Kết quả một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank từ 2009-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 98.474 141.799 140.137 151.282 161.377 Vốn CSH 10.289 13.633 14.224 13.414 17.063 LNST 1481 1799 2033 987 2229 ROE 16,56% 15,04% 14,60% 7,15% 14,3% ROA 1,79% 1,50% 1,44% 0,68% 1,38%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank từ năm 2009-2013)

 Tổng tài sản: Năm 2009, TTS Sacombank đạt 98.474 tỷ đồng, tăng 46% so với

đầu năm (67.469 tỷ đồng). Đến 31/12/2013, TTS của NH là 161.37 tỷ đồng tăng 63,87% so với năm 2009. Chỉ trong 4 năm, TTS của Sacombank ngày càng tăng cao và ổn định, chất lượng TS cũng được cải thiện tốt hơn. Đặc biệt năm 2010, tuy nền kinh tế cịn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nhưng TTS của Sacombank tăng hơn 43.325 tỷ đồng tương đương 44% so với năm 2009. Đây là con số ấn tượng cho thấy Sacombank luôn điều hành hoạt động một cách linh hoạt theo đúng các định hướng kinh doanh và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của NHNN về các giải pháp và mục tiêu tăng trưởng.

 Vốn chủ sở hữu: Sự ảm đạm của thị trường chứng khoán cộng với nhiều biến

động kinh tế trên Thế giới nói chung và trong nước nói riêng, đã đặt ra nhiều thử thách cho hoạt động của ngân hàng. Trong đó việc gia tăng nguồn vốn CSH để nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng uy tín thương hiệu, quy mơ và hiệu quả hoạt động qua từng năm, Sacombank luôn được khách hàng, nhà đầu tư và cổ đơng tín nhiệm. Năm 2009, vốn CSH của Scombank ở mức 10.289 tỷ đồng và đến 31/12/2013 đã chạm mốc 17.063 tỷ đồng, tăng 65,84% so với năm 2009.

 Lợi nhuận sau thuế: Phát huy lợi thế sẵn có kết hợp sự vận dụng linh hoạt các

cơ chế, giải pháp, kịp thời nắm bắt những cơ hội hiếm hoi của thị trường để khắc phục những khó khăn trong mọi tình thế, Sacombank đã giữ vững nhịp độ tăng trưởng đối với hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2009, LNST của ngân hàng là 1481 tỷ đồng và 2013 đạt 2.229 tỷ đồng.

Năm 2012, sự khó khăn của nền kinh tế đã thẩm thấu vào hầu hết các lĩnh vực với tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản. Vì vậy, LNST năm 2012 chỉ đạt 987 tỷ đồng và bằng 39% kế hoạch năm 2012. Kết quả này so với mặt bằng chung của Ngành và một số ngân hàng tương đồng về quy mơ thì đây là con số khả quan.

 ROE và ROA: ROA, ROE của Sacombank ở mức cao qua các năm. Tuy

nhiên, trong năm 2012 Sacombank có ROA và ROE thấp hơn so với mức bình quân ngành và giảm mạnh do tín dụng tăng trưởng thấp, lãi suất cho vay giảm, chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Nhưng đến năm 2013, ROE, ROA của ngân hàng đã phục hồi mạnh mẽ trở lại.

Nhờ chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với tình hình tăng trưởng chung của tồn ngành, STB đã giữ vững vị trí một trong những mã blue chip nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sacombank tiếp đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng vốn CSH với mức tăng bình quân 15-17%/năm cho giai đoạn 2011-2020, trong đó VĐL tăng từ 15-20%/năm, đồng thời tận dụng tối đa nguồn vốn thứ cấp để làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng. LNTT tăng trưởng bình quân đạt 17 - 20%; ROE bình quân đạt 15 - 17%; ROA bình quân đạt 1,5 - 1,7%

