captopril TDKD
Cho đến nay đã có nhiều tá dược được nghiên cứu bào chế viên nén captopril TDKD bằng phương pháp tạo hạt ưót. Các tá dược kéo dài giải phóng dược chất đã được nghiên cứu như EC, alcol cetylic. Tuy nhiên vói viên nén TDKD kết dính niêm mạc một thì tá dược phù hợp có khả năng kết dính niêm mạc là HPMC, Carbopol. Vì vậy, trong công thức khảo sát chúng tôi tiến hành sử dụng hai loại tá dược này.
• Phương pháp tạo hạt ướt: công thức bào chế (1 viên): Captopril 100 mg
Lactose 100 mg
HPMC 187 mg
Ci
Magnesi stearat 8 mg Isopropyl alcohol vđ
Viên được bào chế theo phương pháp tạo hạt ướt ghi ở mục 2.1.2.2.
Kết quả như s a u :Q c h o à tan tốt trong isopropyl alcohol, dung dịch thu đ ư ^ có độ nhớt thấp. Do đó quá trình xát hạt thực hiện dễ dàng, Tuy nhiên, hạt ướt tạo được phải mất rất nhiều thời gian sấy. Hạt sau thời gian sấy 24 h độ ẩm vẫn cao (6-7%). Tiến hành dập thử thì độ cứng của viên rất thấp chỉ đạt cao nhất khoảng 5 kg. Điều này do HPMC là chất dễ hút ẩm và hàm lượng trong viên cao nên bột khó sấy khô. Bột đem dập thử có độ ẩm cao
tiểu phân bị trượt dẫn đến viên không đảm bảo độ chắc.
- Vì EC tan trong ethanol nên trong công thức trên chúng tôi tiến hành xát hạt ướt với dung dịch ethanol thay cho isopropyl alcohol. Dung dịch EC trong ethanol có độ nhớt cao hom trong isopropyl alcohol nên quá trình xát hạt khó hơn. Do ethanol bay hơi nhanh hofn isopropyl alcohol nên thời gian sấy hạt nhanh hơn và độ ẩm của hạt đạt yêu cầu. Hạt sau khi trộn tá dược trom được tiến hành dập viên. Độ cứng của viên sau khi đo vẫn rất thấp, viên khó dập do dính chày cối.
- Để đánh giá thêm chúng tôi tiến hành tăng thêm lượng EC và giảm HPMC trong công thức trên ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Kết quả độ cứng của viên cao hơn trước nhưng vẫn chưa đạt. Lực gây vỡ viên cao nhất chỉ khoảng 6 kg. Trong nghiên cứu của tá giả Nguyễn Thị Ngọc Hà [4] viên nén captopril TDKD được bào chế với hai tá dược EC và HPMC, trong đó tỷ lệ HPMC là rất thấp. Nhưng muốn bào chế viên nén captopril kết dính niêm mạc giải phóng dược chất kéo dài thì tỷ lệ HPMC trong viên phải tăng lên (30-40%). Tuy nhiên, viên với tỷ lệ HPMC cao thì không thể dập được do dính chày cối.
Do dược chất captopril tan tốt trong nước và hàm lượng trong viên cao cho nên khối lượng Carbopol phải sử dụng trong viên thưòfng khá lốn.
+ Nếu dập viên theo phương pháp tạo hạt ướt: Carbopol dễ tạo thành một khối vón cục. Như vậy quá trình xát hạt sẽ rất khó khăn.
+ Nếu dập viên theo phương pháp dập thẳng: phương pháp này không thực hiện được vì các tá dược không có khả năng trofn chảy.
Do đó, viên được dập thử theo phương pháp tạo hạt khô.
Hai công thức A và B được khảo sát có thành phần như bảng sau:
Bảng 3: Thành phần các công thức A, B Thành phẩn CTA CTB Captopril (mg) 100 100 Lactose (mg) 43 22 Carbopol 934P (mg) 200 220 Magnesi stearat (mg) 7 8
Viên được dập theo phương pháp tạo hạt khô ghi ở mục 2.1.2.2. Quá trình tạo hạt dễ, dập viên dễ dàng và các viên được dập có lực gây vỡ viên 7-8 kg.
Tiến hành thử độ hoà tan trong hai công thức theo phương pháp ghi ở mục 2.1.2.3. Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4: Phần trăm captopril giải phóng từ viên có tỷ lệ Carbopol khác nhau
CT Ih 2h 3h 4h 5h 6h 7h 8h
CTA 35,1 45,1 50,5 65,2 75,1 80,6 86,9 90,7 CTB 26,6 34,3 41,2 51,2 71,7 76,6 78,1 80,6
Nhận xét: cả hai công thức trên đều có khả năng kéo dài giải phóng captopril. Như vậy, công thức với tá dược Carbopol 934P có thể bào chế được viên nén captopril TDKD bằng phương pháp xát hạt khô.
Dựa theo kết quả khảo sát trên, chúng tôi chọn phương pháp tạo hạt khô để tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén captopril TDKD.