Điểm trung bình mức độ đồng ý đối với các yếu tố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố năng lực tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người dược sĩ tại khu vực TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 103)

Biến quan sát Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn TT 319 3,22 6,78 4,9892 0,79793 HP 319 2,33 7,00 5,0063 0,88703 HQCV 319 2,50 7,00 5,2476 0,84825 Hợp lệ 319

Đối chiếu kết quả với nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011) - Năng lực tâm lý và chất lượng cuộc sống tác động đến kết quả cơng việc của nhân viên marketing, thì năng lực tâm lý của nhân viên marketing vẫn còn đủ 4 yếu tố là hy vọng, lạc quan, thích ứng, hiệu quả. Như vậy đối với người Dược sĩ yếu tố lạc quan khơng có ý nghĩa tác động đến hiệu quả công việc, do bởi công việc của nhân viên ngành Dược mặc dù cũng áp lực nhưng so với nhân viên ngành Marketing thì áp lực thấp hơn do tính chất cơng việc

marketing đòi hỏi sự sáng tạo cao. Bên cạnh đó, yếu tố hy vọng và tự tin có những điểm tương đồng trong suy nghĩ của nhân viên ngành Dược nên đã gộp lại thành một nhân tố.

Tuy chưa có nhiều số liệu nghiên cứu chứng minh, nhưng theo nhận định của tác giả, có thể giải thích hiệu quả cơng việc của người Dược sĩ phụ thuộc nhiều vào những yếu tố của năng lực tâm lý có liên quan đến “kỹ năng”. Ví dụ, một Dược sĩ sẽ có sự tự tin cao hơn, có biện pháp và cách thức giúp tự hồi phục nhanh hơn nếu được trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng quản lý thời gian và cơng việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp …). Ngược lại, các yếu tố hy vọng và lạc quan thường ít liên quan việc trang bị kỹ năng mà chủ yếu khác nhau tùy theo bản chất từng cá thể, và hiệu quả công việc được chứng minh là không phụ thuộc đáng kể vào các yếu tố loại này.

Trên thực tế nghề nghiệp hiện nay, sự tự tin có vai trị trong nhiều lĩnh vực hành nghề dược. Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực đào tạo nhân lực phải đủ tự tin để có thể truyền đạt kiến thức chuyên môn sâu, để thiết kế bài giảng cũng như chủ trì những cuộc thảo luận nhóm giữa các sinh viên. Người Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh phân phối thuốc cần phải nắm bắt tồn diện về thuốc mà mình chịu trách nhiệm về mặt phân phối như tính chất dược động học, tính chất dược lực học, các chỉ định điều trị, chống chỉ định, tương tác thuốc … từ đó đủ tự tin để thuyết phục, phổ biến, hướng dẫn sử dụng thuốc cho các bác sĩ trong điều trị trên lâm sàng. Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược bệnh viện phải đủ tự tin để phản biện đơn thuốc không đúng quy cách về pháp lý cũng như chuyên môn của bác sĩ. Dược sĩ làm việc trong xí nghiệp phải đủ tự tin để điều hành cả một dây chuyền sản xuất mà bất kể một sai sót nào có thể dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đồng. Tất cả những thực tế trên đủ để minh họa cho vai trò của yếu tố tự tin, vốn được chứng minh là có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc qua số liệu thực nghiệm của nghiên cứu này.

Về khả năng hồi phục, đây là yếu tố trên thực tế rất quan trọng đối với một ngành nghề đặc thù có nhiều áp lực như các lĩnh vực dược. Áp lực lớn nhất của người Dược sĩ là họ phải làm việc trên thuốc, một sản phẩm đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp

đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Bất kỳ một sai sót nào cũng có thể sẽ phải trả giá trực tiếp trên sức khỏe của người sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, cịn có các áp lực do tính chất cơng việc cụ thể tạo ra. Ví dụ như đối với Dược sĩ trong lĩnh vực kinh doanh phân phối thuốc, bên cạnh việc luôn phải cung cấp những thông tin đúng nhất, cập nhật liên tục về thuốc cho bác sĩ để kê đơn cho bệnh nhân, người Dược sĩ còn phải làm sao để thuyết phục, phổ biến về những ưu điểm của sản phẩm thuốc mà mình cung cấp, nhằm đạt được doanh số mà cơng ty giao phó trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc có áp lực phải điều chế ra những sản phẩm vừa an toàn cho bệnh nhân lại vừa có hiệu quả điều trị cao. Hơn thế nữa, ban lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp ln địi hỏi phải làm sao để nâng cao sản lượng, nâng cao thành tích nghiên cứu, nâng cao lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất … trong cùng quỹ thời gian và nguồn lực giới hạn. Rõ ràng các yêu cầu này mâu thuẫn nhau và vơ hình chung đã tạo ra một áp lực vô tận cho người Dược sĩ làm việc trong nhà máy. Đó chỉ là hai trong số những minh họa cụ thể cho thấy những áp lực rất khác nhau mà người Dược sĩ phải đối mặt, thậm chí là phải giải quyết mỗi ngày. Chính vì vậy, việc giải quyết tốt, có hiệu quả những việc được phân cơng địi hỏi người Dược sĩ phải có năng lực tâm lý tố, cụ thể trong trường hợp này là khả năng hồi phục, vượt qua những thử thách, khó khăn, vấp ngã và áp lực trong cơng việc. Theo đó, xác nhận tính phù hợp của kết quả nghiên cứu.

Trái ngược với yếu tố tự tin và hồi phục, yếu tố hy vọng và lạc quan được phân tích và cho thấy khơng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công việc của người Dược sĩ.

Hy vọng và lạc quan luôn là 2 yếu tố quan trọng của năng lực tâm lý con người. Tuy nhiên, trong một ngành nghề địi hỏi có những quy định hết sức ngặt nghèo như ngành Dược, làm việc ln phải tn theo những quy trình chuẩn tối thiểu, sự tự do và cá tính mang tính chất cá nhân luôn phải hạn chế ở mức độ cho phép có kiểm sốt (nói chung tất cả mọi hoạt động lớn nhỏ đều phải theo quy định riêng), thì sự lạc quan và hy vọng có thể có góp phần (hoặc khơng) nâng cao chất lượng cuộc sống chứ không ảnh hưởng đến hiệu quả cơng việc. Một Dược sĩ ln có thể có hy vọng tích cực

về mục tiêu công việc, luôn suy nghĩ ra nhiều cách thức để đạt được mục tiêu, nhưng rõ ràng đối với hiệu quả một công việc cụ thể trong ngành Dược (như phải làm ra sản phẩm thuốc viên nén chứa hoạt chất Paracetamol đạt tiêu chuẩn Dược điển) thì người Dược sĩ khơng thể lần lượt thử hết các cách thức mà họ nghĩ ra. Họ phải tuân theo những quy tắc và khuôn khổ quy định để thực hiện được mục tiêu công việc. Mặt khác, hiệu quả công việc, sự đạt được mục tiêu nào đó trong lĩnh vực dược không chỉ phụ thuộc vào một cá nhân mà nó là thành quả một chuỗi q trình nhiều cá nhân góp phần. Ví dụ muốn nghiên cứu sản xuất một thành phẩm thuốc, phải có sự kết hợp giữa người được phân công ở bộ phận R&D, bộ phận đảm bảo chất lượng (QA), bộ phận kiểm soát chất lượng (QC), bộ phận cung ứng, kho bảo quản GSP, nhà phân phối GDP và nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Do vậy, mục tiêu cá nhân trong các lĩnh vực hành nghề dược được hình thành một cách giới hạn, và việc đi đến hiệu quả công việc sau cùng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bên ngồi khác nhau chứ khơng chỉ riêng người thực hiện.

Tóm lại, trong một ngành kinh tế - kỹ thuật như ngành Dược, hiệu quả công việc bị chi phối mạnh bởi những yếu tố của năng lực tâm lý có liên quan đến kỹ năng như tự tin và hồi phục. Những yếu tố tâm lý khơng tác động đến “kỹ thuật” sẽ ít ảnh hưởng hay nói khác đi là ảnh hưởng khơng đáng kể đến hiệu quả công việc.

