Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2008 –2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập klhẩu việt nam (Trang 40 - 48)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tiền gửi của khách hàng 30.878 38.767 58.151 53.756 70.516 79.580

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế 2.085 13.451 24.545 17.457 20.235 27.222 - Tiền gửi của cá nhân 22.163 24.558 32.800 35.481 49.727 51.687 - Tiền gửi của các đối tượng

khác 6.630 758 806 819 554 671

Phát hành giấy tờ có giá 1.453 8.223 20.855 19.211 11.880 7.678

- Chứng chỉ tiền gửi 1.453 8.217 12.553 4.609 8.880 6.178 - Kỳ phiếu 0 6 8.302 14.602 3.000 1.500

Huy động vốn 32.331 46.990 79.006 72.967 82.396 87.258

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2008 – 2013

Nhờ những chính sách hợp lý, Eximbank luôn đảm bảo hoạt động huy động huy động vốn được vận hành một cách hiệu quả, đem lại sự ổn định trong dòng vốn kinh doanh với chi phí thấp nhất. Đây chính là tiền đề cho việc vận hành tốt hoạt động tín dụng của Eximbank.

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo từng loại hình cho vay của Eximbank giai đoạn 2008 –2013

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Cho vay khách hàng 21,232 38,382 62,346 74,663 74,922 83,354

- Cho vay các tổ chức kinh

tế, cá nhân trong nước 21,036 38,037 61,862 74,080 74,603 82,827 - Cho vay chiết khấu

thương phiếu, GTCG 192 345 484 583 319 352 - Các khoản trả thay khách

hàng 1 0 0 0 0 0

- Nợ cho vay được khoanh

và nợ chờ xử lý 3 0 0 0 0 175

Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng cũng giống như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của Eximbank có sự tăng trưởng tốt và liên tục trong giai đoạn từ 2008 đến 2013. Cụ thể năm 2013, hoạt động tín dụng của Eximbank đạt dư nợ là: 83.354 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2008. Tuy nhiên, trong năm 2012, hoạt động tín dụng của Eximbank có sự chững lại, đạt 74.922 tỷ đồng, tăng 0.35% so với 2011. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sức cầu trong nước và nước ngoài giảm mạnh, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cao đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm bên tình hình thị trường bất động sản đóng băng,…

Sang đến năm 2013, hoạt động tín dụng của Eximbank đã có sự khởi sắc trở lại, đạt 83.354 tỷ đồng, tăng 11,02% so với năm 2012. Đây là kết quả của việc triển khai một cách bài bản và chuyên nghiệp Bộ phận quan hệ khách hàng của Eximbank từ giữa năm 2012 với sự tư vấn và hợp tác của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và McKinsey. Hoạt động này một mặt giúp Eximbank chăm sóc tốt các khách hàng lâu năm đồng thời giúp Eximbank có thể thiết lập các hoạt động marketing, tiếp thị khách hàng phù hợp nhằm thu hút các khách hàng tốt và tiềm năng đang giao dịch tại ngân hàng khác về giao dịch tại Eximbank cũng như có những điều chỉnh kịp thời và hợp lý trong chính sách kinh doanh để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Về mặt cơ cấu, hoạt động tín dụng của Eximbank trong những năm gần đây vẫn tập trung chính vào cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, chiếm hơn 99% tổng dư nợ của Eximbank. Và một phần nhỏ là dư nợ từ hoạt động cho vay Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, trong đó, chủ yếu là chiếu khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu thanh toán theo phương thức LC.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo thời gian cho vay của Eximbank giai đoạn 2008 –2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cho vay khách hàng 21,232 38,382 62,346 74,663 74,922 83,354 - Nợ ngắn hạn 16,444 27,393 41,493 50,627 51,036 55,203 Tỷ trọng 77.45% 71.37% 66.55% 67.81% 68.12% 66.23% - Nợ trung hạn 2,308 3,888 7,173 6,893 7,873 9,645 Tỷ trọng 10.87% 10.13% 11.51% 9.23% 10.51% 11.57% - Nợ dài hạn 2,480 7,100 13,680 17,143 16,013 18,506 Tỷ trọng 11.68% 18.50% 21.94% 22.96% 21.37% 22.20% Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2008 – 2013

Qua bảng số liệu ở trên, hoạt động tín dụng của Eximbank trong những năm gần đây chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Dư nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2008 – 2013 của Eximbank luôn chiếm hơn 66% trên tổng dư nợ.

Tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể là vào năm 2008, tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng dư nợ là: 77,45%, nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn là: 66,23%, đây là mức thấp nhất trong 6 năm gần đây. Điều này đồng nghĩa là sự tăng lên tương ứng của dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ của Eximbank. Đây là kết quả của việc Eximbank đa dạng hóa sản phẩm tài chính cung cấp cho thị trường với các khoản cho vay lãi suất ưu đãi, thời gian dài nhằm hỗ trợ đối tượng khách hàng cá nhân trong nước mua hoặc sửa chữa nhà ở hay các gói cho vay hỗ trợ tài chính đối với các khách hàng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm mở rộng nhà xưởng, đầu tư mới máy móc thiết bị,… Qua đó, Eximbank có thể sử dụng tốt nhất nguồn huy động vốn dồi dào của mình.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo chất lượng nợ cho vay của Eximbank giai đoạn 2008 –2013 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cho vay khách hàng 21,232 38,382 62,346 74,663 74,922 83,354 + Nợ đủ tiêu chuẩn 19,554 37,447 61,219 72,422 71,911 80,426 + Nợ cần chú ý 677 231 240 1,038 2,023 1,276 + Nợ dưới tiêu chuẩn 406 55 295 414 50 269 + Nợ nghi ngờ 373 174 163 353 145 309 + Nợ có khả năng mất vốn 222 475 427 435 793 1,074

 Nợ xấu 1,001 704 885 1,202 988 1,652

 Tỷ lệ nợ xấu 5.12% 1.88% 1.45% 1.66% 1.37% 2.05%

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2008 – 2013

Bên cạnh việc luôn chú trọng mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm, Eximbank cũng luôn đề cao mục tiêu quản trị tốt rủi ro tín dụng. Qua bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy tình hình chất lượng tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank riêng năm 2008 đạt mức khá cao 5,12% trên tổng dư nợ thì trong 5 năm gần đây đều được duy trì ở mức thấp dưới 3% trên tổng dư nợ. Cụ thể:

+ Năm 2011: dư nợ xấu là: 1.202 tỷ đồng, tăng 35,82% so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu là 1,66% trên tổng dư nợ, tăng 14,48% so với năm 2010.

+ Năm 2012: dư nợ xấu có sự sụt giảm tốt so với năm 2012, ở mức: 988 tỷ đồng, giảm 17,80% so với năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu đạt 1,37% trên tổng dư nợ.

+ Năm 2013: dư nợ xấu có sự tăng cao so với năm 2013, đạt 1.652 tỷ đồng, tăng 67,20% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu đạt 2.05% trên tổng dư nợ, tăng 49,63% so với năm 2012.

Tình hình nợ xấu Eximbank trong năm 2013 có sự chuyển biến mang tính tiêu cực khi có sự tăng mạnh cả về dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank vẫn nằm trong ngưỡng an toàn là 3,0% trên tổng dư nợ tính theo thơng lệ

quốc tế. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo Eximbank trong việc xem xét lại hoạt động tín dụng của mình nhằm đảm bảo quản trị tốt rủi ro tín dụng.

Nhằm sớm chấn chỉnh lại hoạt động tín dụn, đảm bảo an tồn vốn của ngân hàng, trong năm 2013, Eximbank đã có những điều chinh về chính sách tín dụng; cơ cấu tổ chức, nhân sự trong hoạt động tín dụng; đặc biệt là sự điều chỉnh về quy trình tín dụng và việc đẩy mạnh triển khai vai trị của Trung tâm Tín dụng Hội sở và các văn phịng khu vực. gồm: TP.Hồ Chí Minh, Miền Tây, Miền Bắc,… đồng thời giảm bớt thẩm quyền phê duyệt của các chi nhánh và phòng giao dịch. Trên cơ sở đó, hướng tới mơ hình phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng tập trung, trong đó Trung tâm Tín dụng Hội sở và các văn phòng khu vực là đầu não tái thẩm hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền chi nhánh, ra phê duyệt đồng thời tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định hồ sơ cấp tín dụng trong tồn hệ thống. Qua đó, Eximbank có thể kiểm sốt tốt hơn hoạt động cấp tín dụng và quản lý tiền vay đồng thời quản trị tốt rủi ro tin dụng. Để làm rõ hơn những điều chỉnh về quy trình tín dụng của Eximbank trong năm 2013, ta sẽ phân tích chi tiết trong phần tiếp theo.

