Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố năng lực tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người dược sĩ tại khu vực TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu loại biến

Tƣơng quan biến - tổng Alpha nếu loại biến Hy vọng : Cronbach’s Alpha = 0,802 HV1 23,81 16,539 0,409 0,803 HV2 24,88 15,009 0,556 0,772 HV3 24,29 14,466 0,599 0,761 HV4 24,74 14,814 0,601 0,761 HV5 25,41 15,218 0,613 0,760 HV6 25,15 15,084 0,574 0,767

Lạc quan: Cronbach’s Alpha = 0,692

LQ1 15,10 5,779 0,510 0,607

LQ2 15,21 6,412 0,401 0,672

LQ3 14,69 5,377 0,549 0,578

LQ4 14,66 5,975 0,447 0,646

Tự tin : Cronbach’s Alpha = 0,889

TT1 25,75 24,900 0,692 0,895 TT2 25,74 23,553 0,780 0,882 TT3 26,08 22,589 0,773 0,883 TT4 25,61 24,903 0,728 0,890 TT5 25,77 23,257 0,743 0,887 TT6 25,34 24,621 0,723 0,890

Hồi phục : Cronbach’s Alpha = 0,742

HP1 19,00 9,110 0,595 0,663

HP2 18,81 9,189 0,560 0,676

HP3 19,70 8,942 0,508 0,698

HP4 19,71 10,049 0,437 0,721

HP5 19,48 10,332 0,433 0,722

Hiệu quả c ng việc : Cronbach’s Alpha = 0,857

HQCV1 15,53 6,432 0,736 0,804

HQCV2 16,08 6,975 0,631 0,848

HQCV3 15,75 6,558 0,737 0,803

HQCV4 15,61 7,169 0,710 0,817

4.2.1.1. Cronbach’s Alpha của các thành phần năng lực tâm lý Thành phần hy vọng

Kết quả thành phần hy vọng có Cronbach‟s Alpha là 0,802 và các hệ số tương quan biến - tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,409 (HV1). Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Xem Phụ lục 4).

Thành phần lạc quan

Thành phần lạc quan có Cronbach‟s Alpha là 0,692. Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,401

(LQ2). Vì vậy, 4 biến thành phần này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Xem Phụ lục 4).

Thành phần tự tin

Thành phần tự tin có Cronbach‟s Alpha khá cao là 0,889. Các hệ số tương quan biến - tổng các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,692 (TT1), 6 biến thành phần được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo (Xem Phụ lục 4).

Thành phần hồi phục

Thành phần hồi phục có Cronbach‟s Alpha là 0,742. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,433 (HP5). Do vậy 4 biến thành phần này đều thỏa điều kiện để sử dụng trong phân tích EFA (Phụ lục 4).

4.2.1.2. Cronbach’s Alpha của thành phần hiệu quả công việc

Thành phần hiệu quả cơng việc có Cronbach‟s Alpha là 0,857. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều lớn hơn 0,4. Nhỏ nhất là 0,803 (HQCV2). Do vậy 4 biến thành phần này đều thỏa điều kiện để sử dụng trong phân tích EFA (Xem Phụ lục 4).

4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn.

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).

nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố bằng 0,3 được xem đạt mức tối thiểu, từ giá trị 0,4 trở lên, hệ số tải nhân tố được xem là quan trọng, và từ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra, Hair & ctg (1998) cũng đề nghị: nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố ≥ 0,3 thì cỡ mẫu của nghiên cứu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn hệ số tải nhân tố ≥ 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải ≥ 0,75. Do đó, trong nghiên cứu này, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0,50 sẽ bị loại.

- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988).

- Thứ tư, điểm dừng khi trích các yếu tố có hệ số Eigenvalue phải có giá trị ≥ 1 (Gerbing & Anderson 1988).

- Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).

4.2.2.1. Phân tích nhân tố năng lực tâm lý

Qua ba lần rút trích nhân tố lần lượt loại ba biến HV4, HP4 và HP5 có hệ số tải nhân tố không đạt yêu cầu (phụ lục 5), kết quả thể hiện trong Bảng 4.3 cho thấy sau khi loại bỏ biến không tin cậy, thang đo cịn lại 18 biến được trích thành 4 nhóm với

Tổng phương sai trích đạt: 61,314% (đạt yêu cầu >50%) nghĩa là 4 nhân tố rút ra giải thích được 61,314% biến thiên của dữ liệu;

Điểm dừng khi trích các yếu tố hệ số Eigenvalue có giá trị >1.

Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên các biến quan sát đều quan trọng, các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ.

Hệ số KMO là 0,888 (đạt yêu cầu >0,5) thể hiện sự thích hợp của phân tích nhân tố, kiểm định Bartlett đạt ý nghĩa thống kê (sig< 0,05).

Tiến hành chạy lại Cronbach‟s Alpha cho thấy 4 nhân tố này đều đạt yêu cầu. Như vậy có thể kết luận, phân tích nhân tố là phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố năng lực tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người dược sĩ tại khu vực TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 46)