Sứ mệnh và tầm nhìn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực ninh thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

1.4 Các cấp độ VHDN

1.4.2.2 Sứ mệnh và tầm nhìn

Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh nêu lên vai trò, trách

nhiệm mà tự thân DN đặt ra. Sứ mệnh cũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà DN đã xác định.

Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà DN mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm

nhìn cho thấy bức tranh tồn cảnh về DN trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong DN chung sức, nỗ lực đạt

được trạng thái đó.

1.4.2.3 Mục tiêu chiến lược

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, DN luôn chịu các tác động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho DN. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến lược để xác

định lộ trình và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các

thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của DN. Mối quan hệ giữa chiến lược và VHDN có thể được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong DN nên chúng chịu ảnh hưởng của VHDN. Văn hóa cũng là công cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.

1.4.3 Cấp độ thứ ba – những quan niệm chung

Cũng như trong văn hóa nói chung, những quan niệm chung trong VHDN

được hình thành và tồn tại sau quá trình hoạt động, xử lý, sàng lọc các tình huống

thực tiễn trong một thời gian dài. Nó khơng nhìn thấy được, cũng khơng được nêu ra nhưng mọi người đều làm theo. Những quan niệm chung nhất bao gồm những

niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm có tính vơ thức, đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên trong DN nên nó mặc nhiên được cơng nhận (Dương Thị Liễu và cộng sự, 2009).

Ngồi ra, trong DN cịn tồn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào DN mình. Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ vẫn tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được

coi là đương nhiên. Sau một thời gian thì các giá trị này sẽ trở thành các quan niệm chung. Các giá trị này thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách

làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử. Các thành viên trong DN cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó và khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Do đó, sự ảnh hưởng của các quan niệm chung đến VHDN lớn hơn rất

nhiều so với sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc cấp độ thứ nhất và thứ hai.

Để phân tích văn hóa, điều quan trọng là nhận ra rằng các giá trị hữu hình dễ

quan sát nhưng khó giải thích trong khi niềm tin, những quan niệm chung lại có thể phản ánh sự giải thích duy lý hoặc khát vọng. Do đó để hiểu được văn hóa của một tổ chức cần phải hiểu được những giá trị quan niệm chung được chia sẻ và hiểu được phương thức mà các giá trị đó được hình thành và phát triển (Schein, 2010).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực ninh thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)