2.2.2. Quy trình tín dụng tại Eximbank

Eximbank đã triển khai quy trình tín dụng vào hoạt động tín dụng của mình từ tháng 03/2004 thông qua quyết định số 155/EIB-TGĐ do Tổng Giám đốc Eximbank tại thời điểm ấy là ông Nguyễn Gia Định phê bút ký ngày 10/03/2004. Trải qua gần 10 năm kể từ thời điểm bắt đầu áp dụng quy trình tín dụng, Eximbank có 3 lần thay đổi quan trọng đối với quy trình tín dụng. Những thay đổi này nhầm mục đích chính:

+ Hồn thiện trình tự cấp tín dụng và quản lý tiền vay được áp dụng trong hoạt động tín dụng của Eximbank để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hồn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng;

+ Phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của các bộ phận tín dụng được thiết lập trong từng thời kỳ;

+ Đáp ứng kịp thời những thay đổi của nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong từng thời kỳ;

+ Tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng đang được phổ biến hiện nay.

2.2.2.1. Quy trình tín dụng Eximbank trong thời kỳ từ tháng 03/2004 đến tháng 07/2011

Trong giai đoạn này, quy trình tín dụng của Eximbank được điều chỉnh theo Quyết định số 155/EIB-TGĐ của Tổng Giám đốc Eximbank ban hành ngày 10/03/2004. Nội dung của quy trình được nêu cụ thể trong Phụ lục 1 của bài nghiên cứu

Về mặt cơ bản, quy trình tín dụng nêu trên của Eximbank là khá hoàn thiện, đã quy định cụ thể trình tự thực hiện cấp tín dụng và quản lý tiền vay của từng cá nhân trong bộ phận cho vay cũng như các bộ phận liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 2004 – 2011.

Tuy nhiên, quy trình tín dụng này vẫn tồn tại những nhược điểm có thể gây ra tổn thất lớn cho hoạt động tín dụng của Eximbank. Cụ thể ở đây chính là việc hoạt động cấp tín dụng và quản lý tiền vay được điều chỉnh theo quy trình tín dụng nêu trên chỉ có sự tham gia của ba đối tượng chính là:

+ Cán bộ trực tiếp cho vay: là cán bộ thuộc bộ phận tín dụng được phân công trực tiếp xem xét đề xuất cho vay, theo dõi và thu nợ khoản vay.

+ Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay: là các Trưởng, Phó phịng Tín dụng được phân cơng xem xét đề xuất cho vay, theo dõi và thu nợ khoản vay. + Cán bộ quyết định cho vay:

(i) Tại Hội sở: Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc hoặc các cán bộ được Tổng Giám đốc ủy quyền quyết định cho vay.

(ii) Tại chi nhánh: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc chi nhánh phân công quyết định cho vay.

Với cơ cấu nhân sự nêu trên, cán bộ trực tiếp cho vay sẽ là người phụ trách xuyên suốt hồ sơ từ thời điểm tiếp thị khách hàng qua thẩm định và giải ngân tiền vay cho khách hàng. Và người giám sát việc cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện đúng trình tự thủ tục được quy định trong quy trình tín dụng chỉ có Cán bộ phụ trách bộ phận cho

vay. Trong trường hợp, việc giám sát của Cán bộ phụ trách bộ phận cho vay thiếu chặt chẽ, có sự bng lỏng hay bản thân cán bộ này có hành vi cấu kết với nhân viên cấp dưới hay khách hàng để trục lợi cá nhân; đồng thời, cán bộ trực tiếp cho vay hoặc do đánh giá sai tầm quan trọng của các trình tự trong quy trình tín dụng đã được ban hành nên khơng tn thủ một cách nghiêm túc, hoặc có hành vi cấu kết với khách hàng để dựng tạo hồ sơ đề nghị vay vốn, cấp tín dụng trái quy định và trục lợi cá nhân, rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. mà ngun nhân chính ở đây chính là rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp. Trong suốt thời gian áp dụng quy trình tín dụng này, Eximbank đã phát sinh một số vụ việc tiêu cực nổi cộm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và uy tín của bản thân Eximbank, như:

+ Tại Eximbank – Chi nhánh Vinh: từ tháng 4 đến tháng 10/2011, đối

tượng Đặng Nam Hải (ngun là Phó phụ trách phịng khách hàng cá nhân - Chi nhánh Eximbank Vinh) đã lợi dụng chức vụ của mình và lợi dụng cơ chế quản lý không chặt chẽ, thiếu sự giám sát của cấp trên để thực hiện hành vi lập khống hồ sơ vay vốn mang tên một số khách hàng có gửi tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh Vinh, chiếm đoạt số tiền hơn 4,8 tỷ đồng. Ngoài ra, Hải đã lợi dụng Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Tiến Phúc (là nhân viên cấp dưới làm việc tại Phòng giao dịch Đô Lương thuộc Chi nhánh Nghệ An) để lập khống 8 hồ sơ vay vốn mang tên 5 khách hàng đang có tiền gửi tiết kiệm ở đây và rút hơn 5,1 tỷ đồng sử dụng cho mục đích cá nhân của mình. Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định Hải và các thuộc cấp đã trực tiếp gây thiệt hại cho ngân hàng Eximbank chi nhánh Vinh hơn 10,5 tỷ đồng.

+ Tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương: Đối tượng Đào Thanh Trường

(cựu giám đốc Eximbank - chi nhánh Bình Dương) trong khoảng thời gian giữ chức vụ giám đốc chi nhánh từ năm 2007 đến 2010 đã có những hành vi sai phạm trong cơng tác quản lý, điều hành. Đồng thời, theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Trường đã lập hồ sơ khống thông qua việc nhờ 40 người ở các huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương đứng tên trên hồ sơ vay và chiếm đoạt của Eximbank số tiền gần 135 tỷ

đồng. Với vai trò là người đứng đầu Eximbank – Chi nhánh Bình Dương, ông Trường đã chỉ đạo các nhân viên cấp dưới là Lê Phước Sang, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Ngọc Anh, Trần Trọng Thuận làm hợp đồng bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và các hợp đồng uỷ thác việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng bất động sản. Việc thẩm định do đích thân ơng Trường và các nhân viên cấp dưới của mình duyệt. Qua kết quả xác định của cơ quan điều tra, các bộ phận nghiệp vụ ngân hàng tại Eximbank – Chi nhánh Bình Dương đã thẩm định sơ sài, chung chung, không tuân thủ đúng theo quy định của Eximbank, việc lập, ký hồ sơ khống, không ghi cụ thể ngày, tháng trong hồ sơ vay vốn… Ngồi ra, ơng Trường còn lợi dụng chức vụ của mình để lừa đảo chiếm đoạt của người quen nhiều tỷ đồng.

+ Tại Eximbank – Chi nhánh Cần Thơ: Đối tượng Nguyễn Trung Hiếu (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp thuộc Eximbank – chi nhánh Cần Thơ) trong thời gian tại vị cho đến lúc bị đình chỉ cơng tác vào cuối năm 2011, đã lợi dụng chức vụ và huy động hàng chục tỷ đồng của nhiều khách hàng để làm dịch vụ đáo nợ ngân hàng. Ngồi ra, ơng Hiếu cịn lợi dụng vị trí cơng tác làm hồ sơ và thỏa thuận với nhiều khách hàng để vay tiền từ Eximbank thơng qua các hợp đồng tín dụng của họ bằng lãi suất cao với số tiền hàng chục tỷ đồng. Tính đến thời điểm bị điều tra những sai phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập klhẩu việt nam (Trang 40 - 48)