3.1 Mục tiêu, chiến lược của công ty và quản trị nguồn nhân lực
3.1.1 Mục tiêu, chiến lược của công ty
Năm 2014 TMA Solutions đạt được qui mô 1500 kỹ sư và số lượng nhân viên không ngừng tăng lên nên ban giám đốc nhìn thấy một rủi ro rằng cơng ty có thể trở nên kém hiệu quả, làm giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường nếu cứ giữ cách làm cũ. Công ty đã thực hiện một số thay đổi ở cấp cao và nhấn mạnh tới vai trị của nguồn nhân lực.
Cho đến nay, cơng ty vẫn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn trong ngành viễn thông như Avaya, Alcatel-Lucent. Những khách hàng này mang lại phần lớn lợi nhuận cho công ty nhưng bản thân họ và ngành viễn thơng truyền thống đang thối trào nên công ty buộc phải tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới và mảng phần mềm mới. Thông thường ban đầu khách hàng mới chỉ giao một ít việc cho TMA Solutions làm thử để đánh giá năng lực. Công ty lẫn nhân viên phải nỗ lực rất nhiều để chứng minh khả năng với khách hàng.
So sánh với Ấn Độ và Nga, Việt Nam nói chung và TMA Solutions nói riêng vẫn đi sau họ, chưa thể cung cấp dịch vụ gia công phần mềm chất lượng cao như họ. Kết quả chúng ta chỉ làm những cơng việc đơn giản hơn, đem về ít lợi nhuận hơn. Trong bối cảnh đó, TMA Solutions đang cố gắng chen chân vào thị trường gia công chất lượng cao.
Ngay ở Việt Nam, TMA Solutions cũng đang gặp phải sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối thủ lớn nhưng FPT, Global CyberSoft, CSC, Harvey Nash, LogiGear đến các công ty mới nổi như S3, AMT, KMS. Những đối thủ trên không chỉ giành khách hàng mà còn thu hút những ứng viên giỏi. Ban giám đốc TMA
Solutions đang tích cực triển khai các biện pháp để hấp dẫn khách hàng mới và giữ chân nhân viên của mình.
Trong dài hạn, TMA Solutions muốn trở thành cơng ty cơng nghệ hàng đầu Việt Nam và góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ gia công phần mềm của thế giới.