2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

2.2.1 Những vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

Chiến lược phát triển bền vững song hành với Chiến lược kinh doanh linh hoạt và sản phẩm dịch vụ hiện đại – đa tiện ích là những yếu tố cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Sacombank. Ngân hàng tiếp tục định hướng bán lẻ với hoạt động phân tán nhằm đảm bảo rủi ro và gia tăng hiệu quả. Sản phẩm dịch vụ sẽ mang tính đặc thù địa phương để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc khách hàng tại từng vùng, miền nhằm đảm bảo đạt mục tiêu bình quân mỗi khách hàng sử dụng 5 sản phẩm dịch vụ. Chiến lược kinh doanh sẽ tập trung khai thác tối đa hiệu quả trên từng đơn vị khách hàng, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập để đảm bảo cơ cấu thu hiệu quả, an tồn.

Sacombank ln tập trung vào các mục tiêu: thực hành nguyên tắc kinh doanh bền vững, cung cấp dịch vụ kinh doanh tài chính hướng đến khách hàng, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đóng góp và phát triển cộng đồng vững mạnh, góp phần cải thiện mội trường, phát huy nét đẹp văn hóa.

2.2.2 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ và kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

2.2.2.1 Dịch vụ huy động vốn bán lẻ

Để bắt kịp những diễn biến của thị trường, Sacombank đã đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, Sacombank đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như:

“Tiết kiệm truyền thống” nhận lãi cuối kỳ, lãi hàng tháng, hàng quý, lãi trả trước …

“Tiết kiệm đa năng”: là dịch vụ HĐV dưới hình thức tiền gửi và tiết kiệm có kỳ hạn, lãnh lãi cuối kỳ, cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản 1 lần và không giới hạn số lần rút vốn trong suốt kỳ hạn gửi tiền.

“Tiết kiệm Phù Đổng”: là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn cho phép khách hàng trong kỳ hạn gửi tiền của mình gửi nhiều lần không giới hạn số tiền và rút tiền 1 lần khi tất tốn. Chủ tài khoản là cá nhân có độ tuổi từ 0 – 15 tuổi và người giám hộ là người ký tên trên cá chứng từ giao dịch của chủ tài khoản.

“Tiết kiệm Trung hạn đắc lợi”: là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng lãnh lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Khi tham gia sản phẩm khách hàng được hưởng những tiện ích vượt trội về lãi suất tiền gửi áp dụng, lãi suất tiền vay cầm cố thẻ tiết kiệm và một số ưu đãi cộng thêm khác theo thông báo của Tổng Giám Đốc từng thời kỳ.

“Tiết kiệm tương lai”: Là loại tiền gửi có kỳ hạn mở dưới hình thức gửi góp một số tiền cố định hàng tháng/ quý/ 6 tháng để đạt được số tiền thụ hưởng mong muốn trong tương lai. Để tham gia sản phẩm này, khách hàng phải có tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi tương lai theo thỏa thuận trên phiếu đăng ký dịch vụ BM-TGCN 001

“Tiền gửi góp ngày”, “tiền gửi tuần năng động”.

NH cũng đã triển khai nhiều tiện ích như trích lãi tự động từ tài khoản có kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản hoặc tài khoản thanh toán của người thụ hưởng khác do chính chủ tài khoản đề nghị, đồng thời kết hợp với việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng thêm lãi suất, bốc thăm trúng thưởng, thẻ cào trúng thưởng, tham gia gửi tiền tặng kèm bảo hiểm... gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền tại Sacombank.

