Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 26 - 30)

1. Cơ cấu ngành công nghiệp

a) Cơ cấu theo ngành

Tƣơng đối đa dạng:

+ Gồm 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: công nghiệp khai thác (4 ngành), công nghiệp chế biến (23 ngành), cơng nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nƣớc (2 ngành).

+ Nổi lên một số ngành cơng nghiệp trọng điểm (có thế mạnh lâu dài, có hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác): công nghiệp năng lƣợng, công nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, cơng nghiệp hóa chất phân bón cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí điện tử...

+ Cơ cấu ngành cơng nghiệp đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới, hội nhập vào thị trƣờng khu vực và thế giới.

Các hƣớng chủ yếu để tiếp tục hồn thiện cơ cấu ngành cơng nghiệp: + Xây dựng cơ cấu ngành tƣơng đối linh hoạt.

+ Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. Đƣa cơng nghiệp điện lực đi trƣớc một bƣớc.

+ Đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

b) Cơ cấu theo lãnh thổ

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung cơng nghiệp vào loại cao nhất cả nƣớc; từ Hà Nội, hoạt động cơng nghiệp lan tỏa theo nhiều hƣớng với chun mơn hóa khác nhau. Ở Nam Bộ, hình thành một dải cơng nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm hàng đầu cả nƣớc nhƣ TP Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Dọc theo Duyên hải miền Trung có một số trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng.

Sự phân hóa lãnh thổ cơng nghiệp là do tác động của nhiều nhân tố. Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu về giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Số thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đƣợc mở rộng.

Xu hƣớng chung là giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nƣớc, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nƣớc, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.

2. Vấn đề phát triển công nghiệp năng lƣợng

a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

Công nghiệp khai thác than:

+ Than của nƣớc ta có nhiều loại với trữ lƣợng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Phân bố: than đá ở Quảng Ninh, than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long...

+ Than đƣợc khai thác từ lâu dƣới hai hình thức: lộ thiên và hầm lị. Sản lƣợng: 34 triệu tấn (năm 2005). Cơng nghiệp khai thác dầu khí:

+ Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa. Trữ lƣợng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể quan trọng nhất là Cửu Long và Nam Côn Sơn.

+ Khai thác dầu khí là ngành cơng nghiệp mới hình thành từ năm 1986. Sản lƣợng dầu mỏ tăng liên tục và đạt hơn 18,5 triệu tấn (năm 2005). Khí đồng hành đƣợc sử dụng cho các nhà máy điện và để sản xuất phân đạm.

+ Ngành lọc hóa dầu đã ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).

b) Cơng nghiệp điện lực

Tình hình phát triển và cơ cấu:

+ Công nghiệp điện lực có lịch sử hơn 1 thế kỉ và không ngừng đƣợc nâng cấp, phát triển. Năm 2005, sản lƣợng điện là gần 52,1 tỉ kWh.

+ Sản xuất điện dựa vào nguồn than, dầu, khí tự nhiên, thủy năng. Cơ cấu sản lƣợng điện có sự thay đổi: chênh lệch cán cân đang chuyển từ thủy điện sang nhiệt điện.

Thủy điện:

+ Nƣớc ta có tiềm năng thủy điện rất lớn (khoảng 30 nghìn MW với sản lƣợng 260- 270 tỉ kWh), tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

+ Các nhà máy thủy điện xuất hiện ngày càng nhiều: thủy điện Hịa Bình, Sơn La (đang xây dựng) (miền Bắc), Yaly, Xê Xan, Hàm Thuận- Đa mi, Đa Nhim (miền Trung Tây Nguyên), Trị An (miền Nam).

Nhiệt điện:

+ Cơ sở nhiên liệu: ở miền Bắc là than, ở miền Nam là dầu, khí.

+ Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phả Lại 1 và 2, ng Bí và ng Bí mở rộng, Ninh Bình (miền Bắc), Phú Mĩ 1, 2, 3, 4, Bà Rịa, Hiệp Phƣớc, Thủ Đức, Cà Mau 1,2 (miền Nam),..

3. Vấn đề phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

a) Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt:

+ Công nghiệp xay xát: Phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh. Cả nƣớc có vài chục nhà máy tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Công nghiệp đƣờng mía: Đƣợc hình thành từ lâu, dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu dồi dào. Sản lƣợng tăng nhanh. Các vùng nguyên liệu lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Các nhà máy lớn phân bố ở vùng nguyên liệu.

+ Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá: Phát triển mạnh. Chế biến chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Chế biến cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Chế biến thuốc lá: Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp rƣợu, bia, nƣớc giải khát: Tập trung ở các đô thị lớn. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:

Chƣa phát triển mạnh do vị trí ngành chăn ni cịn hạn chế.

