Địa lí các vùng kinh tế

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 106)

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Khái quát

– Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng diện tích gần 101 nghìn km2

(là vùng có diện tích lớn nhất, chiếm 30,5% diện tích cả nƣớc).

– Dân số 12 triệu ngƣời (năm 2006), chiếm 14,2% dân số cả nƣớc. – Về mặt hành chính, bao gồm các tỉnh:

+ Tây Bắc có 4 tỉnh: Hồ Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

+ Đông Bắc có 11 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc

Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

2. Thuận lợi

a) Vị trí địa lí

– Phía bắc giáp vùng kinh tế năng động ở miền nam Trung Quốc, giao lƣu qua các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Thuỷ Khẩu (Lào Cai).

– Phía tây giáp Thƣợng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào.

– Liền kề với Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nƣớc. Giao thông vận tải dễ dàng bằng đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thuỷ.

– Phía đơng là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng du lịch, giao thơng và ngƣ nghiệp.

b) Thế mạnh về tự nhiên

– Địa hình:

+ Khá đa dạng, có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc:

Tây Bắc địa hình núi non hiểm trở, dãy Hồng Liên Sơn cao nhất nƣớc ta, chạy theo hƣớng tây bắc – đơng nam tạo thành bức tƣờng chắn gió mùa Đơng Bắc làm cho vùng Tây Bắc bớt lạnh hơn.

Đông Bắc nhiều đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung tạo điều kiện cho các khối khơng khí lạnh tràn sâu vào trong nội địa.

Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi và thế mạnh về lâm nghiệp, ngƣ nghiệp.

+ Thuận lợi cho phát triển du lịch: Du lịch núi: Sa Pa, Mẫu Sơn…

Du lịch biển: vịnh Hạ Long, Bái Tử Long...

– Đất:

+ Chủ yếu là đất feralít phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Vùng trung du có đất bạc màu. Tài nguyên đất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm nhƣ cây chè, các cây đặc sản nhƣ hồi, quế, tam thất, và các cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, thuốc lá, đậu tƣơng...

+ Đất phù sa dọc các thung lũng và các cánh đồng trƣớc núi nhƣ Nghĩa Lộ (Yên Bái) Trùng Khánh, Thất Khê (Cao Bằng), Mƣờng Thanh (Điện Biên) có thể trồng các cây lƣơng thực.

+ Trên các cao ngun cịn có một số đồng cỏ nhỏ có điều kiện phát triển chăn ni.

– Khí hậu và nguồn nước:

+ Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa và có mùa đơng lạnh nhất nƣớc ta nên có điều kiện phát triển các sản phẩm cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, cây đặc sản và rau ôn đới.

+ Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thƣợng lƣu các con sơng lớn, nhiều thác ghềnh nên có tiềm năng thuỷ điện. Hệ thống sông Hồng chiếm 37% trữ lƣợng thuỷ điện của cả nƣớc.

– Sinh vật:

+ Diện tích đất lâm nghiệp có rừng năm 2006 là 4531 nghìn ha, trong đó có gần 3568 nghìn ha là rừng tự nhiên. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, rừng ở đây cịn có tác dụng hạn chế lũ qt, chống xói mịn đất, nhất là các rừng đầu nguồn.

+ Vùng biển Quảng Ninh có ngƣ trƣờng lớn của vịnh Bắc Bộ. Dọc bờ biển và các đảo ven bờ có thể ni trồng thuỷ sản.

– Khống sản:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung hầu hết các mỏ khoáng sản của nƣớc ta.

+ Khoáng sản nhiên liệu: than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lƣợng khoảng 3 tỉ tấn) chủ yếu là than antraxit chất lƣợng vào loại tốt nhất ở vùng Đơng Nam Á. Ngồi ra cịn có các mỏ than khác: than nâu Na Dƣơng (Lạng Sơn), than mỡ (Thái Nguyên) với trữ lƣợng nhỏ.

