệch lãi suất thực giữa Việt Nam và Mỹ. Nhìn chung, mối quan hệ mà chúng tìm được trong nghiên cứu này mang hàm ý rằng sự thay đổi của chính sách tiền tệ, mà cụ thể là sự thay đổi trong lãi suất giữa hai nước có thể tác động đến tỷ gía hối đối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 54 - 59)