7. Kết cấu của đề tài
2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ
thõa mãn khi đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này cũng khơng có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận khác nhau.
2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hệ thống KSNB
Một hệ thống kiểm KSNB hữu hiệu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý đối với việc đạt các mục tiêu kiểm sốt của tổ chức. Bởi vì, KSNB liên quan đến tổ chức và những cá nhân trực thuộc của nó, một hệ thống kiểm sốt hữu hiệu có thể xem là một phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức. Một hệ thống KSNB được xem là hữu hiệu khi nó có thể làm giảm rủi ro không đạt được mục tiêu của tổ chức ở mức có thể chấp nhận được và có liên quan đến một, hai, hoặc cả ba loại mục tiêu. Để thực hiện được điều này, nó địi hỏi:
Mỗi một thành phần và các nguyên tắc tương ứng phải hiện hữu và phải thực hiện chức năng trong hệ thống KSNB. “Hiện hữu” đề cập đến việc xác định rằng các thành phần và các nguyên tắc có liên quan tồn tại trong
quá trình thiết kế và thực hiện hệ thống KSNB để đạt các mục tiêu cụ thể. Trong khi đó, “Thực hiện chức năng” đề cập đến việc xác định các thành phần và các nguyên tắc có liên quan tiếp tục tồn tại trong hoạt động và hành vi của hệ thống kiểm soát nội bộ để đạt các mục tiêu cụ thể.
Năm thành phần phải hoạt động cùng nhau một cách tích hợp. “Hoạt động cùng nhau” đề cập đến việc xác định rằng tất cả năm thành phần cùng hoạt động để làm giảm nguy cơ không đạt được một mục tiêu ở mức chấp nhận được. Không nên xem xét các thành phần một cách riêng lẻ, thay vào đó, chúng hoạt động cùng nhau như một hệ thống tích hợp. Các thành phần phải có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với vô số các mối quan hệ qua lại và liên kết giữa chúng, đặc biệt là cách thức mà các nguyên tắc tương tác bên trong và giữa các thành phần.
Do vậy, một hệ thống KSNB sẽ không được xem là hữu hiệu khi có một thiếu hụt lớn trong kiểm soát nội bộ. Sự thiếu hụt này tồn tại khi nhà quản lý xác định rằng một thành phần và một hoặc nhiều nguyên tắc liên quan không thực sự hiện hữu và không thực hiện đúng chức năng, hoặc các thành phần không hoạt động cùng nhau một cách tích hợp. Nói cách khác, nó đã khơng đáp ứng được yêu cầu cho một hệ thống KSNB hữu hiệu. Có nhiều cơ sở cho việc nhận biết sự thiếu hụt trong kiểm soát nội bộ, bao gồm các hoạt động giám sát của tổ chức, các thành phần khác, và các đối tượng bên ngoài - đối tượng cung cấp dữ liệu về sự hiện hữu và thực hiện chức năng của các thành phần và nguyên tắc liên quan.
Khi một hệ thống KSNB được xác định hữu hiệu, thì nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị phải có sự đảm bảo hợp lý đối với từng loại mục tiêu, cụ thể như sau:
Đối với mục tiêu hoạt động:
Tổ chức chỉ đạt được các hoạt động hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngoài được coi là khơng thể có một tác động đáng kể nào đến việc đạt các mục tiêu hoặc khi mà tổ chức có thể dự đốn một cách hợp lý về tính chất và thời gian của
Tổ chức phải hiểu được mức độ mà các hoạt động quản lý một cách hữu hiệu và hiệu quả khi các sự kiện bên ngồi có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được các mục tiêu và những tác động này không thể được giảm thiểu đến một mức đọ chấp nhận được.
Đối với mục tiêu báo cáo: Tổ chức phải chuẩn bị các báo cáo tuân theo những nguyên tắc, quy định và chuẩn mực hoặc theo những mục tiêu báo cáo đã xác định của tổ chức.
Đối với mục tiêu tuân thủ: Tổ chức phải tuân thủ pháp luật, các quy tắc, các quy định và những tiêu thủ bên ngoài.
Khn mẫu kiểm sốt nội bộ của COSO yêu cầu sự phán đoán trong việc thiết kế, thực hiện và vận hành kiểm sốt nội bộ, cũng như đánh giá tính hữu hiệu của nó. Việc sử dụng các phán đốn trong phạm vi được thiết lập bởi luật pháp, các quy tắc, các quy định và chuẩn mực, sẽ góp phần tăng cường khả năng của nhà quản lý đề ra quyết định tốt hơn về kiểm sốt nội bộ, như khơng đảm bảo một kết quả hoàn hảo.