5.2. Hàm ý nâng cao năng lực tâm lý và hiệu quả công việc của ngƣời Dƣợc sĩ làm việc tại khu vực TPHCM sĩ làm việc tại khu vực TPHCM

Theo kết quả nghiên cứu đã trình bày, việc nâng cao năng lực tâm lý của người Dược sĩ được chú trọng vào sự tự tin và hồi phục, qua đó nâng cao hiệu quả công việc của các đối tượng này. Ngoài ra, việc cải thiện năng lực tâm lý về hy vọng và lạc quan tuy không được chú trọng nhưng cũng cần đồng thời tiến hành nhằm củng cố, duy trì hiệu quả làm việc cũng như giúp người Dược sĩ phát triển một cách toàn diện cũng như nâng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Nhóm các giải pháp được đề xuất trên cơ sở một doanh nghiệp hay tổ chức có tính chất chung, trong đó người Dược

sĩ là một nhân viên có vai trị cụ thể. Đồng thời, một số tính chất đặc thù phù hợp riêng với ngành Dược cũng sẽ được đề cập.

Các giải pháp hướng đến đào tạo liên tục về chuyên môn và các kỹ năng của nhân viên (kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm …), xây dựng mơi trường làm việc, sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên, được đề xuất nhằm nâng cao sự tự tin cho nhân viên.

Các giải pháp về chế độ phụ cấp (lương thưởng), giải pháp giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc nhằm nâng cao khả năng hồi phục và qua đó cải thiện hiệu quả cơng việc của người Dược sĩ trong một tổ chức.

Một số giải pháp khác như tăng cường khả năng phát triển nghề nghiệp tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến sự tự tin, hồi phục của nhân viên nhưng cũng được đề cập như một đề xuất nâng cao hiệu quả công việc.

5.2.1. Đào tạo liên tục về chuyên môn và kỹ năng

Công tác đào tạo luôn là một trong những mảng quan trọng trong bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào thuộc mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng con người như ngành Dược, cơng tác đào tạo cần phải được nhấn mạnh. Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều bệnh tật mới xuất hiện và diễn biến phức tạp, nên các phương thức chữa bệnh bằng thuốc cần phải được thay đổi liên tục nhằm chữa trị hiệu quả các loại bệnh. Chính vì vậy, việc đào tạo khơng phải chỉ được tiến hành một vài lần nhằm củng cố kiến thức mà còn phải được tổ chức một cách định kỳ thường xuyên để cập nhật các bệnh và thuốc chữa bệnh mới, các kỹ thuật sản xuất mới, các quy định mới liên quan đến lưu thống phân phối và sử dụng thuốc ...

Việc đào tạo cần được xem trọng về thực chất hơn là một hoạt động có tính hình thức. Lợi ích của việc đào tạo nhân viên thật rõ ràng. Nhân viên được đào tạo và có nền tảng kiến thức sâu rộng, thường xuyên cập nhật sẽ có sự tự tin, chuyên môn vững vàng khi làm việc cũng như tiếp xúc với đối tượng công việc (bác sĩ, bệnh nhân,

dây chuyền sản xuất …) cũng như khi trao đổi với nhau. Từ đó, hiệu quả cơng việc cũng sẽ được nâng cao.

Hiện nay, trong các doanh nghiệp dược thuộc lĩnh vực sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), công tác đào tạo là yêu cầu bắt buộc theo quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho nhà máy đạt tiêu chuẩn. Việc đào tạo được tiến hành bài bản, định kỳ hàng quý cho tất cả các nhân viên trong nhà máy từ ban giám đốc, Dược sĩ, công nhân đứng máy, cơng nhân đóng gói, cơng nhân vệ sinh và cả bảo vệ. Việc đào tạo cần phải lưu hồ sơ gồm có kế hoạch cụ thể được phê duyệt, có biên bản đào tạo và bài kiểm tra đính kèm. Tuy nhiên, việc đào tạo dành cho Dược sĩ khối nhà máy vẫn cịn chưa đi vào chiều sâu chun mơn, chủ yếu là các vấn đề về vận hành nhà máy GMP và các thông tin liên quan đến sản phẩm mới sản xuất trong quý. Do vậy, đối với khối này, việc đào tạo được đề xuất nên chú trọng hơn về chuyên môn, nhất là với đối tượng Dược sĩ. Cần phải phổ biến các kiến thức liên quan đến những dạng bào chế mới, những kỹ thuật mới được áp dụng trong sản xuất hơn là các vấn đề kinh điển về vận hành nhà máy GMP.