+ Chế biến sữa và sản phẩm từ sữa: tập trung ở một số đô thị lớn và các địa phƣơng chăn ni nhiều bị. + Sản xuất thịt hộp và các sản phẩm từ thịt: tập trung ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Cơng nghiệp chế biến thủy, hải sản:

+ Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển (cơ sở nguyên liệu phong phú).

+ Bao gồm: nghề làm nƣớc mắm (Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc), chế biến tơm đơng lạnh, chế biến và đóng hộp thủy, hải sản (Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh), làm muối (Cà Ná, Văn Lý).

b) Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác

Gồm nhiều ngành: cƣa xẻ, chế biến gỗ, bột giấy, đồ gỗ, mây tre đan...

Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

4. Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dành riêng cho chương trình nâng cao)

a) Cơng nghiệp dệt, may

Công nghiệp dệt:

+ Là ngành truyền thống có từ lâu đời nhƣng trải qua nhiều thăng trầm.

+ Có thế mạnh về nguồn lao động và thị trƣờng tiêu thụ. Nguồn nguyên liệu có nhiều tiềm năng. + Sản phẩm: chủ yếu là sợi và vải lụa, ngoài ra là vải bạt, thảm, sản phẩm dệt kim.

+ Phân bố: ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định...). Cơng nghiệp may:

+ Phát triển mạnh nhờ mở rộng thị trƣờng (nhất là thị trƣờng thế giới), đổi mới trang thiết bị, thay đổi mẫu mã sản phẩm... Hiệu quả kinh tế cao hơn ngành dệt. Đang trở thành một trong những nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Sản phẩm: chủ yếu là quần áo may sẵn.

+ Phân bố: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng...

b) Công nghiệp da giày

+ Phát triển mạnh những năm gần đây, nhờ thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài tăng nhanh, nguồn nguyên liệu trong nƣớc và lực lƣợng lao động dồi dào, có tay nghề.

+ Sản phẩm: da cứng, da mềm, giày dép da, giày vải.

+ Phân bố: tập trung ở các thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng...

c) Cơng nghiệp giấy in văn phòng phẩm

+ Công nghiệp giấy: các nhà máy quy mô lớn là Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai).

+ Ngành in: tiến bộ nhanh nhờ đổi mới máy móc, thiết bị kĩ thuật. Tập trung ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

+ Sản xuất văn phòng phẩm: phát triển còn chậm, khả năng cạnh tranh yếu.

5. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a) Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất cơng nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

b) Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Nhân tố bên trong gồm: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguồn nƣớc, tài nguyên khác), điều kiện kinh tế xã hội (dân cƣ và lao động, các trung tâm kinh tế và mạng lƣới đô thị).

Nhân tố bên ngoài gồm: thị trƣờng, hợp tác quốc tế (về vốn, công nghệ và tổ chức quản lí).

c) Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Điểm công nghiệp: là các cơ sở sản xuất cơng nghiệp đơn lẻ, thƣờng có ở các tỉnh miền núi (Tây Bắc, Tây Nguyên).

Khu công nghiệp tập trung: Do Chính phủ (hoặc đƣợc chính phủ ủy nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cơng nghiệp, khơng có dân cƣ sinh sống. Ngồi ra cịn có khu chế xuất và khu cơng nghệ cao. Đến tháng 8-2007 có tổng cộng 150 khu. Tập trung nhiều nhất ở Đơng Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải miền Trung.

Trung tâm công nghiệp: là một khu vực tập trung công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn; có thể gồm một hoặc một vài khu công nghiệp..., trong đó có các xí nghiệp hạt nhân hay nòng cốt quyết định hƣớng chun mơn hóa của trung tâm. Các xí nghiệp trong trung tâm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về kĩ thuật sản xuất, kinh tế và quy trình cơng nghệ. Dựa vào vai trị của các trung tâm, có thể phân thành: các trung tâm có ý nghĩa quốc gia, các trung tâm có ý nghĩa vùng, các trung tâm có ý nghĩa địa phƣơng (dẫn chứng). Dựa vào giá trị sản xuất cơng nghiệp, có thể phân thành: các trung tâm rất lớn, các trung tâm lớn, các trung tâm trung bình, các trung tâm nhỏ (dẫn chứng).

Vùng cơng nghiệp: Có một khơng gian rộng lớn; bao gồm rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm cơng nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất; có những nét tƣơng đồng trong q trình hình thành cơng nghiệp trong vùng; có một vài ngành cơng nghiệp chủ yếu, tạo nên hƣớng chun mơn hóa của vùng. Cả nƣớc đƣợc phân thành 6 vùng công nghiệp (dẫn chứng).

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)