Với mục tiêu vừa củng cố vừa phát triển, lấy củng cố làm nền tảng cho sự phát triển và lấy phát triển để tận dụng các cơ hội hiếm hoi của thị trường thông qua những giải pháp phù hợp tương thích. Sacombank đã huy động được nguồn vốn từ dân cư với con số đáng kinh ngạc.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của bộ phận bán lẻ 2009-2013)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu HĐV bán lẻ theo khách hàng của Sacombank 2009-2013

Nguồn VHĐ từ KH cá nhân ngày càng chiếm nhiều tỷ trọng. Năm 2009, tỷ trọng HĐV từ KH cá nhân chiếm khoảng 55%, tăng dần theo từng năm. Đến năm 2013 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2009, chiếm khoảng 70% trong nguồn VHĐ bán lẻ. Đây là nhóm KH dồi dào, cịn nhiều tiềm năng khai thác và tính ổn định cao. Do vậy CLDV tốt, lợi thế mạng lưới rộng sẽ là động lực chính để Sacombank tiếp tục tập trung đẩy mạnh huy động tiền gửi từ khách hàng này trong tương lai.

Bên cạnh đó, Sacombank cũng khơng qn duy trì ổn định nguồn vốn huy động từ các DNVVN bằng các biện pháp như đưa ra các loại hình tiền gửi với mức lãi suất phù hợp cộng với miễn giảm các phí khi tiến hành giao dịch, tặng kèm khuyến mãi, ưu đãi cho các chủ DN. Nhờ vậy, nguồn VHĐ từ các DNVVN qua các năm vẫn không biến động nhiều.

Bảng 2.2: Cơ cấu HĐV bán lẻ theo loại tiền của Sacombank 2009-2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn huy động bằng nội tệ 63.664 87.195 91.712 103.377 121.374 Vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng 14.933 16.609 12.506 11.486 10.554 Tổng vốn huy động bán lẻ 78.597 103.804 104.218 114.863 131.928 (Nguồn: Báo cáo kinh doanh của bộ phận bán lẻ 2009-2013)

HĐV bằng đồng nội tệ chiếm hơn 80% tỷ trọng huy động trong mảng ngân hàng bán lẻ và ngày càng gia tăng. Năm 2009, đạt 63.664 tỷ đồng nhưng đến 2013 con số này đã tăng gấp đôi.

Trong năm 2010, Sacombank là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện hạn chế huy động vàng theo định hướng của NHNN. Với mức lãi suất hấp dẫn, ưu đãi khách hàng thân thiết cộng với việc nắm bắt kịp thời cơ hội, Sacombank đã thu hút về hơn cả ngàn lượng vàng trong dân cư.

Năm 2012, Sacombank chiếm 3,6% thị phần HĐV của tồn ngành NH. Ngày 25/6/2012, NHNN có văn bản số 3854/NHNN-QLNH yêu cầu các TCTD chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh gay gắt về mặt lãi suất giữa các NH, dẫn đến tăng trưởng HĐV của Sacombank có xu hướng giảm.

Năm 2013, tiền gửi quy nội tệ tăng mạnh với với tốc độ 20.8% không chỉ bù đắp cho nguồn vàng bị giảm mà còn tạo nên sức bật của nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ. Đặc biệt, tiền gửi KH cá nhân khi tăng cả về tốc độ (24.3%) lẫn tỷ trọng (6.6%) đáp ứng được các định hướng lớn của ngân hàng. Xu hướng dịch chuyển kỳ hạn của nguồn vốn ngày càng phù hợp với sử dụng vốn, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng 8.4% giúp NH nâng cao hơn nũa các chỉ số an tồn vốn. Bên cạnh đó, sự phát triển khá nhanh của tiền gửi lãi suất thấp (tăng 4.540 tỷ đồng tương đương 33.1%) góp phần tăng biên độ lãi và thu dịch vụ.

2.2.2.2 Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Hoạt động tín dụng bán lẻ của Sacombank luôn đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Sacombank đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đến nhiều đối tượng KH khác nhau. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống cần tài sản đảm bảo, thì Sacombank cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay chứng khoán, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi…

Nhờ thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, Sacombank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng. Bên cạnh đó, Sacombank thực hiện việc kiểm sốt chất lượng tín dụng bán lẻ chặt chẽ, các khoản tín dụng bán lẻ đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế theo sát diễn biến thị trường.