+ Khoáng sản kim loại: thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì – kẽm (Chợ Điền – Bắc Kạn), đồng – vàng (Sinh Quyền – Lào Cai), đồng – niken (Tạ Khoa – Sơn La), sắt (Trại Cau – Thái Nguyên, Quý Sa– Yên Bái, Tùng Bá– Hà Giang), bơxít (Cao Bằng, Lạng Sơn).

+ Phi kim loại: apatít (Cam Đƣờng – Lào Cai) trữ lƣợng trên 2 tỉ tấn, pirít (Phú Thọ), phốtphorít (Lạng Sơn).

+ Vật liệu xây dựng: đá vơi, cao lanh, sét xây dựng (Quảng Ninh), đá quý (Yên Bái).

c) Thế mạnh về kinh tế – xã hội

– Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số: 12 triệu ngƣời (năm 2006), chiếm 14,2% dân số cả nƣớc.

+ Đây là địa bàn cƣ trú của các đồng bào dân tộc phía Bắc: Tày, Thái, Nùng, Dao, Mƣờng,... có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất trong một số ngành nghề.

+ Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, với nhiều di tích cách mạng nhƣ Điện Biên Phủ, Tân Trào, Pắc Bó... Nhân dân các dân tộc có những đóng góp quan trọng trong cơng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nƣớc.

– Cơ sở vật chất – kĩ thuật:

Bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế (nhƣ thuỷ điện Hồ Bình, Thác Bà, nhiệt điện ng Bí, hố chất Việt Trì – Lâm Thao, gang thép Thái Nguyên,

chế biến chè ở Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái...).

– Đường lối, chính sách phát triển:

+ Chủ trƣơng khoán đất giao rừng. + Phân bố lại dân cƣ và lao động.

+ Phát triển công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng.

+ Tỉnh Quảng Ninh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

3. Khó khăn

a) Về tự nhiên

– Địa hình: Nhiều nơi núi cao hiểm trở, nhất là vùng Tây Bắc. Hƣớng núi tây bắc– đông nam của dãy

Hồng Liên Sơn là một trở ngại về giao thơng giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

– Đất trồng: Diện tích đất trống đồi trọc lớn nhất cả nƣớc, diện tích đất chƣa sử dụng năm 2003 là trên 4

triệu ha, chiếm 40,9% diện tích của vùng (cả nƣớc 26,9%).

– Khí hậu và nguồn nước: Thời tiết hay nhiễu động thất thƣờng, thiếu nƣớc về mùa đông. Hiện tƣợng tuyết rơi, sƣơng muối, sƣơng giá ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của cây trồng.

– Tài nguyên rừng: Khai thác khơng hợp lí dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp. Vùng Tây Bắc là nơi tập

trung các rừng đầu nguồn của miền Bắc thì độ che phủ rừng lại thấp nhất cả nƣớc. Nạn săn bắt động vật quý hiếm cũng rất đáng lo ngại.

– Khoáng sản: Nhiều mỏ khoáng sản trữ lƣợng nhỏ, phân bố phân tán nên khai thác khó khăn. – Du lịch: Tiềm năng du lịch phong phú nhƣng việc khai thác chƣa tƣơng xứng.

b) Về kinh tế – xã hội

– Trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém, trình độ dân trí thấp, cịn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Kết cấu hạ tầng kém, cả về số lƣợng và chất lƣợng.

– Các cơ sở công nghiệp đƣợc xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ trƣớc, máy móc cơng nghệ đã lạc hậu, năng suất thấp.

Câu 2. Phân tích thế mạnh về khống sản và thủy điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Thế mạnh về khoáng sản

a) Khoáng sản nhiên liệu

– Than tập trung chủ yếu ở Đơng Bắc. Vùng than Quảng Ninh có trữ lƣợng hơn 3 tỉ tấn, chủ yếu là than

antraxit, chất lƣợng tốt bậc nhất Đông Nam Á, sản lƣợng vƣợt trên 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và cho xuất khẩu.

– Vùng than Thái Nguyên (có mỏ Phấn Mễ là than mỡ, đƣợc sử dụng để luyện cốc dùng trong luyện

gang, thép ở Thái Nguyên).