Đối với Dược sĩ làm việc ở khối doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược phẩm, việc đào tạo mặc dù có chú trọng nhưng khơng được tiến hành định kỳ mà chỉ diễn ra mỗi khi có sản phẩm mới. Việc này dẫn đến sự trì trệ, lãng quên trong công tác tự đào tạo của nhân viên. Nhiều khảo sát khơng chính thức đã cho thấy các Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực này hầu như chỉ biết các vấn đề liên quan đến sản phẩm mà họ phụ trách doanh số. Các vấn đề khác liên quan đến chuỗi cung ứng, quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng thuốc nói chung, hoặc các thuốc khơng thuộc danh mục sản phẩm phụ trách đều được nắm rất sơ bộ và thơng tin khơng chính xác. Đây là ngun nhân gây thiếu tự tin, hoặc cung cấp thông tin sai lệch trong quá trình làm việc,cũng như tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ và bệnh nhân của nhóm Dược sĩ trong lĩnh vực này. Do vậy, đối với tuyến doanh nghiệp kinh doanh phân phối dược phẩm, giải pháp cần được tiến hành để nâng cao sự tự tin và kiến thức chuyên môn là kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp phải được hoạch định nghiêm túc, tiến hành định kỳ có hệ thống, nội

dung đào tạo cập nhật và mở rộng các vấn đề liên quan đến lưu hành thuốc chư không chỉ chú trọng trên sản phẩm.

Đối với Dược sĩ làm việc ở các tuyến quản lý nhà nước, Dược sĩ phụ trách nhà thuốc, Dược sĩ làm về công tác đào tạo, Dược sĩ bệnh viện, hiện nay chủ yếu là tự đào tạo. Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế và Dược sĩ làm trong các trường viện được khuyến khích theo đuổi các khóa học nâng cao về bằng cấp chuyên môn, nhưng đây vẫn chỉ là những khóa học mang tính giai đoạn. Về thường kỳ, các Dược sĩ tuyến này hầu như chỉ là tự đào tạo mang tính tự giác. Đặc biệt Dược sĩ khối nhà thuốc và khoa dược bệnh viện hầu như không được đào tạo. Đây là một trong các bất cập trong công tác đào tạo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giảm sự tự tin khi đối diện với đối tượng phục vụ, sa sút chuyên môn và hiệu quả công việc của người Dược sĩ.

Bên cạnh nội dung đào tạo chun mơn, các khóa đào tạo về kỹ năng nên được tiến hành cho Dược sĩ thuộc mọi lĩnh vực hành nghề. Như đã phân tích, kỹ năng mềm có vai trị khá lớn trong việc tạo nên sự tự tin ở nhân viên cũng như tác động đến hiệu quả cơng việc. Do vậy ngày càng có nhiều cơng ty quan tâm đến đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên, mặc dù đây được xem là một trong những nội dung mà sinh viên cần phải tự trang bị trước khi rời khỏi ghế nhà trường đại học. Trong các công ty dược hiện nay, đặc biệt là các công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh phân phối thuốc, các kỹ năng được chú trọng đào tạo là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp. Nội dung đào tạo này cần được mở rộng về nội dung cũng như nhân rộng ra các lĩnh vực dược khác. Cụ thể trong lĩnh vực đào tạo nhân lực dược là kỹ năng thuyết trình, trình bày trước đám đơng; trong lĩnh vực dược cộng đồng (Dược sĩ tại nhà thuốc) là kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp; trong nhà máy xí nghiệp là kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tra cứu tài liệu chuyên mơn trên internet ….

Ngồi ra, hình thức đào tạo vẫn cịn rập khn, thiếu đổi mới. Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức thường đào tạo nhân viên bằng hình thức đào tạo trực tiếp theo nhóm nhỏ, hoặc theo lớp đơng người. Trong khi hiện nay, nhiều hình thức đào tạo đã được quan tâm và phát triển với nhiều lợi điểm hơn, ví dụ như đào tạo trực tuyến qua

mạng internet. Đây là hình thức mà nhân viên dễ dàng bố trí thời gian tham gia các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố năng lực tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người dược sĩ tại khu vực TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 103)