Cơ cấu dân số trẻ và thu nhập ngày càng được cải thiện, Việt Nam là thị trường tiềm tăng và rộng lớn cho các sản phẩm dịch vụ của NHTM nói chung và Sacombank nói riêng. Do đó, Sacombank tập trung chủ yếu vào nhóm KH cá nhân, DNVVN. Đây là nhóm KH mục tiêu mà ngân hàng tiếp tục hướng đến trong tương lai do nhu cầu vay ổn định, chênh lệch lãi suất hấp dẫn và rủi ro tín dụng thấp.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của bộ phận bán lẻ 2009-2013)

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng dịch vụ NHBL của Sacombank từ 2009 - 2013

Dư nợ tín dụng mảng dịch vụ NHBL năm 2009 chỉ đạt 36.075 tỷ đồng chiếm 65% tổng dư nợ và đến 2013 đạt 82.930 tỷ đồng chiếm hơn 75% tổng dư nợ. Điều này cho thấy danh mục cho vay KH của tồn hệ thống Sacombank khơng ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng vay vốn. Cụ thể: dư nợ cá nhân tăng đều qua các năm, số lượng KH cá nhân cũng tăng lên theo nhu cầu, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và mua bán, sửa chữa, chuyển nhượng bất động sản…

Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2010 - 2011 không cao một phần là do nguồn VHĐ hạn chế, một phần do ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt cho vay phi sản xuất và ngưng cho vay vàng, nên đối tượng cho vay bị thu hẹp. Ngoài ra, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao cũng làm nhu cầu vay vốn của KH suy giảm. Tuy nhiên Sacombank đã chú trọng khai thác tối đa cho vay phân tán, kết hợp chính sách kiểm sốt chi phí huy động tốt giúp cải thiện margin năm 2011 khá hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động tín dụng NHBL tuy khơng tăng trưởng mạnh về dư nợ tín dụng nhưng thu lãi thuần có tốc độ tăng cao và đóng góp hơn 70% vào tổng thu nhập NH.

Trong năm 2012, dư nợ tín dụng NHBL của Sacombank đạt được mức tăng trưởng khả quan, cụ thể, tăng 70.045 tỷ đồng. Khối KH cá nhân hứa hẹn nhiều chuyển biến tích cực khi nhu cầu vay mua nhà tăng, do lãi suất, giá bất động sản giảm… Từ đầu năm 2013, Sacombank đã triển khai các gói cho vay trong lĩnh vực bất động sản với gần 3200 tỷ đồng và gói 1.000 tỷ đồng ưu đãi cho vay đối với các KH cá nhân nhằm mục đích mua, xây dựng hoặc sửa chữa bất động sản. Khách hàng có thể vay tối đa 100% giá trị mua, chuyển nhượng, xây dựng, sửa chữa bất động sản với số tiền vay ưu đãi lên đến 10 tỷ đồng và thời hạn vay tối đa 15 năm. Lãi suất vay ưu đãi áp dụng cho các khoản vay này là 6.99%/ năm cho 3 tháng đầu tiên, 11,99%/năm trong 9 tháng tiếp theo và tiếp tục ưu đãi trong năm thứ 2.

Trước bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nợ xấu trở thành vấn đề nan giải của nền kinh tế, Sacombank đã tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, bổ sung thành phần và cơ chế hoạt động của Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn… Nhờ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank ln nằm trong mức kiểm sốt và thuộc nhóm thấp nhất trong tồn hệ thống.

2.2.2.3 Dịch vụ thẻ

Hoạt động của Sacombank đã đạt được những bước tiến đáng kể. Hiện nay, nhờ lợi thế công nghệ tiên tiến mà tồn bộ thơng tin thẻ được kết nối trực tuyến trên tồn hệ thống và tích hợp nhiều tiện ích thơng qua giao dịch trực tiếp bằng điện thoại di

động, internet, ATM, … Đồng thời, Sacombank đã kết nối thành công với hai hệ thống Banknet và Smartlink, giúp mang lại nhiều tiện ích, thuận lợi, tiệt kiệm được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)