– Mỏ than Na Dƣơng (Lạng Sơn) là than nâu, đƣợc khai thác làm nhiên liệu cho cơng nghiệp sản xuất xi

măng.

b) Khống sản kim loại

– Ở Đơng Bắc có: sắt (Yên Bái); thiếc, bơxit, mangan (Cao Bằng); kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc Kạn);

– Ở Tây Bắc có: đồng - niken (Sơn La); đất hiếm (Lai Châu).

c) Phi kim loại: Apatít (Cam Đƣờng - Lào Cai), khai thác 600 nghìn tấn/năm, để sản xuất phân lân.

2. Thế mạnh về thuỷ điện

a) Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng chiếm 37% trữ năng thuỷ điện của cả nƣớc (11 triệu kW,

riêng sông Đà gần 6 triệu kW).

b) Các nhà máy đã xây dựng

– Thuỷ điện Thác Bà (sông Chảy), công suất 110 MW. – Thuỷ điện Hồ Bình (sơng Đà), cơng suất 1920 MW. – Thủy điện Tuyên Quang (sông Gâm), công suất 342 MW.

– Nhiều trạm thủy điện quy mô vừa và nhỏ phục vụ cho nhu cầu ở địa phƣơng.

c) Các nhà máy đang xây dựng

Thuỷ điện Sơn La (sông Đà) công suất 2400 MW…

Việc phát triển thuỷ điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng nhƣng sẽ gây sự thay đổi khơng nhỏ của mơi trƣờng. Vì vậy, phải chú ý đến việc bảo vệ mơi sinh.

Câu 3. Phân tích thế mạnh và hạn chế về phát triển cây công nghiệp, cây dƣợc liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Thế mạnh

a) Thế mạnh

– Do ảnh hƣởng của địa hình kết hợp gió mùa Đơng Bắc, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có một

mùa đơng lạnh, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ơn đới.

– Phần lớn diện tích là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác.

– Điều kiện khí hậu, đất đai của vùng thích hợp để trồng nhiều loại cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

b) Khai thác thế mạnh

– Cây công nghiệp:

+ Phổ biến nhất là cây chè (đây là vùng chè lớn nhất nƣớc, chiếm 62% diện tích trồng chè cả nƣớc, năm 2000).

+ Nổi tiếng với các vùng chè: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

+ Có nhiều giống chè ngon: chè Tuyết (Hà Giang), chè San (Yên Bái), chè Tân Cƣơng (Thái Nguyên)...

– Cây dƣợc liệu:

Quế (Tây Bắc), hồi (Quảng Ninh, Lạng Sơn), tam thất, đƣơng quy, đỗ trọng, hoàng liên, thảo quả... Phân bố ở các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.

– Rau quả:

Mận, đào, lê... đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Sa Pa là nơi trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

2. Hạn chế

– Mạng lƣới cơ sở chế biến nông sản chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của vùng. – Nạn du canh, du cƣ còn diễn ra ở từng nơi, từng lúc.

Câu 4. Trình bày thế mạnh về kinh tế biển và ý nghĩa của nó ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Thế mạnh

Vùng biển Quảng Ninh là vùng biển giàu tiềm năng. Các thế mạnh về kinh tế biển của vùng tập trung vào các ngành sau đây:

– Thủy sản (đánh bắt và ni trồng):

+ Ngƣ trƣờng Hải Phịng – Quảng Ninh (ngƣ trƣờng vịnh Bắc Bộ) đƣợc xác định là ngƣ trƣờng trọng điểm với nguồn lợi hải sản phong phú.

+ Diện tích mặt nƣớc ni trồng thủy sản khá nhiều (Quảng Ninh: 18,7 nghìn ha, năm 2006).

– Du lịch biển:

+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú (bãi biển, địa hình cacxtơ, vƣờn quốc gia…).

+ Quần thể vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên của thế giới- năm 1994 và Di sản địa chất của thế giới- năm 2000).

– Giao thông vận tải biển:

+ Mạng lƣới cảng ở Quảng Ninh.

+ Cảng Cái Lân là cảng nƣớc sâu đang đƣợc xây dựng (lƣợng hàng hóa thơng qua cảng dự kiến là 14,2 triệu tấn/năm 2010).

