Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 30 - 32)

1. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải

a) Đường bộ (đường ô tô)

Sự phát triển: Mạng lƣới đƣợc mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng. Phƣơng tiện vận tải tăng nhanh, chất lƣợng tốt hơn. Tuy nhiên, mật độ đƣờng bộ còn thấp, chất lƣợng còn nhiều hạn chế. Các tuyến đƣờng chính: Hai trục đƣờng bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đƣờng Hồ Chí Minh. Một số quốc lộ theo hƣớng Đông Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 279, quốc lộ 9, quốc lộ 51, quốc lộ 80... Hệ thống đƣờng bộ nƣớc ta đang đƣợc kết nối vào hệ thống đƣờng bộ trong khu vực.

b) Đường sắt

Sự phát triển: Tổng chiều dài 3143 km. Nhờ cải tiến phƣơng thức quản lí, đóng mới và sửa chữa toa xe, duy tu bảo dƣỡng đƣờng nên hiệu quả và chất lƣợng phục vụ đã nâng lên rõ rệt.

Các tuyến đƣờng chính: Đƣờng sắt Bắc Nam, Hà Nội Hải Phòng, Hà Nội Lào Cai, Hà Nội Thái Nguyên, Hà Nội Đồng Đăng...

c) Đường sông

Sự phát triển: Cả nƣớc có 11000 km đƣờng sơng đƣợc sử dụng vào mục đích giao thơng. Tuy nhiên, mạng lƣới đƣờng sơng mới đƣợc khai thác ở mức độ thấp, các phƣơng tiện vận tải khá đa dạng nhƣng cịn ít đƣợc cải tiến, hiện đại hóa. Cả nƣớc có hàng trăm cảng sơng nhƣng thiết bị của cảng còn nghèo nàn, năng lực bốc xếp thấp.

Các tuyến đƣờng chính: Vận tải đƣờng sơng chủ yếu tập trung trong các hệ thống sông Hồng Thái Bình, Mê Cơng Đồng Nai và các sơng lớn ở miền Trung.

d) Đường biển

Sự phát triển: Cả nƣớc có 73 cảng biển, tập trung ở Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Các cảng và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng Liên Chiểu Chân Mây Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn Vũng Tàu Thị Vải. Hệ thống cảng biển đang đƣợc cải tạo, hiện đại hóa để tăng cơng suất bốc xếp.

Các tuyến đƣờng chính: Các tuyến ven bờ chủ yếu theo hƣớng Bắc Nam, quan trọng nhất là tuyến Hải Phịng TP Hồ Chí Minh. Một số tuyến đƣờng biển quốc tế: từ Hải Phịng và TP Hồ Chí Minh đi Hồng Cơng, Xingapo, Tơkiơ...

e) Đường hàng khơng

Sự phát triển: Là ngành non trẻ nhƣng có bƣớc tiến rất nhanh nhờ chiến lƣợc phát triển táo bạo và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cả nƣớc có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. Hệ thống sân bay đƣợc khôi phục, nâng cấp. Đội máy bay đƣợc đổi mới, chuyển loại. Việc đào tạo đội ngũ đƣợc chú trọng.

Các tuyến đƣờng chính: Các đầu mối hàng khơng chính là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Nhiều tuyến đƣờng bay tới khu vực và thế giới đƣợc mở.

Sự phát triển: Gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

Các tuyến đƣờng chính: Nối từ nơi khai thác dầu khí ngồi thềm lục địa vào đất liền.

2. Vấn đề phát triển thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bƣu chính và viễn thơng. Vai trị: vận chuyển tin tức nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện giao lƣu giữa các địa phƣơng trong nƣớc và với quốc tế.

a) Bưu chính

Góp phần "rút ngắn" khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nƣớc ta với quốc tế; giúp ngƣời dân tiếp cận với thơng tin, chính sách của Nhà nƣớc.

Đặc điểm nổi bật: có tính phục vụ cao, mạng lƣới rộng khắp. Hạn chế: phân bố chƣa hợp lí, cơng nghệ lạc hậu, quy trình nghiệp vụ cịn thủ cơng, thiếu lao động có trình độ cao...

Hƣớng phát triển: cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

b) Viễn thông

Đặc điểm nổi bật: tốc độ phát triển nhanh vƣợt bậc và đón đầu đƣợc các thành tựu kĩ thuật hiện đại. Sự phát triển: Trƣớc thời kì Đổi mới, mạng lƣới và thiết bị lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn. Gần đây, tăng trƣởng với tốc độ cao, mạng lƣới mở rộng, ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.

Mạng lƣới viễn thông: tƣơng đối đa dạng và không ngừng phát triển.

+ Mạng điện thoại gồm mạng nội hạt và mạng đƣờng dài, mạng cố định và mạng di động.

+ Mạng phi thoại đang đƣợc mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến, gồm: mạng fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin...

+ Mạng truyền dẫn gồm mạng dây trần, mạng truyền dẫn vi ba, mạng truyền dẫn sợi cáp quang, mạng viễn thông quốc tế...

3. Vấn đề phát triển thƣơng mại

a) Nội thương

Tình hình phát triển: Hoạt động nội thƣơng phát triển nhanh qua các giai đoạn: thời phong kiến, thời Pháp thuộc, thời kì đầu xây dựng CNXH và nhất là sau khi đất nƣớc thống nhất, thể hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của xã hội.

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hƣớng: giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nƣớc, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nƣớc và nhất là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi.

Phân bố: không đồng đều theo các vùng lãnh thổ. Về tổng mức bán lẻ hàng hóa, dẫn đầu là Đơng Nam Bộ, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Các trung tâm buôn bán lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

b) Ngoại thương

Tình hình phát triển: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Cán cân xuất nhập khẩu nghiêng về nhập siêu nhƣng có sự thay đổi về chất. Thị trƣờng bn bán mở rộng theo hƣớng đa dạng hóa, đa phƣơng hóa. Đổi mới cơ chế quản lí. Việt Nam đã gia nhập WTO.

Về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú. Thị trƣờng đƣợc mở rộng và đa dạng hóa; dẫn đầu là Hoa Kì, tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc. Hạn chế: tỉ trọng hàng gia cơng cịn lớn, phụ thuộc nhiều về nguyên liệu, giá thành còn cao...

Về nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tƣ liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và hàng tiêu dùng. Thị trƣờng chủ yếu: khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng và châu Âu.

4. Vấn đề phát triển du lịch

a) Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên: tƣơng đối phong phú và đa dạng. Thể hiện qua các thành phần: địa hình, khí hậu, nƣớc, sinh vật.

Tài nguyên du lịch nhân văn: rất phong phú, gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc. Bao gồm: các di tích văn hóa- lịch sử, các di sản vật thể và phi vật thể, các lễ hội, các làng nghề, các hoạt động văn hóa, văn nghệ...

b) Tình hình phát triển và sự phân hóa theo lãnh thổ

Tình hình phát triển: Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay. Số lƣợt khách và doanh thu từ du lịch đều tăng nhanh.

Sự phân hóa theo lãnh thổ: Cả nƣớc chia thành 3 vùng (vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các khu vực phát triển hơn cả tập trung ở 2 tam giác tăng trƣởng du lịch (Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh Nha Trang Đà Lạt) và ở dải ven biển. Các trung tâm du lịch lớn nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế Đà Nẵng. Một số trung tâm quan trọng khác là: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ...

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)