2. Ý nghĩa

– Về kinh tế:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên.

+ Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nƣớc.

+ Tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

– Về xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xoá dần sự chênh lệch về mức sống giữa trung du, miền núi

với đồng bằng.

– Về chính trị: củng cố tình đồn kết giữa các dân tộc. – Về quốc phịng: góp phần bảo vệ tốt an ninh biên giới.

Câu 5. Tại sao việc phát huy các thế mạnh sẵn có của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng về cả kinh tế lẫn chính trị và xã hội?

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Về mặt kinh tế

Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mà còn cung cấp nguồn năng lƣợng, khống sản, nơng sản… cho thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

– Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít ngƣời, chiếm 1/2 số dân tộc ít ngƣời của cả nƣớc và có

nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngƣợc và miền xuôi.

– Kinh tế của vùng còn chậm phát triển hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc còn gặp

nhiều khó khăn. Do đó, phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.

– Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đơ kháng chiến trong thời kì chống Pháp.

– Có đƣờng biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 6, 18…), cửa

khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang….) góp phần đẩy mạnh giao lƣu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nƣớc Trung Quốc, Lào và các nƣớc khác trong khu vực.

Câu 6. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nƣớc?

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Khái quát chung

Nêu khái quát về vùng (diện tích, dân số, các tỉnh...).

2. Các nguyên nhân chính

a) Thuận lợi về vị trí địa lí

– Nêu vị trí địa lí.

– Đánh giá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

b) Giàu tài nguyên thiên nhiên

– Tài nguyên khoáng sản: phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Đây là nơi tập trung hầu hết các loại khoáng sản của nƣớc ta, bao gồm khoáng sản kim loại (đồng – vàng Sinh Quyền; đồng – niken Tạ Khoa; thiếc – Tĩnh Túc, chì – kẽm Chợ Điền); khống sản phi kim loại (apatit Cam Đƣờng, đá quý Yên Bái, cao lanh, sét xây dựng Quảng Ninh); khoáng sản nhiên liệu (than Quảng Ninh)…

– Tài nguyên nƣớc: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn về thủy điện; nguồn nƣớc nóng, nƣớc khống phong phú.

+ Nguồn thủy năng lớn, tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng với 37% trữ lƣợng thủy năng của cả nƣớc.

+ Đã phát hiện đƣợc khoảng 350 nguồn nƣớc khống, nƣớc nóng; tiêu biểu là Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Kim Bơi (Hịa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh)…

– Tài ngun khí hậu: khí hậu có một mùa đơng lạnh tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

– Rừng của vùng hiện nay có diện tích nhỏ, nhƣng có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn cân bằng sinh thái tại miền đồi núi cũng nhƣ bảo vệ an toàn cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

– Ngồi ra trong vùng cịn có nhiều loại tài ngun khác nhƣ biển, địa hình… Đó là cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

c) Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em

– Các dân tộc có những đóng góp đáng kể trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

d) Tập trung một số cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước

– Công nghiệp:

+ Các nhà máy thủy điện lớn nhất nƣớc ta (Hịa Bình, Sơn La, Thác Bà…).

+ Các trung tâm công nghiệp (đồng thời là các đơ thị) quan trọng: Thái Ngun, Việt Trì, Hạ Long… + Các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.

– Nông nghiệp:

+ Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của cả nƣớc. + Vùng chăn nuôi đại gia súc lớn nhất nƣớc.

– Các ngành khác (các trung tâm và điểm du lịch nổi tiếng…).

Câu 7. Phân tích các thế mạnh và hạn chế có ảnh hƣởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

1. Khái quát

Nêu khái quát về Đồng bằng sơng Hồng (diện tích, dân số, các tỉnh, thành phố).

2. Thế mạnh

a) Vị trí địa lí

– Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có 2 trong số 3 đỉnh của tam giác tăng trƣởng Hà Nội -

Một phần của tài liệu các chủ đề cơ bản ôn thi vào đại học - cao đẳng môn địa lí (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)